Khoa học Công nghệ và tầm bay đất nước
Xét theo mức thu nhập, thế giới được phân chia thành 4 nhóm quốc gia: thu nhập thấp (TNT); thu nhập trung bình thấp (TNTBT); thu nhập trung bình khá (TNTBK) và thu nhập cao (TNC). Một cách tương ứng, đây cũng là 4 nhóm quốc gia khác biệt nhau về trình độ phát triển.
Giữa các nhóm quốc gia này tồn tại một trạng thái, một ranh giới phát triển rất khó vượt qua, thường được gọi được gọi là “Bẫy thu nhập”. Trong lịch sử phát triển của thế giới, ở những giai đoạn phát triển xác định, thường chỉ có rất ít quốc gia vượt qua được ranh giới phát triển này, còn đa số các quốc gia khác mất rất nhiều năm vật lộn mà vẫn không vượt qua được nó để gia nhập vào nhóm có “đẳng cấp” phát triển cao hơn.
Lấy ví dụ như Hàn Quốc, một mẫu mực của nỗ lực tiến vượt để đuổi kịp thế giới, đạt mức thu nhập trung bình 2000USD/đầu người vào năm 1969, thoát “bẫy” TNTBT (7250 USD) sau 19 năm vào 1988 và thoát tiếp bẫy TNTBK (11,750 USD), gia nhập vào nhóm nước phát triển một cách vững vàng sau 7 năm nữa, vào 1995. Trong khi đó Malaysia vượt nghèo cùng năm với Hàn Quốc, nhưng phải mất 27 năm mới thoát bẫy TNTBT và hiện nay dường như vẫn còn bị “kẹt” trong “bẫy” TNTBK; Philippines mắc “bẫy” TNTBT đã 36 năm, thế mà cho đến nay, vẫn chưa thấy lối thoát ra.
Bản chất sâu xa của bẫy thu nhập là năng lực của nền kinh tế về khoa học Công nghệ (KHCN). Năng lực này cũng được chia thành 4 cấp: yếu kém, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo KHCN (kể cả trong quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp, tổ chức…), tương ứng với 4 nhóm quốc gia TNT, TNTBT, TNTBK và TNC.
Việt Nam chúng ta thoát bẫy TNT ( nước nghèo) vào 2001 và nằm trong bẫy TNTBT đã 11 năm. Tiền đồ Việt Nam sẽ theo kịch bản nào, như Phillipine hay khá hơn như Malaysia, hay thực sự hóa “rồng” như Hàn Quốc?
Sau 25 năm đổi mới và đạt được những bước tiến đáng tự hào, nguy cơ lớn nhất đặt ra cho chúng ta lúc này vẫn là “ tụt hậu phát triển”, thậm chí là “tụt hậu xa hơn”; theo đó, thách thức cam go nhất mà chúng ta đối mặt vẫn là làm sao nhanh chóng rút ngắn nhất thời gian vượt các bẫy TNTBT và TNTBK, thu hẹp khoảng cách tụt hậu để sớm sánh vai “các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong ước?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần xác định rõ 2 vấn đề lớn.
Một là xây dựng những mũi nhọn kinh tế có lợi thế cạnh tranh mang tầm thời đại trong môi trường toàn cầu hóa. Hai là xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của KHCN gắn liền với cải cách giáo dục và đào tạo (GDĐT), qua đó, tạo lập lực lượng sản xuất quyết định của thời đại kinh tế tri thức – công nghệ cao – nguồn nhân lực trí tuệ và kỹ năng cao.
Video đang HOT
Là một nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới, đang trong thời kỳ “dân số vàng” (trẻ), có truyền thống hiếu học và cần cù lao động; là một nước nông nghiệp có truyền thống lâu đời; có hơn 3.300 km bờ biển đẹp với hàng ngàn đảo, khí hậu quanh năm ấm áp, có lịch sử văn hóa phong phú của 54 dân tộc, nằm ở trung tâm Châu Á với một tọa độ địa – kinh tế và địa – chiến lược tuyệt vời, lại là nước đi sau đang nỗ lực vươn lên, Việt Nam có đủ điều kiện và lợi thế cạnh tranh để trở thành cường quốc trong 4 lĩnh vực mũi nhọn kinh tế: Công nghệ thông tin; Nông nghiệp xanh; Du lịch và vận tải quốc tế.
Vì vậy, mục tiêu trung tâm của Việt Nam trong giai đoạn vượt bẫy TNTBT sẽ là tập trung tiếp nhận nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất các thành tựu KHCN vào công tác quản lý Nhà nước và hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức.
Hệ thống pin năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam.
Để làm được việc này, Việt Nam cần nâng cao dân trí thông qua GDĐT có chất lượng và phổ biến kiến thức về KHCN, đặc biệt là CNTT; tạo lập lực lượng lao động hùng hậu có tay nghề và kỹ năng cao, đội ngũ tri thức đông đảo, thông thạo tiếng Anh và CNTT; xây dựng hàng ngàn các tổ chức KHCN (Viện và Công ty) chuyên tiếp thu các thành tựu KHCN tiên tiến trên thế giới chuyển giao vào thực tiễn quản lý, kinh doanh và đời sống. Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm của KHCN và GDĐT của đất nước trong giai đoạn này.
Trong giai đoạn đến năm 2020, mục tiêu trọng tâm sẽ là tiếp thu, làm chủ KHCN (công tác nghiên cứu và phát triển) và giai đoạn tiếp sau sẽ là sáng tạo KHCN, đặc biệt ưu tiên trong 4 mũi nhọn kinh tế nêu trên.
Trong thời đại ngày nay, việc tiếp nhận, làm chủ và sáng tạo KHCN ngày nay đều thông qua Công nghệ thông tin. Vì vậy Công nghệ thông tin luôn phải đóng vai trò nền tảng, là “hạ tầng của hạ tầng” trong suốt quá trình đi lên hiện đại hóa của đất nước.
Nếu KHCN và GDĐT hoàn thành xuất sắc vai trò của mình thì tầm bay của Việt Nam sẽ vượt bẫy TNTBT vào năm 2020 và vượt bẫy TNTBK vào khoảng năm 2030. Nhiều hội thảo khoa học gần đây đánh giá về dự thảo Đề án phát triển KHCN và dự thảo Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trình Hội nghị Trung ương 6 lần này cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu để Việt Nam đạt được tầm bay này.
Chúng ta không còn thời gian để chờ đợi. Đất nước đang trông đợi những quyết sách sáng suốt của Đảng tại Hội nghị Trung ương 6 lần này.
Lưu Việt
Theo dân trí
Mini-MBA - Chương trình học tối ưu dành cho những nhà lãnh đạo
Chương trình MBA (Master of Business Administration) - Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh luôn thu hút sự quan tâm và lựa chọn của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể theo học chương trình này bởi những khó khăn về mặt thời gian.
Lớp học mini tại khoa Quản trị kinh doanh HSB - ĐH QGHN.
Sự ra đời của Chương trình Mini-MBA giúp tháo gỡ trở ngại này và Mini-MBA thực sự trở thành một công cụ cần thiết cho các nhà quản trị cập nhật những kiến thức, kỹ năng quản trị hiện đại trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa.
Mini-MBA là chương trình thu gọn và chắt lọc những nội dung tinh túy nhất của chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (QTKD). Mục tiêu của chương trình là giúp học viên củng cố các kiến thức quản trị cốt lõi, hệ thống hóa các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp và thiết yếu cho công việc quản trị, điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, học viên còn có thể phát triển mạng lưới kinh doanh thông qua các bạn đồng môn, trao đổi kinh nghiệm đa chiều với các thành viên trong lớp và những chuyên gia tư vấn cao cấp.
Tiến sỹ Trần Phương Lan - Phó Viện trưởng Viện QTKD (FSB) - Trường đại học FPT cho biết: "Những giá trị mà học viên nhận được từ chương trình đào tạo Mini-MBA là sự tự tin, sự trưởng thành về kiến thức, sự vững vàng và chuyên nghiệp trong quản lý , sẵn sàng đảm nhận các vị trí quản lý cao hơn trong doanh nghiệp. Viện QTKD (FSB) kỳ vọng học viên sau khi tốt nghiệp sẽ là những người am hiểu nhiều khía cạnh khác nhau của công việc quản lý, là người dẫn dắt quá trình thay đổi và cải tiến, đồng thời sẵn sàng đương đầu với thách thức và cùng dẫn dắt doanh nghiệp phát triển".
Từ năm 2009 đến nay, Khoa QTKD (HSB) - Đại học quốc gia Hà Nội và Viện QTKD (FSB) - Trường đại học FPT đã thiết kế và đào tạo gần 30 khóa học Mini-MBA cho hơn 1000 cán bộ quản lý cấp cao của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tập đoàn điện lực Việt Nam, Công ty xi măng Hải Phòng, Tập đoàn FPT....
Ông Trương Gia Bình, Chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh HSB đang giảng dạy tại lớp học mini.
Nối tiếp thành công trên, ngày 20/08/2011, Khoa QTKD (HSB) - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện QTKD (FSB) - Trường Đại học FPT sẽ khai giảng khóa học Mini-MBA dành cho các nhà quản lý là người đứng đầu các doanh nghiệp lớn, tập đoàn và tổng công ty lãnh đạo các đơn vị thành viên trong tổng công ty lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng viên của chức vụ giám đốc doanh nghiệp trong tương lai và những người thực sự muốn trở thành giám đốc chuyên nghiệp và thành đạt.
Với các chuyên đề hấp dẫn cùng những kiến thức cập nhật, phong phú cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm cùng các chuyên gia kinh tế và CEO thành đạt, chương trình Mini-MBA sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho những nhà quản trị, các giám đốc điều hành tiềm năng trong tương lai. Học viên tham dự chương trình không những được củng cố vai trò quản lý của mình mà còn gia tăng giá trị cho cả tổ chức và các đối tác kinh doanh.
Chương trình Mini-MBA được đào tạo trong 3 tháng với 38 buổi học dựa trên nền tảng giáo trình đã được cập nhật mới nhất của trường Kellogg và UC Berkely, đây là trường nằm trong top 10 trường đào tạo Quản Trị Kinh Doanh danh tiếng nhất của Mỹ.
Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học vui lòng truy cập website: http://fccd.fsb.edu.vn:88/index.php/dao-tao-va-tu-van/mini-mba hoặc liên hệ theo số hotline: 090 492 22 11.
Theo Dân Trí
Không thương mại hóa sách giáo khoa Thay đổi để sách giáo khoa tương đối ổn định, có chuẩn mực, mang tính thống nhất cao thì không phải dễ dàng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông để đưa vào giảng dạy từ sau năm 2015, coi đây như một trong những công cụ quan trọng để cải cách...