Khoa Quốc tế – ĐHQGHN công bố điểm xét tuyển vào các ngành năm 2012
Khoa Quốc tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 550 chỉ tiêu vào các chương trình đào tạo liên kết quốc tế được tổ chức theo mô hình học toàn phần tại Việt Nam hoặc du học bán phần.
Sinh viên khoa Quốc tế – ĐH QGHN.
Điểm chuẩn xét tuyển vào các ngành đào tạo cụ thể như sau:
STT
Ngành
Đơn vị cấp bằng
Điểm thi năm 2011 (chưa tính điểm ưu tiên)
Điểm thi năm 2012 (chưa tính điểm ưu tiên)
A
B
C
D
A
A1
B
C
D
1
Kinh doanh quốc tế
Đại học Quốc gia Hà Nội
16
–
–
17
16
16
–
–
17
Video đang HOT
2
Kế toán, phân tích và kiểm toán
Đại học Quốc gia Hà Nội
16
–
–
17
16
16
–
–
17
3
Kế toán
Đại học HELP (Malaysia)/ và Trường Đại học East London (Anh)
13
14
14
13
13
13
14
14,5
13,5
4
Khoa học Quản lý
Đại học Keuka (Hoa kỳ)
13
14
14
13
13
13
14
14,5
13,5
5
Kinh tế – Quản lý
Đại học Paris Sud 11 (Pháp)
16
20
–
17
16
16
19,5
–
17
Khoa Quốc tế đã triển khai thực hiện chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế từ năm 2010. Chương trình và nội dung đào tạo được xây dựng và phát triển trên cơ sở chương trình đào tạo của Đại học Illinois (Mỹ), có tham khảo chương trình đào tạo của các trường Đại học West of England (Anh), Đại học Georgia (Mỹ), Đại học Wright State (Mỹ), Đại học Thompson Rivers (Canada), giảng dạy bằng tiếng Anh. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên không những được nhận văn bằng chính quy của ĐHQGHN, được quốc tế công nhận, mà quan trọng hơn các em còn làm chủ được những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế, những kỹ năng mềm cần thiết cùng trình độ tiếng Anh thành thạo.
Sinh viên Khoa Quốc tế trong giờ học.
Chương trình đào tạo Kế toán, Phân tích và Kiểm toán là chương trình liên kết với Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Tambov, Liên bang Nga và giảng dạy bằng tiếng Nga. Chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, phân tích kinh tế và kiểm toán, giúp sinh viên có khả năng xử lý và tổng hợp các dữ liệu kế toán, phân tích và dự báo về tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp, công ty nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngoài việc học tập lý thuyết về kế toán, phân tích tài chính và kiểm toán, sinh viên còn được thực hành các phần mềm kế toán đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và nước ngoài.
Thí sinh đạt điểm sàn của ĐHQGHN (khối A, A1: 16 điểm, khối D: 17 điểm) có thể đăng ký 2 ngành học trên. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận được tấm bằng Cử nhân chính quy chuyên ngành Kinh doanh quốc tế Kế toán, Phân tích và Kiểm toán cấp bởi ĐHQGHN.
Thí sinh đạt điểm sàn của Bộ GD-ĐT các khối A,B, C, D có thể đăng ký học các ngành Kế toán Kế toán và Tài chính Khoa học ngành quản lý Kinh tế – Quản lý. Sau thời gian đào tạo 4 năm (3 năm đối với Kinh tế – Quản lý), sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận tấm bằng Cử nhân Kế toán Kế toán và Tài chính Khoa học ngành Quản lý Kinh tế – Quản lý chuyên ngành Kinh tế ứng dụng hoặc Quản trị doanh nghiệp do trường đối tác nước ngoài uy tín cấp bằng.
Chương trình đào tạo Kế toán là chương trình liên kết giữa Khoa Quốc tế và Đại học HELP, Malaysia, được Ban Kiểm định Quốc gia Malaysia (nay là Cục chứng nhận văn bằng, Bộ Giáo dục Malaysia) kiểm định. Chương trình được xây dựng theo chuẩn đào tạo của Vương quốc Anh, có khả năng liên thông với chương trình đào tạo của rất nhiều trong số gần 200 trường đại học đối tác của Đại học HELP như Đại học London, Đại học Birmingham, Đại học Liverpool, Đại học Oxford Brookes, Đại học West of England, Đại học East London, Đại học Northumbria (Anh)… Sau khi hoàn thành 4 năm học, sinh viên sẽ được nhận bằng Cử nhân Kế toán do trường Đại học HELP cấp. Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp chương trình được miễn 9/14 môn khi thi chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp ACCA của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh.
Chương trình đào tạo Cử nhân Khoa học ngành Quản lý là chương trình liên kết giữa Khoa và Đại học Keuka, Mỹ, được Uỷ ban các tiểu bang miền Trung Hoa Kỳ về giáo dục đại học thuộc Hiệp hội các trường Đại học các tiểu bang Trung Hoa Kỳ kiểm định. Chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng quản lý cần thiết trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Kết thúc 4 năm học, sinh viên sẽ nhận bằng Cử nhân Khoa học ngành Quản lý do Đại học Keuka cấp.
Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế – Quản lý là chương trình liên kết giữa Khoa Quốc tế – ĐHQGHN và Đại học Paris Sud, CH.Pháp. Chương trình trang bị cho sinh viên các kiến thức trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, giúp sinh viên hình thành các kỹ năng chuyên nghiệp cần thiết, phát triển năng lực phân tích và ra quyết định hợp lý ở các vị trí công tác trong các công ty và doanh nghiệp. Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để trở thành những nhà quản lý giỏi. Chuyên ngành Kinh tế ứng dung sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng phân tích và thực hành tính toán với các phần mềm chuyên dụng.
Những thí sinh không đạt điểm chuẩn được xét tuyển vào chương trình Dự bị đại học và du học bán phấn theo tiêu chí tuyển sinh của đại học nước ngoài. Hoàn thành chương trình Dự bị đại học, sinh viên được chuyển tiếp vào đại học theo chương trình Du học bán phần liên kết với các trường đại học: ĐH Keuka (Hoa Kỳ) ĐH East London, ĐH West of England (Anh) ĐH HELP (Malaysia) ĐH Saxion (Hà Lan), Kinh tế – Tài chính Trung ương, SP Nam Kinh, SP Quảng Tây, Trung Y Hồ Bắc, Dược Khoa (Trung Quốc)…
Tất cả mọi thí sinh đã tham gia kì thi đại học trên toàn quốc năm 2011, 2012 đều có thể nộp hồ sơ dự tuyển vào Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để nhận được bộ hồ sơ dự tuyển do Khoa Quốc tế cùng với các đại học đối tác nước ngoài phát hành xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
&bull Khoa Quốc tế – ĐHQGHN, Nhà G7 – G8,144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04.37548065, 04.3754 9014
&bull Phòng Hợp tác và Truyền thông, P.307, Nhà C, làng Sinh viên HACINCO, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04. 3557 7275/ 35571662, 04.35575992 (số máy lẻ 29)
Hotline: 01679 884 488 và 01689 884 488
Theo dân trí
Khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội đào tạo theo chuẩn quốc tế
Theo quy hoạch mạng lưới của Chính phủ và chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), khoa Quốc tế - ĐHQGHN sẽ phát triển thành trường đại học định hướng nghiên cứu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo chuẩn quốc tế bằng ngoại ngữ.
Theo đó, dựa trên nền tảng khoa học cơ bản và công nghệ, góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, cung cấp dịch vụ khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
Thực hiện sứ mệnh của mình, trong 10 năm qua, Khoa Quốc tế đã triển khai các chương trình đào tạo bằng các ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc do ĐHQGHN cấp bằng hoặc các đại học đối tác nước ngoài cấp bằng. Ở bậc đại học, Khoa Quốc tế hiện đào tạo cử nhân các chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Quản lý (bằng tiếng Anh) Kế toán, phân tích, kiểm toán (bằng tiếng Nga) Kinh tế và quản lý (bằng tiếng Pháp) các chương trình du học bán phần bằng tiếng Trung Quốc. Ở bậc sau đại học, Khoa Quốc tế đào tạo 2 chuyên ngành truyền thống là Quản trị kinh doanh (MBA, EMBA) 3 chuyên ngành và liên ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam bao gồm: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm (Việt Nam và Đông Nam Á), Nghiên cứu thị trường và Chiến lược marketing, Quản lý thông tin.
Sinh viên Khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Khi triển khai một mô hình đào tạo mới theo chuẩn quốc tế, Khoa Quốc tế đã gặp những thuận lợi cơ bản, đảm bảo tính khả thi cao. Đó là chủ trương và chính sách của Việt Nam đối với giáo dục đào tạo nhằm phát triển các mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Hơn nữa, con người Việt Nam, đặc biệt giới trẻ trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay đang hướng ngoại mạnh mẽ.
Ngoài ra, là đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, Khoa Quốc tế được sử dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giỏi chuyên môn và ngoại ngữ cũng như cơ sở vật chất, thư viện, phòng thí nghiệm, trang thiết bị của ĐHQGHN. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Quốc tế với đa số được đào tạo ở nước ngoài với tính chuyên nghiệp cao, đóng vai trò vừa là đội quân công nghệ cao thực hiện các chương trình đào tạo tiên tiến của khu vực và thế giới, vừa là cầu nối giữa Khoa Quốc tế với giảng viên nước ngoài, giúp sinh viên tiếp thu kiến thức vững vàng và hình thành kỹ năng để hội nhập quốc tế thành công.
Để xây dựng một chương trình đào tạo liên kết quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam, Khoa Quốc tế đi theo 3 hướng tiếp cận như sau.
Một là giữ nguyên bản, theo kiểu nhập khẩu "nguyên chiếc", Khoa Quốc tế chỉ sử dụng quyền hoán đổi môn học trong số các môn tự chọn cho mỗi khối kiến thức trong khung chương trình chuyển nhượng của đại học nước ngoài theo nhu cầu Việt Nam. Tiêu biểu là các chương trình: cử nhân ngànhKế toán do Đại học HELP, Malaysia cấp bằng cử nhân Khoa học ngành Quản lý do Đại học Keuka, Hoa Kỳ cấp bằng thạc sỹ Nghiên cứu thị trường và Chiến lược marketing do Đại học Nantes, CH. Pháp cấp bằng và thạc sỹ Khoa học ngành Quản lý thông tin cấp bằng bởi Đại học Công nghệ Long Hoa, Đài Loan.
Cách tiếp cận thứ hai là hoán đổi như trên, đồng thời bổ sung thêm một số môn học của Việt Nam vào chương trình của nước ngoài mà chương trình thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) liên kết với đại học HELP, Malaysia, được bổ sung thêm môn học liên quan đến hoạt động tài chính, ngân hàng ở Việt Nam là một ví dụ.
Học viên trong lễ trao bằng Thạc sỹ.
Ba là thiết kế mới theo chuẩn của các nước ngoài như chương trình cử nhânKinh doanh quốc tế dạy bằng tiếng Anh, do ĐHQGHN cấp bằng, thiết kế theo chuẩn của một số trường đại học Bắc Mỹ và Canada cử nhân kinh tế ngành Kế toán, phân tích và kiểm toán, đào tạo bằng tiếng Nga, được xây dựng trên khuôn mẫu của Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Tambov, có tham khảo chương trình đào tạo của Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov, LB Nga, do ĐHQGHN cấp bằng Chương trình thạc sỹ Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm do Khoa Quốc tế và Đại học Nantes (CH. Pháp) cùng thiết kế dành cho Việt Nam và Đông Nam Á, do Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Khoa học CH. Pháp cấp bằng.
Trải qua gần 10 năm vận hành, cả ba cách tiếp cận trên đều đã chứng tỏ những hiệu quả tích cực về chất lượng đào tạo.
Như vậy, bằng việc phát huy mang tính cộng hưởng những thuận lợi, khắc phục một cách khoa học mọi trở ngại, Khoa Quốc tế đã và đang thực hiện thành công mô hình đào tạo đại học theo chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. Sản phẩm đầu ra 2 trong 1 thể hiện ở việc người tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng theo chuẩn giáo dục quốc tế và sử dụng ít nhất một ngoại ngữ thành thạo. Đào tạo theo chuẩn quốc tế tại Việt Nam thành công đã mang lại nguồn cổ vũ tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giảng viên tâm huyết với sự nghiệp trồng người của Khoa: trên 90% sinh viên học có việc làm ổn định, đúng ngành đào tạo với thu nhập cao hoặc được tiếp nhận vào học ở bậc cao hơn ngay sau khi tốt nghiệp.
Khoa Quốc tế chuẩn bị bước sang thập niên thứ 2 cùng với nhiều kế hoạch cho một sự phát triển bền vững, lấy chất lượng đào tạo làm trọng tâm để tiến tới thành lập Trường ĐH Quốc tế trên cơ sở nâng cấp Khoa Quốc tế - ĐHQGHN. Để đạt mục đích đề ra, đội ngũ cán bộ, giảng viên trong Khoa tập trung toàn bộ trí lực và vật lực nhằm:
Tổ chức các chương trình đào tạo đại học, sau đại học liên kết quốc tế bằng ngoại ngữ do Khoa/Trường Đại học Quốc tế và/hoặc trường đại học đối tác nước ngoài cấp bằng (đối với các chương trình đào tạo cử nhân và thạc sỹ) hoặc do ĐHQGHN và/hoặc trường đại học đối tác nước ngoài cấp bằng (đối với chương trình đào tạo tiến sỹ).
Lễ trao bằng tốt nghiệp cử nhân và thạc sỹ của khoa.
Tổ chức các chương trình đào tạo dự bị đại học và bồi dưỡng ngoại ngữ để tạo nguồn tuyển sinh cho các chương trình của Khoa/Trường, của các cơ sở đào tạo khác của ĐHQGHN và các trường đại học đối tác nước ngoài.
Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN cũng như các trường đại học đối tác nước ngoài triển khai nghiên cứu một số lĩnh vực liên ngành trong lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ dựa trên sự tích hợp giữa khoa học, công nghệ, quản lý và dịch vụ các vấn đề về toàn cầu hóa và hội nhập kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học, tư vấn và dịch vụ.
Triển khai hợp tác quốc tế, thực hiện nhiệm vụ đi đầu trong việc tiếp thu và triển khai áp dụng các chương trình đào tạo mới, công nghệ đào tạo và quản trị đại học tiên tiến, góp phần đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Tổ chức tư vấn, cung cấp các dịch vụ về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các doanh nghiệp, tổ chức, địa phương trong cả nước.
Với các mục tiêu trên, Khoa/Trường ĐH Quốc tế sẽ trở thành một trong những cơ sở đào tạo tiên phong hội nhập hướng tới việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ giáo dục tiên tiến theo phương châm "Học tập và sáng tạo cùng thế giới", đủ sức cạnh tranh với các trường đại học nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Theo dân trí
Cơ hội du học bán phần Mỹ cho các thí sinh có điểm sàn ĐH trở lên Nằm trong khuôn khổ hợp tác đào tạo giữa Trường đại học Kinh tế, ĐHQGHN và trường Đại học Benedictine, bang Illinois, Hoa Kỳ, chương trình Cử nhân liên kết ngành Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế là một trong những sự lựa chọn dành cho phụ huynh và học sinh. Với chất lượng đào tạo được đánh giá cao và lịch...