Khoèo chân bẩm sinh điều trị như thế nào?
Khoèo chân bẩm sinh là dị tật bẩm sinh về xương và khớp phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị trước khi trẻ tập đi, xương bàn chân của trẻ sẽ bị biến dạng vĩnh viễn và gây ra các triệu chứng lâu dài cho xương, khớp.
1. Khoèo chân bẩm sinh là gì?
Khoèo chân bẩm sinh một dị tật đặc trưng bởi một biến dạng, trong đó mắt cá chân bị xoay vào trong. Bệnh biểu hiện ngay từ khi trẻ sinh ra và có thể được phát hiện thông qua siêu âm trước khi sinh.
Khoèo chân bẩm sinh có thể xảy ra riêng lẻ hoặc đồng thời với các bệnh về thần kinh, cơ và gân khác ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bàn chân khoèo xảy ra cùng với các bệnh khác sẽ khó điều trị hơn so với bàn chân khoèo xảy ra đơn lẻ. Nguyên nhân của khoèo chân bẩm sinh vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể do yếu tố di truyền trong gia đình.
Khoèo chân bẩm sinh không tự cải thiện được. Trẻ cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu được điều trị thích hợp, phần lớn trẻ có thể đi lại bình thường, mang giày và tham gia các hoạt động thể chất mà không bị đau. Tuy nhiên điều trị chậm trễ sẽ hạn chế khả năng đi lại bình thường và gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cơ xương khớp của trẻ.
Khoèo chân bẩm sinh là dị tật bẩm sinh về xương và khớp phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh.
2. Các biện pháp điều trị khoèo chân
2.1. Phương pháp Ponseti trị khoèo chân
Phương pháp Ponseti là phương pháp quan trọng nhất để điều trị khoèo chân bẩm sinh. Phương pháp này sử dụng các biện pháp chỉnh hình bằng bó bột để dần dần điều chỉnh sự biến dạng và mang lại hình dáng bình thường cho bàn chân.
Chỉnh hình nhẹ nhàng hàng tuần cho bàn chân bị ảnh hưởng và bó bột từ ngón chân lên đến gần đùi, sẽ dần dần cải thiện tình trạng biến dạng của bàn chân. Quá trình điều trị này thường mất từ 6 đến 8 tuần.
2.2. Cắt gân Achilles
Đây là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để kéo dài gân Achilles. Khi kết thúc quá trình bó bột chỉnh hình Ponseti, hầu hết trẻ sẽ cần một tiểu phẫu kéo dài gân Achilles đang bị căng để điều chỉnh biến dạng gập lòng bàn chân còn lại.
Video đang HOT
Sau khi loại bỏ lớp bó bột cuối cùng ở chân, biến dạng của bàn chân đã được chỉnh sửa hoàn toàn và bàn chân đã trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, khoèo chân có xu hướng tái phát mạnh vào thời điểm này, nên cần phải nẹp để duy trì kết quả chỉnh hình đã có được. Phương pháp Ponseti yêu cầu sử dụng nẹp dạng bàn chân đặc biệt có liên kết. Ban đầu trẻ cần phải đeo nẹp toàn thời gian, sau đó trong vài năm chỉ cần đeo nẹp vào ban đêm khi đang ngủ.
Với phương pháp điều trị thích hợp, phần lớn trẻ sẽ hồi phục.
2.4 Phẫu thuật
Mặc dù phương pháp điều trị Ponseti hiệu quả và có tỷ lệ thành công lên tới hơn 90% đối với những trường hợp khoèo chân đơn giản, nhưng vẫn có một số bệnh nhân vẫn cần phải phẫu thuật để khắc phục hoàn toàn. Để đạt được kết quả tốt, phẫu thuật nên được thực hiện muộn nhất trước khi trẻ được 3 tuổ.i.
3. Nguyên tắc điều trị khoèo chân bẩm sinh
- Chẩn đoán sớm: Hiệu quả điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh liên quan mật thiết đến tuổ.i tác. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
- Điều trị toàn diện:Việc điều trị khoèo chân bẩm sinh đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch điều trị cá nhân dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và sử dụng toàn diện phương pháp điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.
- Điều trị liên tục: Việc điều trị khoèo chân bẩm sinh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực của trẻ và gia đình cũng như sự kiên trì trong điều trị.
4. Biện pháp phòng ngừa khoèo chân
- Chú ý chăm sóc sức khỏe khi mang thai: Bà bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý và vận động phù hợp khi mang thai để tránh gắng sức quá mức và giảm thiểu khả năng xảy ra dị tật bẩm sinh.
- Khám thai định kỳ: Mẹ bầu nên khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường của thai nhi để kịp thời can thiệp.
- Phát hiện sớm: Cha mẹ nên chú ý đến sự phát triển của bàn chân của trẻ và tìm cách điều trị kịp thời nếu phát hiện bất thường.
Chế độ dinh dưỡng với trẻ mắc hội chứng Patau
Hội chứng Patau là một rối loạn di truyền nghiêm trọng, hiếm gặp do có thêm một bản sao nhiễm sắc thể 13 ở một số hoặc tất cả các tế bào của cơ thể.
Hội chứng này còn được gọi là Trisomy 13. Cần chú ý gì về chế độ dinh dưỡng với những trẻ mắc hội chứng Patau?
Mỗi tế bào thường chứa 23 cặp nhiễm sắc thể, mang các gene mà con thừa hưởng từ cha mẹ. Nhưng trẻ mắc hội chứng Patau có 3 bản sao nhiễm sắc thể 13, thay vì 2. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường và trong nhiều trường hợp, dẫn đến sảy thai, thai chế.t lưu hoặc em bé t.ử von.g ngay sau khi sinh.
Trẻ sơ sinh mắc hội chứng Patau phát triển chậm trong bụng mẹ và có cân nặng khi sinh thấp. Trẻ mắc hội chứng này thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Tỷ lệ t.ử von.g cao trong những ngày đầu tiên của trẻ sơ sinh và nhiều trường hợp mang thai dẫn đến sảy thai do các triệu chứng đ.e dọ.a tính mạng như các vấn đề về tim và bất thường tủy sống trong quá trình phát triển của thai nhi. Chỉ có 5% đến 10% trẻ sơ sinh mắc hội chứng Patau sống sót sau năm đầu tiên.
Hội chứng Patau là một rối loạn di truyền nghiêm trọng.
1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với trẻ mắc hội chứng Patau
Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mắc hội chứng Patau đóng vai trò quan trọng, nhằm:
Hỗ trợ sự phát triển: Trẻ mắc hội chứng Patau thường gặp khó khăn trong việc bú mớm và tiêu hóa, dẫn đến chậm phát triển và suy dinh dưỡng. Chế độ ăn hợp lý giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển thể chất và não bộ.
Tăng cường hệ miễn dịch: Trẻ mắc hội chứng Patau dễ bị nhiễ.m trùn.g do hệ miễn dịch suy yếu. Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Cải thiện các vấn đề sức khỏe: Một số trẻ mắc hội chứng Patau có thể gặp các vấn đề về tim mạch, tiêu hóa... Chế độ ăn phù hợp có thể giúp cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ điều trị.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có chế độ ăn cụ thể nào được thiết kế riêng cho trẻ mắc hội chứng Patau. Việc xây dựng chế độ ăn cần dựa trên tình trạng sức khỏe và các vấn đề cụ thể của từng trẻ bệnh.
Chăm sóc trẻ bị hội chứng Patau cần chú ý đặc biệt về dinh dưỡng.
2. Một số nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho trẻ mắc hội chứng Patau
Không có phương pháp điều trị cụ thể nào, không có chế độ ăn nào dành riêng cho trẻ mắc hội chứng Patau. Do trẻ sơ sinh mắc hội chứng này sẽ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bác sĩ thường tập trung vào việc giảm thiểu sự khó chịu và đảm bảo trẻ có thể bú.
Đối với những trẻ bú, do đường thở mềm/giảm trương lực hoặc khả năng phối hợp kém, trẻ có thể phải cố gắng nhiều hơn, chậm hơn khi bú và trẻ có thể dễ bị sặc hơn. Hít phải có nghĩa là trẻ có thể có nguy cơ thức ăn hoặc chất lỏng vô tình đi vào phổi, có thể dẫn đến viêm phổi. Ngoài ra, một số trẻ mắc bệnh tim có thể mệt rất nhanh trong khi bú và không bú đủ. Do đó, trẻ có thể không nhận đủ dinh dưỡng và calo.
Đối với số ít trẻ sơ sinh mắc hội chứng Patau sống sót sau vài ngày đầu đời, việc chăm sóc sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và nhu cầu cụ thể của trẻ.
Đảm bảo đủ calo: Trẻ cần được cung cấp đủ calo để duy trì hoạt động và phát triển.
Cân bằng các chất dinh dưỡng: Chế độ ăn cần cân bằng giữa protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Dễ tiêu hóa: Nên lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh các thức ăn khó tiêu gây đầy bụng, khó chịu.
Chia nhỏ bữa ăn: Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thụ.
Đảm bảo đủ nước: Cho trẻ uống đủ nước để tránh táo bón và các vấn đề về thận.
3. Một số vấn đề thường gặp và cách xử lý trong chế độ ăn của trẻ mắc hội chứng Patau
Khó bú, khó nuốt: Nuôi ăn qua ống có thể là tạm thời nhưng cũng có thể là lâu dài. Nhiều trẻ sẽ tiếp tục bú bình và/hoặc ăn bằng thìa. Nhưng đối với một số trẻ, chúng có thể tiếp tục cần nuôi ăn qua ống trong thời gian dài. Với trẻ bú bình, sử dụng bình sữa chuyên dụng, núm vú mềm, cho trẻ ăn ở tư thế phù hợp, chia nhỏ lượng ăn, tăng số bữa ăn.
Trào ngược dạ dày thực quản: Cho trẻ ăn đặc hơn, tránh ăn quá no, kê cao đầu khi ngủ. Điều quan trọng là phải hỏi ý kiến tư vấn của và hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về chứng trào ngược. Bác sĩ có thể chỉ định thêm chất làm đặc vào thức ăn của bé để ngăn bé nôn trớ, cũng như dùng thuố.c để giảm/trung hòa sản xuất acid dạ dày.
Táo bón: Có thể giảm bớt sự khó chịu này bằng một hoặc kết hợp các biện pháp như chế độ ăn/thức ăn thô giúp thúc đẩy quá trình hình thành phân mềm. Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn (rau củ, trái cây), đảm bảo đủ nước. Dùng thuố.c nhuận tràng, thuố.c đạn, hoặc thuố.c làm mềm phân và các bài tập/massage để khuyến khích bé đi tiêu và cải thiện trương lực các cơ liên quan.
B.é gá.i vừa chào đời đã có 4 ngón tay cái mọc 2 bên như càng cua Tại bệnh viện, gia đình bệnh nhi cho biết, từ khi chào đời bé đã có 4 ngón cái ở hai bên bàn tay, hình thù giống như càng cua. Đó là trường hợp của bé T.A. (8 tháng tuổ.i) chào đời với 4 ngón cái ở hai bàn tay giống như càng cua. Hai ngón phụ kém phát triển, không hoạt động,...