Khóa đào tạo kỹ năng về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp cho sinh viên EPU
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021″.
Tối 8/12/2021, Trung tâm Hỗ trợ việc làm và Khởi nghiệp phối hợp cùng Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Điện lực tổ chức thành công khóa đào tạo kỹ năng về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trên nền tảng trực tuyến.
Trung tâm Hỗ trợ việc làm và Khởi nghiệp phối hợp cùng Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Điện lực tổ chức thành công khóa đào tạo kỹ năng về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trên nền tảng trực tuyến.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021″.
Khóa đào tạo dành cho sinh viên EPU với mục đích trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo.
Các đội thi được hỗ trợ, hướng dẫn phát triển và hoàn thiện ý tưởng, dự án của mình để đạt được kết quả cao nhất trong Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021″.
Video đang HOT
Diễn giả của khóa đào tạo là ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc Ươm tạo – BK Holdings, Giám đốc quản lý quỹ BK Fund, chuyên gia hàng đầu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Về phía nhà trường có sự tham dự của ông Chu Văn Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ việc làm và Khởi nghiệp, Bí thư Đoàn trường và các thầy cô cố vấn cuộc thi.
Diễn giả của khóa đào tạo là ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc Ươm tạo – BK Holdings, Giám đốc quản lý quỹ BK Fund, chuyên gia hàng đầu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Khóa đào tạo thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia. Với sự chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm chuyên môn một cách nhiệt tình, ông Phạm Tuấn Hiệp đã mang đến rất nhiều kiến thức, góc nhìn thực tế về các ý tưởng, dự án của các đội tham gia dự thi.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021″.
Khóa đào tạo đã kết thúc thành công tốt đẹp và các đội thi sẵn sàng bước vào vòng Bán kết và Chung kết Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021″ sắp diễn ra.
Tạo mọi điều kiện để sinh viên nghề khởi nghiệp bền vững
Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên Giáo dục nghề nghiệp" Startup Kite 2021 đã kết thúc với chiến thắng thuộc về những dự án mang đậm tính nhân văn và có tính ứng dụng, khả thi cao như dự án "Gậy thông minh" hỗ trợ cho người già, người khuyết tật; dự án "Thành lập hợp tác xã dệt thổ cẩm Lâm Bình"...
Bà Trần Minh Huyền.
Nhân dịp này, PV Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với bà Trần Minh Huyền, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (HSSV), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) về việc thúc đẩy khởi nghiệp trong sinh viên.
PV: Ở năm thứ 2 tổ chức, bà đánh giá thế nào về những dự án, ý tưởng khởi nghiệp của HSSV trong mùa thi Starup Kite 2021?
Bà Trần Minh Huyền: Số lượng dự án của các bạn HSSV tham gia cuộc thi năm nay gia tăng gấp đôi so với năm đầu tổ chức, với 1.518 ý tưởng dự án từ cấp cơ sở. 207 dự án được lựa chọn vào vòng bán kết, 67 dự án vào vòng chung kết và 35 dự án được trao giải. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng các dự án cũng tăng lên. Các bạn HSSV được thầy cô hướng dẫn xây dựng ý tưởng dự án khá bài bản, kỹ năng trình bày cũng tốt hơn. Nhiều dự án được các doanh nhân, doanh nghiệp, ban giám khảo đánh giá có tính khả thi, thực tế hơn. Nếu như các bạn sinh viên biết hoàn thiện hơn về xây dựng chiến lược tài chính cho dự án thì sẽ tốt hơn nữa.
Để hỗ trợ HSSV, thời gian qua Tổng Cục GDNN đã mời các chuyên gia là các giảng viên, doanh nhân để tổ chức bồi dưỡng, đào tạo kiến thức cơ bản cho HSSV học về khởi nghiệp, đặc biệt là những HSSV tham dự Startup Kite 2021, các chuyên gia đã nghiên cứu và xây dựng một chương trình, tài liệu với các kiến thức, kỹ năng cơ bản như tư duy về khởi nghiệp , khởi nghiệp tinh gọn trong thời đại 4.0; kỹ năng xây dựng và hoàn thiện ý tưởng dự án, các phương thức tìm hiểu thị trường và kêu gọi vốn giúp HSSV. Bên cạnh đó, Tổng cục GDNN cũng triển khai bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên làm công tác khởi nghiệp để các thầy cô giúp HSSV của trường mình trong quá trình nghiên cứu cũng như học tập về khởi nghiệp.
Thời gian tới, Tổng cục sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các cơ sở GDNN để đào tạo các kiến thức khởi nghiệp cho HSSV và tổ chức cuộc thi Startup Kite.
Tại hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên, HSSV GDNN thời đại 4.0 mới đây, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội có đề cập đến việc tỷ lệ thành công của các ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên nhà trường chưa nhiều. Trong khi đó, một số ít sinh viên đam mê khởi nghiệp quá dẫn tới bỏ học. Theo bà, cần làm gì để hạn chế tình trạng này?
- HSSV GDNN có nhiều lợi thế trong quá trình khởi nghiệp, đó là các bạn có thể khởi nghiệp bằng chính nghề đã học. Bằng tình yêu nghề, sự đam mê nghề với sự sáng tạo và khát vọng làm giàu cho bản thân, cho gia đình hay lớn hơn nữa, là góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các bạn có thể khởi nghiệp.
Bên cạnh những lợi thế này thì cũng có hạn chế đó là các em có thể có ý tưởng nhưng khả năng nghiên cứu thị trường, khả năng phân tích tài chính hoặc khả năng xây dựng chiến lược để kinh doanh vẫn hạn chế. Bởi trong quá trình học tập nghề, chủ yếu dạy nghề, các kiến thức kỹ năng cơ bản của nghề. Khi mới bước vào xây dựng ý tưởng, các em chưa mạnh dạn để xây dựng thành chiến lược hoặc có thể vẫn còn nhỏ lẻ. Ngay như trong quá trình triển khai Startup Kite vòng kêu gọi vốn, ban giám khảo và các nhà đầu tư đánh giá các em còn khá rụt rè khi đưa ra mức kêu gọi vốn cho những ý tưởng dự án.
Để khắc phục tình trạng này, thời gian tới Tổng cục GDNN hướng tới hệ sinh thái khởi nghiệp trong GDNN. Ở đây cùng xây dựng một mạng lưới có nhiều chuyên gia có thể hỗ trợ để có thể đồng hành với các bạn HSSV trong quá trình từ xây dựng ý tưởng cho đến khi bắt đầu triển khai ý tưởng, có sản phẩm thử nghiệm và đưa vào thị trường rất cần phải có những người đồng hành cùng các em để có được hệ sinh thái để hỗ trợ HSSV. Tổng cục luôn gắn kết cũng như ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp để đồng hành, hỗ trợ cũng như ươm tạo HSSV trong quá trình khởi nghiệp. Từ sự ươm tạo này, tôi tin rằng tỷ lệ các dự án của HSSV trong thời gian tới sẽ thành công hơn nhiều so với những năm trước đây.
Đối với GDNN, HSSV học là học nghề, rất thực tế nên tỷ lệ các em HSSV bỏ học hoặc không chú tâm vào việc học khi đam mê khởi nghiệp tôi cho rằng chiếm tỷ lệ không nhiều.
Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, một điểm mấu chốt là phải gắn kết giữa học tập và khởi nghiệp. Phải xác định học là nền tảng, phải có những kiến thức cơ bản để phát triển nghề nghiệp, bên cạnh đó là phát triển đam mê của mình là khởi nghiệp. Hai quá trình này phải song hành với nhau mới có thể phát triển bền vững được.
Trân trọng cảm ơn bà!
2.400 giáo viên dự chuỗi hội thảo dạy học trực tuyến của VUS Sau 5 kỳ tổ chức, chuỗi hội thảo "Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến" thu hút 2.400 giáo viên của hệ thống Anh văn hội Việt Mỹ (VUS) đã khép lại với tọa đàm đặc biệt "Giáo viên và những vai trò mới thời hậu dịch". "Đánh trúng" mối quan tâm của giáo viên trong dạy online Buổi tọa đàm...