Khổ như Gen Z khi đến Tết: “Bán sức” trên thành phố, vẫn không đuổi kịp tốc độ già đi của bố mẹ ở quê
Vượt qua những giấc ngủ ngắn và những ngày làm việc dài, dù oằn mình cố gắng vì đồng lương, Gen Z vẫn chưa thể yên tâm trước viễn cảnh tương lai.
Miệng nói “đây là lần cuối”, thân vẫn lao ra làm: Nghỉ việc giờ này thì Tết làm sao?
Một ngày được ngủ 4 tiếng, còn khi mở mắt ra, Thuỳ Linh (25 tuổi, nhân viên sự kiện) đã ở văn phòng hoặc hội trường sự kiện. Guồng quay công việc dày đặc, tiêu tốn 70-80 tiếng/tuần đã kéo dài suốt 2-3 tháng qua, đặc biệt là trong “mùa bận” cuối năm. Linh đã phải tạm gác lại lớp học ngoại ngữ, cắt bớt thời gian cho bản thân nghỉ ngơi, nhưng tuyệt nhiên không thể từ bỏ việc, dù đây là nguồn cơn của áp lực đè nặng. Tất cả là vì…
“Tết năm nay đến sớm, mình phải cố tiết kiệm thật nhiều để sửa sang đón Tết cho bố mẹ, vì hiện tại mình là lao động chính, bố mẹ đã nghỉ hưu. Mình cũng phải phần nào thay bố mẹ lì xì cho các em, các cháu. Miệng mình cứ bảo đồng nghiệp ‘Chắc đây là sự kiện cuối cùng em thấy chị rồi đó!’, nhưng chưa đủ can đảm dứt việc. Vì muốn thoát khỏi áp lực thì phải nghỉ việc, mà nghỉ việc giờ này thì làm sao mang được cái Tết về cho bản thân, cho bố mẹ đây?”
(Ảnh minh hoạ)
Tiếng lòng của Linh cũng là nỗi niềm chung của nhiều người trẻ hiện tại: Công việc nặng nề, mệt mỏi nhưng vẫn phải cố gắng gồng gánh. Bởi nghỉ việc lúc này đồng nghĩa với mất thưởng Tết, mất nguồn thu nhập ổn định, trong khi cuối năm, nhà bao việc: Nào là tiền lì xì, sửa sang nhà cửa, nào là chuẩn bị các bàn cỗ tươm tất cho gia đình.
Minh Hà (24 tuổi, nhân viên thiết kế) đã quen với việc “hai tay ba job” từ khi ra trường. Kế hoạch những ngày cuối tuần của bạn là “ngồi lì” ở hàng quán chạy deadline từ 9 giờ sáng đến 7-8 giờ tối, dạo gần đây lại càng diễn ra liên tục vì gần Tết. Thời điểm cuối năm, khi công việc dồn ứ, nhiều khi Minh Hà muốn bỏ bớt nhưng không thể:
“Mình ‘làm người lớn’ chính thức được hai năm rồi. Tết là thời điểm áp lực nhất, vì lo ‘tiền ra’ chứ không còn ‘tiền đi vào’ như trước. Bố mẹ chẳng ép, nhưng mình luôn thấy mình có trách nhiệm đỡ đần các khoản chi trong nhà.
Có lẽ vì vậy mà mình không còn nhảy việc tuỳ tiện như hồi vừa học vừa thực tập, vì chỉ cần đứt quãng thu nhập khoảng 2-3 tháng thôi là đã đủ mọi thứ phát sinh mà mình sợ là mình không gánh nổi.”
(Ảnh minh hoạ)
Bạn nói thêm: “Không riêng gì mình bắt đầu “ngại nhảy việc”, mình thấy không khí của mùa sửa CV cận Tết năm nay cũng không rần rần như các năm nữa. Có lẽ là do năm vừa qua thất nghiệp tràn lan, ai cũng đã học được bài học khó quên nếu nhảy việc tuỳ tiện thì áp lực công việc sẽ chuyển thành áp lực tìm việc, áp lực chi tiêu. Hai thứ áp lực này đáng sợ hơn gấp trăm lần áp lực công việc đấy, vì nó đến từ kỳ vọng của những người xung quanh”.
Tốc độ tăng lương tỷ lệ nghịch với tốc độ già đi của bố mẹ, sức khoẻ của bản thân
Dù hội trẻ đã cống hiến tất cả thời gian, sức lực của hôm nay. Cả Thuỳ Linh và Minh Hà đều có mục tiêu chịu đựng áp lực vì gia đình, nhưng hơn ai hết, họ hiểu mình đang đổi lợi thế sức khỏe để đổi lấy một mùa Tết, một chuyến đi ngắn hạn, chứ đồng lương vẫn chưa đủ để “bào” ra một kế hoạch lâu dài hơn.
Video đang HOT
“Càng ngày, việc thức khuya chạy deadline không còn dễ như lúc mới ra trường nữa vì bản thân mình đang dần dễ mệt, dễ đổ bệnh hơn. Mình vẫn là còn may mắn , vì mức lương ổn định hơn một vài bạn đồng trang lứa. Vậy mà cũng không đủ để suy nghĩ cho tài sản lâu dài như nhà cửa, hay thậm chí là dự trù cho tình huống sức khỏe của bố mẹ hay của bản thân xấu đi. Làm thì vẫn cứ làm, nhưng mình luôn tự hỏi sẽ làm sao nếu có ngày mình không thể “cày” như hiện tại nữa.” - Minh Hà bày tỏ.
Cho đến hiện tại, sau vài năm đi làm, Minh Hà đã có một khoản tiết kiệm nhất định, nhưng số tiền sẽ biến mất rất nhanh một khi có biến cố, và bạn không thể an tâm.
(Ảnh minh hoạ)
Thưởng Tết của dân văn phòng: Nỗi niềm khi ngó sang mức thưởng của nhân viên ngân hàng
Động lực làm việc cũng vì thế mà trở thành thứ áp lực trói , khi họ thường xuyên bị nhắc nhớ về tình trạng bế tắc của mình: Với mức lương trung bình từ 10 đến 15 triệu đồng, muốn sắm sửa điện thoại mới nhất cũng phải mất 3-4 tháng, mua một chiếc xe máy có thể mất cả năm trời trả góp. Còn chuyện nhà cửa phải tính bằng thập kỷ, đấy là nếu đồng lương, chức vụ cũng tăng theo giá cả leo thang của bất động sản, và liệu rằng họ có đủ sức khoẻ để “bán” suốt hàng chục năm tiếp theo hay không.
Thuý Vi (27 tuổi, content writer) trải lòng: “Với tình hình hiện tại, mỗi lúc tâm trí rời khỏi công việc, thì đến lúc có cảm giác hoảng sợ rằng mình không kịp làm nên chuyện, đối đáp cha mẹ tử tế khi còn có thể. Nhưng mình đã dùng hết quỹ thời gian cho công việc, tạm thời chưa thể tìm được job nào trả lương cao hơn.
Cảm giác này chỉ càng kinh khủng hơn khi nhìn thấy những người cùng lứa khoe thành tựu là sổ đỏ, là những chuyến du lịch khắp chốn. Nhiều hôm nghĩ ngợi quá thành ra mình mất ngủ, khóc nhiều và không thể tập trung làm việc dù công việc không dừng lại.”
(Ảnh minh hoạ)
Nghỉ việc, tìm công việc mới hiện tại không phải lối thoát cho đa số. Tình trạng thị trường lao động trong 1-2 năm gần đây khiến những áp lực cũng trở thành điều chịu đựng được, so với thứ áp lực tài khoản không phát sinh thêm biến động số dư trong nhiều tháng.
Phương Anh (24 tuổi, nhân viên hành chính) đã chán ngấy với công việc tăng ca bất kể giờ giấc, nhưng bạn nói rằng, cứ “chịu không nổi rồi nộp đơn xin nghỉ” thì sẽ còn áp lực cao hơn nữa:
“Mỗi ngày lướt mạng là một ngày thấy được những dòng tâm sự đã thất nghiệp một quý, nửa năm đến một năm, thà áp lực đi làm còn hơn áp lực phải nhờ cậy vào cha mẹ. Hay những câu chuyện “nghỉ hưu non” ở tuổi 35 vì công việc quá ít so với nguồn ứng viên. Nếu bây giờ mình nghỉ, mình cứ sẵn sàng tâm thế phải chờ lâu thật lâu mới có việc mới.
Trước đây mình đã học được bài học quá tệ khi mẹ mắc bệnh trong khoảng thời gian mình thất nghiệp. Một lần nhập viện của mẹ bằng tiền lương cả tháng của mình, tiết kiệm bao nhiêu cũng không đủ, nên bây giờ dù chán nản hay áp lực đến đâu cũng không dám nhảy việc mà không có lựa chọn thay thế nữa. Chính việc này càng cho mình “tỉnh” hơn khi nhận ra đồng lương dù cố gắng đến mấy cũng khó lòng bù đắp cho những rủi ro.”
Khắp cõi mạng hiện tại là những tiếng thở dài về nỗi lo không lối thoát của hội trẻ. Làm việc hết mình, nhưng kết quả trả lại không đến đâu. “Chỉ biết học cách tiết kiệm nhất có thể, lấy những niềm vui nho nhỏ cho gia đình, bản thân làm động lực “lướt” qua áp lực. Những thứ lớn hơn, hay mình sẽ có tài sản gì trong tương lai, thực sự là không dám nghĩ tới, vì nghĩ tới chỉ càng bất lực hơn thôi.” - Thuỳ Linh đúc kết.
Loay hoay giữa ra phố lập nghiệp hay về quê phụng dưỡng cha mẹ
Tôi cũng không còn nhớ đã bao lâu rồi mình chưa về quê thăm bố mẹ. Nhiều lúc bản thân cũng tự đặt ra câu hỏi "Hay là mình bỏ việc thành phố về quê để gần bố mẹ".
Nhưng rồi suy nghĩ ấy nhanh chóng bị gạt đi bởi về quê tôi chẳng biết sẽ phải làm gì để sống. Và tôi tin chắc rằng đó cũng là suy nghĩ của không ít bạn trẻ ngày nay.
Ra phố phát triển sự nghiệp hay về quê để ở gần bố mẹ là câu hỏi khiến nhiều bạn trẻ đau đầu.
Ra phố lo sự nghiệp hay ở quê chăm bố mẹ?
Hầu hết các bạn trẻ sau khi rời quê ra phố học đại học đều mong muốn bám trụ lại thành phố. Một phần vì đã quen với cuộc sống phố thị 4-5 năm qua. Một phần vì ở lại thành phố sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Cũng bởi thế mà dù chi phí sinh hoạt đắt đỏ, vẫn phải đi thuê trọ nhưng họ vẫn chấp nhận ở lại thành phố để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là người trẻ phải chấp nhận việc sống xa gia đình. Nhiều khi một vài tháng, thậm chí cả năm mới về thăm nhà được một lần.
Tôi có một cô bạn tên là Minh Anh, quê ở Nam Định, sau khi học xong đại học ở Hà Nội thì quyết định vào TP.HCM lập nghiệp. Sau 3 năm, Minh Anh đã có cuộc sống khá ổn với một công việc lương cao và một anh người yêu đâu ra đấy. Tuy nhiên, mỗi khi nghĩ đến bố mẹ ở quê cô bạn của tôi lại thấy chạnh lòng. Mặc dù ngày nào cũng gọi video call cho mẹ nhưng đã nửa năm qua Minh Anh không thể về nhà. Nhất là 2 năm dịch Covid-19 vừa qua phải mất hơn 1 năm cô bạn của tôi mới về thăm nhà được vì giãn cách xã hội. Lần đó nó cũng chỉ về được vỏn vẹn 2 ngày rồi lại đi luôn.
Bám trụ lại thành phố sẽ có cơ hội việc làm và thăng tiến cao hơn.
Cứ mỗi lần kéo vali ra đến cửa nhìn mẹ rưng rưng nước mắt lại không nỡ rời xa. Mặc dù muốn sống gần bố mẹ nhưng Minh Anh không thể từ bỏ sự nghiệp đang ổn định ở TP.HCM được. Muốn bố mẹ vào Nam ở với mình thì khó hơn lên trời. Bởi ngoài Bắc còn có cả anh trai, gia đình, họ hàng.
Với gia đình Minh Anh vẫn còn anh trai ở gần nên câu chuyện phụng dưỡng bố mẹ có thể thông cảm được. Nhưng với gia đình Thành Đạt (32 tuổi, hiện đang là trưởng phòng Marketing ở Hà Nội) thì cả nhà chỉ có anh là con duy nhất. Mới lên chức không lâu, Thành Đạt vẫn chưa đủ điều kiện để mua nhà ở thành phố. Quê lại cách Hà Nội gần 200km. Điều đó khiến mỗi lần anh chàng muốn về thăm bố mẹ hay bố mẹ ra thăm con đều rất vất vả. Cộng với việc thường xuyên phải tiếp đối tác, khách hàng vào cuối tuần khiến Thành Đạt chỉ có thể về thăm nhà trong chốc lát mỗi dịp lễ tết được nghỉ dài ngày. Có những năm Tết Nguyên Đán đến tối 29 âm lịch mới về được nhà.
Sống xa gia đình ở một thành phố khác là điều không dễ dàng. (Ảnh: Thanh niên)
Bài toán ra phố lo sự nghiệp hay ở quê phụng dưỡng bố mẹ trở thành vấn đề nan giải với Thành Đạt và không ít bạn bè của anh. Vì thương con nên dù bố mẹ không lỡ vẫn đành động viên con cố gắng bám trụ thêm ở thành phố ít năm. Sau này có một số vốn nhất định thì về quê phát triển cũng chưa muộn.
Bố mẹ bán nhà ở quê ra phố: Nên hay không?
Nhiều gia đình chỉ có một người con lựa chọn bán hết đất đai, tài sản ở quê ra phố mua chung cư để gần con, gần cháu. Tuy nhiên, điều này có không ít bất cập. Bởi thế hệ trước vốn quen với lối sống ở quê hàng xóm láng giềng "tối lửa tắt đèn có nhau". Sau khi ra phố chỉ sống quanh quẩn trong nhà, hàng xóm thì nhà nào biết nhà ấy, con cái thì đi làm cả ngày đến tối mới về. Điều đó khiến không ít phụ huynh không thể chịu nổi vì quá buồn chán.
Tôi có một người bạn vừa đón bố mẹ ra phố ở được 3 tháng thì ông bà đã đòi về quê. Với ông bà, ở chung cư thì đúng là tiện nghi, hiện đại nhưng nhiều khi con đi làm loay hoay mãi chẳng tìm thấy thẻ từ để khóa cửa hay đi thang máy. Đến khi vào thang máy rồi còn cảm thấy người lâng lâng không thể chịu được. Đồ ăn thức uống ra chợ thì cái gì cũng đắt đỏ nên vẫn phải gửi đồ ở quê lên. Cũng may ông bà chỉ mới bán một phần đất đai ở quê phụ tiền con trai mua chung cư. Chính vì thế nên giờ hối hận vẫn còn có chốn quay về. Nhưng với những người đã bán hết đất đai, tài sản dù cho có hối hận cũng đành bó tay.
Nhiều bậc phụ huynh lựa chọn bán nhà ở quê ra thành phố mua chung cư để được gần con, gần cháu.
Tuy nhiên, mọi việc đều có cách giải quyết chỉ cần biết sắp xếp hợp lý. Vợ chồng Đức Thắng (37 tuổi) và Thảo Linh (28 tuổi) sau gần 1 năm "làm tư tưởng" cho bố mẹ thì ông bà cũng đã quen với cuộc sống ở thành phố. Thời gian đầu, người mẹ cũng khóc suốt vì nhớ quê. Sau đó, cô con dâu đã đăng ký cho bố mẹ tham gia hội người cao tuổi ở khu phố. Từ đó mà các ông, các bà già trong khu có thời gian trò chuyện và thấu hiểu nhau hơn. Mỗi buổi chiều ông có thể xuống dưới sân chơi chung cư đánh cờ. Còn bà thì dẫn cháu xuống sân tập thể dục, nói chuyện với các ông, các bà cùng tòa nhà. Dần dần sau nhiều hoạt động hội họp bố mẹ Đức Thắng cũng dần quen.
Buổi tối hai vợ chồng cũng tranh thủ về sớm quây quần bên mâm cơm. Cuối tuần, hai vợ chồng lại đưa bố mẹ về quê thăm họ hàng. Thế là sau 1 năm họ cũng đã quen với cuộc sống phố thị và còn thích môi trường văn minh, hiện đại ở đây.
Gia đình có thể thường xuyên quây quần ấm cúng nếu con cái ở gần cha mẹ. (Ảnh: Maya Feller Nutrition)
Tuy nhiên, với những gia đình có vai vế trong dòng họ, còn cả trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên trên vai, không thể cứ bán hết tài sản ở quê rồi ra phố là xong. Trường hợp này, một số bạn trẻ lại lựa chọn về quê để sống gần bố mẹ. Một cô bạn thân của tôi quê ở Bắc Kạn cũng đã sống ở Hà Nội được 5,6 năm. Công việc không phải quá xuất sắc nhưng cũng dư dả tiền bạc. Vậy nhưng sau khi chia tay người yêu, cô bạn của tôi quyết định về quê thi công chức. Mặc dù tiền lương ít ỏi nhưng được sống cùng bố mẹ. Hơn nữa lại không mất tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt ở quê cũng rẻ hơn nhiều so với thành phố. Sau nửa năm an phận vào làm công chức nhà nước, bạn tôi cũng đã hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình.
Chăm sóc bố mẹ khi tuổi cao sức yếu là mong muốn của bất cứ người con nào. (Ảnh: Prudential)
Làm thế nào để vừa có sự nghiệp vừa chăm sóc bố mẹ?
Câu chuyện bố mẹ bán nhà ở quê ra phố hay con từ bỏ phố thị về quê đều khiến không ít người đau đầu. Trên thực tế, chẳng có người già nào muốn từ bỏ nơi "chôn rau cắt rốn" của mình để đến một nơi xa lạ, không họ hàng thân thích. Tuy nhiên, vì con, vì cháu không ít người đành ngậm ngùi chấp nhận. Tuy nhiên, là con bạn hoàn toàn có thể cân bằng được điều đó nếu biết cách thu xếp công việc hợp lý.
Nếu sắp xếp thời gian hợp lý bạn hoàn toàn có thể cân bằng được giữa sự nghiệp và chăm sóc bố mẹ. (Ảnh: Sohu)
Mỗi dịp cuối tuần, lễ tết các bạn có thể từ bỏ bớt các cuộc vui cá nhân để dành thời gian về thăm bố mẹ. Lâu lâu có thể mời bố mẹ lên thành phố chơi ở lại dăm bữa nửa tháng. Và điều quan trọng nhất là cần có sự nghiệp ổn định, kiếm ra tiền dù ở bất kỳ đâu. Như vậy, khi đón bố mẹ lên thành phố cũng có thể cho họ một cuộc sống ổn định chứ không phải bán hết tài sản ở quê mới có thể lên phố thị sống với con được.
Hiện nay, kinh tế ở các tỉnh cũng khá phát triển. Nếu đã có một khoản tích cóp nhất định bạn cũng có thể suy nghĩ đến việc về quê lập nghiệp. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ càng về lĩnh vực mà mình định đầu tư, mức độ cạnh tranh ở quê ra sao, đã có ai phát triển mô hình này chưa? Mọi vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết nếu chúng ta có đủ chi phí thực hiện.
Thay vì các cuộc vui cá nhân, hãy dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. (Ảnh: Dân trí)
Chính vì thế tùy vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình mà bạn có thể lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, điều tiên quyết vẫn phải đảm bảo bản thân có dư dả kinh tế đủ nuôi sống mình và phụ giúp bố mẹ. Như vậy thì dù bạn có ở đâu cũng có thể cân bằng được cả hai vấn đề.
Nếu là bạn, bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Với những gia đình đông con thì không sao nhưng với những gia đình chỉ có 1 con duy nhất thì vấn đề ra phố lo sự nghiệp hay ở quê phụng dưỡng bố mẹ khiến không ít người đau đầu. Nhiều người vẫn nghĩ bố mẹ vẫn còn trẻ khỏe thì cứ tặc lưỡi ra phố trước rồi tính sau. Nhưng đến khi nhìn lại thì quả thực tuổi tác không chờ một ai. Chính vì thế, cần cân bằng việc này càng sớm càng tốt. Bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như hàng ngày gọi điện hỏi thăm bố mẹ, cuối tuần về nhà ăn bữa cơm gia đình, dịp lễ, tết cùng bố mẹ đi du lịch,... Thời gian của chúng ta còn dài nhưng bố mẹ thì ngày càng già đi. Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước các quyết định của mình bạn nhé.
Con trai 24 tuổi cưới cụ bà 78 tuổi, bố mẹ "khóc như mưa" Trong khi nhiều người hoài nghi về độ bền của cuộc hôn nhân này, cặp đôi hiện vẫn sống hạnh phúc bên nhau. Cách đây không lâu, mạng xã hội Sohu chia sẻ câu chuyện về một mối tình "đũa lệch" tại Indonesia thu hút sự chú ý của công chúng. Selamat, chàng trai sinh năm 2000, vào năm 2017 đã kết hôn...