Khi trẻ bắt nạt nhau ở ‘lớp mầm’
Sau vụ việc trẻ 22 tháng tuổi bị bạn cùng lớp “bắt nạt” tại một cơ sở mầm non tư thục ở Bắc Giang, nhiều chuyên gia trẻ em đã có lời khuyên cho phụ huynh học sinh khi gặp trường hợp trẻ dùng bạo lực với nhau.
Các chuyên gia lưu ý các bậc phụ huynh lựa chọn cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng để trẻ được an toàn – Ảnh: HÀ QUÂN
Bảo vệ cả thân thể và tinh thần trẻ
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online , ông Đặng Hoa Nam – cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, thương binh và xã hội) – cho rằng trong vụ việc trẻ bạo lực trẻ, phụ huynh – nhà trường – chính quyền cần có sơ cứu, điều trị kịp thời cho trẻ là nạn nhân trước.
Theo ông Nam, vụ việc có thể không gây thương tích về mặt thân thể nhưng ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó, phụ huynh cần kết nối với chuyên gia, trung tâm công tác xã hội hoặc gọi tới Tổng đài bảo vệ trẻ em quốc gia miễn phí 111.
“Bên đánh bạn và bên bị đánh cũng đều là nạn nhân. Đối tượng trẻ mầm non học theo hành vi của người lớn. Do vậy, cơ quan bảo vệ trẻ em cần có hướng dẫn cha mẹ hạn chế gây bạo lực trước mặt trẻ cho dù là cố ý, vô tình hay đùa giỡn, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân trẻ có hành vi bạo lực để giải quyết lâu dài”, ông Nam nói.
Ông Nguyễn Bá Minh – vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và đào tạo) – cho biết: “Sự việc ở Bắc Giang rất đáng tiếc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý. Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ có thêm đợt tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý cấp cơ sở khối mầm non để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ ở nhà tránh dịch cũng như ngay khi trẻ tới trường”.
Theo ông Minh, kế hoạch tập huấn đã nằm trong kế hoạch của bộ và việc nghiệm thu tài liệu hướng dẫn diễn ra ngay sáng 25-10. Tuần đầu tháng 11, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ có đợt tập huấn toàn quốc.
Video đang HOT
“Bộ cũng sẽ có công văn hướng dẫn để các địa phương rà soát các điều kiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non. Đặc biệt là phòng chống dịch, phòng chống tai nạn thương tích…”, ông Minh nhấn mạnh.
Giáo dục trẻ phải đúng cách
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ThS Lê Thanh Hải – chuyên gia giáo dục mầm non – cho biết: “Trẻ từ 0 – 3 tuổi nhận thức trong vô thức, chưa có ý thức hành vi. Trẻ từ 3 – 6 tuổi dù lớn hơn nhưng đang trong giai đoạn nhận thức có ý thức, hình thành nhân cách, bắt đầu học hiểu về hành vi đúng – sai nên đôi khi có hành vi chưa đúng. Do đó, khi có xung đột giữa trẻ với trẻ, người chăm sóc trẻ tuyệt đối không nên dùng quyền lực với trẻ để giải quyết vấn đề bạo lực học đường”.
Theo bà Hải, trường hợp phát hiện trẻ cư xử, sử dụng hành vi bạo lực trong lớp, giáo viên và cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp xử lý, chứ không nên phán xét hay lên án con, kể cả việc bạn đánh con hay con đánh bạn. Trẻ có hành vị “bắt nạt” bạn hay bị bạn bắt nạt là do ảnh hưởng của cuộc sống, phim ảnh, người lớn, bạn bè…
ThS Lê Thanh Hải đưa lời khuyên rằng phụ huynh cần làm mẫu thường xuyên hành vi “đúng” như nói lời nhã nhặn, lịch sự. Khi muốn dừng hành vi “chưa đúng” của trẻ dưới 3 tuổi cần dùng câu mệnh lệnh ngắn gọn như “không” và giơ bàn tay ngăn hành động sai khi con chạm tay vào ổ điện, cắn bạn…
Chuyên gia này cũng đưa ra 4 bước để phụ huynh giáo dục trẻ. Bước một, phụ huynh đồng cảm với con. Bước hai, cha mẹ thăm dò cảm xúc. Bước ba, người lớn tìm hiểu giải pháp cùng con. Bước cuối, cha mẹ cùng con giải quyết vấn đề.
Về chọn lớp cho con, vị chuyên gia này lưu ý phụ huynh cần tìm hiểu kỹ giấy phép hoạt động nơi gửi trẻ, bằng cấp sư phạm của cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất đủ điều kiện an toàn. Ví dụ, phòng học phải cửa cổng cao để trẻ không lọt ra ngoài, khu vực chứa nước được đậy kỹ tránh đuối nước, cầu thang có hàng rào tránh trẻ ngã…
“Trường hợp bất khả kháng thì phụ huynh lưu ý đồ dùng, đồ chơi tuyệt đối phải an toàn phù hợp lứa tuổi của trẻ. Phụ huynh thường xuyên quan sát con xem con có vui vẻ, mạnh khỏe, không sợ hãi khi đi học, nhất là trẻ dưới 18 tháng”, bà Hải cho biết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị xét kiến nghị 'cầu cứu' của mầm non tư thục
Dựa trên kiến nghị 'cầu cứu' của hàng trăm cơ sở mầm non tư thục ở TP.HCM,Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ GD-ĐT và các cơ quan có liên quan nghiên cứu đề xuất những chính sách cụ thể, phù hợp và khả thi.
Cụ thể, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn) tối 25.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất của Cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non tại TP.HCM về chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người lao động và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non tư thục trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19.
Các trường mầm non tư thục tại TP.HCM bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Ảnh N.L
Dựa trên thư kiến nghị của hàng trăm cơ sở mầm non tư thục ở TP.HCM, Thủ tướng yêu yêu cầu Bộ GD-ĐT và các cơ quan có liên quan gồm: Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu đề xuất những chính sách cụ thể, phù hợp và khả thi.
Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT chỉ đạo rà soát, nghiên cứu, đề xuất cụ thể; báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trước ngày 1.11.
Trường mầm non tư thục gặp khó khăn khi phải đóng cửa liên tục trong hai năm qua. Ảnh N.L
Trước đó, gần 100 trường mầm non tư thục ở TP.HCM với hơn 200 cơ sở đã có thư (thư ký tên điện tử) kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đồng thời gửi UBND TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM... Họ kiến nghị mong Chính phủ có các chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tư thục mầm non trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh kéo dài.
Trong thư kiến nghị, các trường mầm non đề xuất nhiều chính sách mong muốn được hỗ trợ. Cụ thể, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong ngành giáo dục mầm non tư thục gồm nhiều điểm như: tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non tư thục đáp ứng đủ Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch trong trường học của Sở GD-ĐT TP.HCM được sớm hoạt động trở lại.
Thư kiến nghị của các chủ cơ sở trường mầm non ở TP.HCM. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Tổ chức đối thoại giữa đại diện các cơ sở giáo dục mầm non tư thục và đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM, Sở Y tế, UBND TP.HCM để thảo luận các phương án nhằm tháo gỡ khó khăn, đóng góp ý kiến đảm bảo môi trường lớp học an toàn trong mùa dịch và bảo vệ sức khỏe của học sinh, ví dụ tổ chức xét nghiệm định kỳ...
Hỗ trợ các gói vay tín dụng để doanh nghiệp trang trải các chi phí cơ bản; miễn giảm phí bảo hiểm xã hội, y tế; miễn giảm các loại thuế phải đóng như thuế thu nhập cá nhân của người lao động, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Còn đối với cán bộ, nhân viên giáo viên ngành mầm non tư thục, các trường kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ ưu tiên chích vắc xin cho giáo viên, cán bộ và nhân viên từ địa phương khác quay trở lại TP.HCM làm việc. Đề xuất Chính phủ có gói hỗ trợ riêng dành cho giáo viên và công nhân viên làm việc trong ngành giáo dục.
Hiện thư kiến trực tuyến của các trường mầm non tư thục cũng đã có 282 chữ ký của chủ trường, giáo viên.
Tại TP.HCM, trường học đã phải đóng cửa phòng dịch bệnh Covid-19 từ đầu tháng 5 đến nay, riêng học sinh từ bậc tiểu học trở lên đã bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến từ đầu tháng 9 thì bậc mầm non vẫn tiếp tục đóng cửa. Theo thống kê của mới nhất của Sở GD-ĐT TP.HCM từ đầu năm đến nay đã có 114 cơ sở mầm non phải giải thể, có 19 cơ sở khác đang đứng trước nguy cơ giải thể.
Mầm non tư thục đóng vai trò rất lớn tại TP.HCM, toàn thành phố có 1.368 trường mầm non, trong đó 896 trường là mầm non tư thục, chiếm 65,5%.
Cơ sở mầm non tư thục: Nỗi lo mất nhân sự sau đại dịch Dưới tác động của đại dịch Covid-19, TP.HCM có gần 10.000 giáo viên mầm non đã mất việc. Không thể chờ tới ngày trường được mở cửa, nhiều người trong số họ chuyển ngành, tìm kiếm công việc mới. Điều này khiến nhiều nhà giáo dục, chủ các trường tư thục thêm lo lắng về vấn đề nhân sự khi được mở cửa....