Khó nuốt, đi khám phát hiện sùi mào gà ở họng
Nam thanh niên cảm giác vướng họng, như có vật lạ mỗi khi nuốt, đi khám bác sĩ phát hiện u nhú ở thành họng, kết quả xét nghiệm bị sùi mào gà.
Nam thanh niên 32 tuổi, quê Quảng Bình thấy nuốt khó, đi khám ở địa phương chẩn đoán có u vùng băng thanh thất (vùng hầu họng tiếp giáp dây thanh quản). Khối u làm lệch các băng thanh thất, dẫn tới khàn tiếng và tắc nghẽn đường thở.
Anh ra Hà Nội khám, nội soi cho thấy vùng băng thanh thất bên trái có khối phồng kích thước 4,7 cm, khá lớn, bề mặt nhẵn, không sùi loét, u nhú thành họng bên trái có bề mặt sần sùi.
Người này được phẫu thuật ngay trong ngày để loại bỏ hai khối u, tránh nguy cơ u phát triển lớn. Bác sĩ cắt hai khối u vùng họng và lấy mẫu bệnh phẩm để giải phẫu bệnh.
Hậu phẫu, sức khỏe anh ổn định, xuất viện sau một ngày. Kết quả giải phẫu bệnh ghi nhận u băng thanh thất lành tính, còn u nhú được xác định là sùi mào gà, có ổ tổn thương loạn sản độ thấp.
Theo PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, Phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, sùi mào gà ( mụn cóc sinh dục) là bệnh xã hội phổ biến, lây truyền qua đường tình dục, do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây nên.
Thông thường sùi mào gà xuất hiện ở khu vực hậu môn, âm đạo và phổ biến hơn ở nữ giới. Nam giới cũng có nguy cơ nhiễm HPV và gây bệnh. Trường hợp sùi mào gà xuất hiện ở họng như người đàn ông trên có thể do quan hệ không an toàn qua đường miệng.
Nếu không điều trị sùi mào gà, u nhú có thể lan rộng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển thành ung thư.
Theo bác sĩ Kỳ, các nốt sùi mào gà ở khu vực hầu họng thường khó phát hiện. Triệu chứng không đặc trưng như vướng họng, đau họng nên người bệnh dễ nhầm lẫn triệu chứng với viêm họng, cảm lạnh. Điều này có thể khiến bệnh phát hiện muộn, tình trạng nặng, khó điều trị, dẫn tới biến chứng nghiêm trọng.
Các bệnh lành tính vùng họng thường kéo dài trong khoảng một tuần, đau vướng họng giảm dần. Nếu triệu chứng này tăng dần hoặc kéo dài hơn một tuần, người bệnh nên kiểm tra. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu sùi mào gà. Dùng thuốc uống, thuốc bôi hay phẫu thuật loại bỏ chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng, giảm cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.
Bác sĩ khuyến cáo phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng, quan hệ tình dục an toàn. Hiện đã có vaccine HPV cho nam và nữ giới, bảo vệ cơ thể khỏi 9 type virus HPV phổ biến gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản.
Vợ mới sinh, nam thanh niên 'ra ngoài giải tỏa': Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"
Sau khi xuất hiện nhiều nốt lạ ở vùng kín, nam thanh niên đi khám và phát hiện mắc sùi mào gà.
Video đang HOT
Mắc sùi mào gà sau khi 'ra ngoài giải tỏa'
Gần đây, Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Trần Thành, Phó trưởng khoa Tiết Niệu - Nam học, Bệnh Viện 19-8, chia sẻ về một trường hợp nam bệnh nhân đến khám vì có nhiều nốt lạ ở vùng kín.
Trong clip đăng tải trên kênh TikTok của mình, bác sĩ Thành đang khám cho nam bệnh nhân, đồng thời hỏi bệnh nhân về tình trạng hôn nhân. Nam bệnh nhân nói năm hay 28 tuổi và đã có vợ.
Ảnh minh họa
"Có mấy cháu rồi?", bác sĩ Thành hỏi tiếp.
"Mới sinh cháu thứ hai được ba tuần", nam bệnh nhân trả lời.
Khi được hỏi "thế sao phải đi khám", nam bệnh nhân nói: "Em bị mấy cái nốt ở chỗ ấy".
Sau khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ Thành hỏi: "Ôi, sao nhiều thế này? Bị lâu chưa?". Nam bệnh nhân trả lời "mới bị hơn hai tuần".
"Nốt thì chưa to rõ ràng nhưng mà nhiều lắm em ạ", bác sĩ nói.
Ngay sau đó, bác sĩ Thành hỏi tiếp: "Hơn 2 tuần, vợ mới sinh thì vẫn kiêng, thế thì quan hệ với ai?"
Lúc đó, bệnh nhân thú thật: "Vợ mới sinh nên em ra ngoài giải tỏa".
Bác sĩ Thành đang khám cho bệnh nhân. (Ảnh cắt từ clip).
Lúc này, bác sĩ Thành phải thốt lên: "Ôi giời, tôi cũng ạ cậu".
Lúc này, bác sĩ Thành tư vấn kỹ hơn cho nam bệnh nhân: "Phụ nữ sau sinh 99% là stress, đang áp lực rồi mệt mỏi. Cậu không giúp đỡ vợ thì thôi, lại còn đi ra ngoài 'ăn phở', vác bệnh về nhà có khổ không".
"Sau này, vợ em mới là người chung sống với em cả cuộc đời này. Con cái lớn rồi trưởng thành, đến tuổi vị thành niên rồi lấy vợ, dựng vợ gả chồng rồi phải có gia đình riêng. Chỉ có vợ em là theo em, chăm sóc em trong suốt cuộc đời".
Bác sĩ Thành tiếp tục: "Bây giờ là lúc vợ em đang cần sự hỗ trợ chăm sóc của em. Suy nghĩ gì mà đi ra ngoài 'ăn phở', lăng nhăng rồi ăn phải 'thực phẩm gây hại'".
Cuối clip, bác sĩ Thành chẩn đoán nam bệnh nhân mắc sùi mào gà. "May mà mà chưa sinh hoạt với vợ, còn chưa mang bệnh cho vợ", bác sĩ nói.
Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà, còn được gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Bệnh này do một số chủng vi rút u nhú ở người (HPV) gây ra.
Triệu chứng của sùi mào gà là
- Những vết sưng nhỏ, màu da thịt hoặc xám ở vùng sinh dục.
- Mụn cóc gần nhau có hình dạng giống như súp lơ.
- Ngứa hoặc khó chịu ở vùng sinh dục.
- Chảy máu khi giao hợp.
- Trong nhiều trường hợp, mụn cóc quá nhỏ nên không thể nhìn thấy.
Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà, chuyên gia khuyến cáo:
- Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc sùi mào gà.
- Chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Đi khám sớm nếu cơ quan sinh dục có biểu hiện lạ, có nốt thịt mọc lên gây vướng víu.
- Rèn luyện thể dục thể thao tăng sức đề kháng cơ thể.
- Không nên tiếp xúc da với người đang bị sùi mào gà.
- Không sử dụng chung đồ cá nhân: khăn tắm, đồ lót...
Khi thấy mình có biểu hiện của bệnh sùi mào gà, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp. Việc này giúp tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
10 bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu Mặc dù các thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe ngày càng phổ cập và đa dạng nhưng thực tế số ca mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không giảm, trong đó có những bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa. 1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục thường lây lan như thế nào? Các chuyên...