Khí thải carbon từ khai thác Bitcoin lớn thế nào
Việc khai thác Bitcoin có thể tiêu tốn hàng tỷ kilowatt điện, chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch – nguyên liệu phát thải khí carbon lớn nhất.
Không giống các loại tiền tệ chính thống được làm từ giấy, nhựa hoặc kim loại, Bitcoin là loại tiền trên môi trường ảo và không thể cầm nắm. Dù vậy, việc khai thác đang tiêu tốn rất nhiều năng lượng bằng cách sử dụng các hệ thống máy tính và card đồ họa (GPU) công suất cao. Theo dữ liệu từ Đại học Cambridge và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), với tốc độ khai thác Bitcoin hiện tại, lượng năng lượng tiêu tốn tương đương với toàn bộ điện tiêu thụ tại Hà Lan vào năm 2019.
Elon Musk vừa thông báo Tesla sẽ ngừng thanh toán bằng Bitcoin do lo ngại ô nhiễm môi trường.
Bitcoin đã tăng giá mạnh kể từ đầu năm và vượt mốc 50.000 USD. Giá trị của nó tăng phi mã khiến lượng người tham gia “đào” tiền điện tử cũng tăng lên đáng kể. Khi nhiều người tham gia, việc khai thác sẽ trở nên khó khăn và cần các hệ thống máy tính mạnh hơn. Điều này khiến năng lượng tiêu thụ lớn hơn nhiều lần so với trước đây.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Joule năm 2019, việc khai thác Bitcoin từ các hệ thống máy tính có thể tạo ra từ 22 đến 22,9 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm, tương đương mức do Jordan và Sri Lanka tạo ra.
Trung Quốc là nơi có các hệ thống đào Bitcoin lớn nhất thế giới. Theo thống kê của Đại học Cambridge, các công ty Trung Quốc hiện chiếm khoảng 70% sản lượng Bitcoin khai thác được trên toàn cầu. Nhiên liệu tạo ra điện để dùng cho các “khu mỏ” Bitcoin chủ yếu là than đá, ngoại trừ một số tháng trong năm dùng năng lượng mặt trời, gió và thủy điện.
Một số khu vực trên thế giới bắt đầu tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo cho việc khai thác Bitcoin, dù chưa nhiều. Một số dự án đào Bitcoin ở Canada, Siberia đang nỗ lực tìm cách hạn chế điện dùng nhiên liệu hóa thạch, thay vào đó là thủy điện, điện mặt trời nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon.
Ngoài ra, một số nơi khác đang cố gắng tận dụng các nguồn nhiên liệu như khí đốt từ các mỏ dầu (thường bị loại bỏ) hay phế phẩm nông nghiệp để sản xuất điện. Dù vậy, giải pháp này chưa được đánh giá cao do quy mô còn thấp, chưa đủ để thay thế các nhiên liệu truyền thống.
Video đang HOT
Thợ đào Bitcoin Trung Quốc chật vật tìm không gian phát triển
Nguồn điện giới hạn và chính sách thắt chặt quản lý khiến ngành khai thác Bitcoin tại Trung Quốc bị thu hẹp dần khả năng phát triển.
Bitcoin hồi giữa tháng 4 lập kỷ lục mới khi mỗi đồng được giao dịch ở mức giá gần 63.000 USD, trong khi một số nhà đầu tư cho rằng con số này có thể sớm vượt mốc 100.000 USD.
Khai thác Bitcoin vẫn là cơn sốt ở Trung Quốc, quốc gia chiếm đến 75% lượng máy đào Bitcoin toàn cầu, đồng thời là vùng xám khi chưa có nhiều cơ chế quản lý. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cho thấy họ không làm ngơ trước sự bùng nổ của nó và nhiều chính quyền địa phương đã bắt đầu hành động.
Khu tự trị Nội Mông hồi đầu năm thông báo sẽ truy quét và giải tán các mỏ đào Bitcoin trước tháng 5. Khu vực này trước đó là một trong những trung tâm khai thác tiền ảo toàn cầu nhờ giá điện rẻ, mua bán phần cứng và các dàn "trâu cày" đơn giản do gần chuỗi cung ứng. Các mỏ đào Bitcoin có thể phải chuyển đến những khu vực có giá điện rẻ khác ở Trung Quốc.
Bên trong một nhà máy đào Bitcoin ở vùng Nội Mông.
nhiệt cơn sốt Bitcoin
Đặc khu kinh tế Dalad là thị trấn nhỏ, ít người biết đến với dân số khoảng 300.000 người ở Nội Mông. Tuy nhiên, đây lại được coi là thánh địa với dân đào Bitcoin, khi một mỏ lớn ở đây có thể chiếm đến 5% lượng Bitcoin được khai thác mỗi ngày trên toàn thế giới hồi năm 2017.
Nghiên cứu của Đại học Cambridge cho thấy khu tự trị Nội Mông có thể chiếm 8% tổng lượng Bitcoin được khai thác toàn cầu, cao hơn cả Mỹ với mức 7,2%. Trong giai đoạn cao điểm, có khoảng 25.000 máy cày Bitcoin vận hành tại Dalad và lượng điện tiêu thụ có chi phí đến 15,3 triệu USD/năm.
Dù vậy, đào Bitcoin lại không đóng góp vào kinh tế địa phương. Một số mỏ đào còn đăng ký những gói ưu đãi tài chính và tiêu thụ điện, lợi dụng chính sách ưu đãi của chính phủ Trung Quốc với danh nghĩa "phân tích dữ liệu lớn".
Chính quyền Nội Mông đã yêu cầu các địa phương kiểm tra và đóng cửa những mỏ đào Bitcoin từ năm 2019. Khu tự trị đã công bố kế hoạch xóa sổ toàn bộ các dự án đào tiền ảo trước tháng 5/2021, đặt mục tiêu giảm 14 - 15% lượng năng lượng tiêu thụ trên GDP trong giai đoạn 2021 - 2025.
Những động thái mạnh tay buộc dân đào tiền ảo di chuyển đến các địa phương khác. Sở điện lực tỉnh Tứ Xuyên dự báo mức tăng tiêu thụ điện đến 150% trong năm nay, do các mỏ đào sử dụng đến 11,3 tỷ kWh điện.
"Tứ Xuyên giàu tài nguyên thủy điện và đây được coi là nguồn năng lượng sạch, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có thừa nguồn điện cho các mỏ Bitcoin quy mô lớn", Guan Dabo, chuyên gia tại Đại học Thanh Hoa và đồng tác giả của nghiên cứu, cho hay.
Một số vùng tại Trung Quốc đã phải giới hạn nguồn điện trong mùa đông năm ngoái do áp lực lớn từ hệ thống sưởi ấm và tái phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Nghiên cứu do Học viện Khoa học Trung Quốc cùng Đại học Thanh Hoa tiến hành và công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành Nature Communications cho thấy khai thác Bitcoin "có nguy cơ cản trở nỗ lực cắt giảm phát thải" của Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc trước đó đề ra mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon vào năm 2035 và hướng đến phát thải trung tính carbon vào năm 2060.
Theo đó, tiêu thụ năng lượng của toàn mạng lưới đào Bitcoin tại Trung Quốc có thể đạt mức đỉnh 296,57 TWh vào năm 2024, tạo ra 130,5 triệu mét khối khí thải carbon. Nghiên cứu chỉ ra rằng con số này sẽ vượt qua tổng lượng phát thải khí nhà kính của những nước nhỏ như Cộng hòa Czech hay Qatar.
Đây có thể là nguyên nhân khiến chính quyền Trung Quốc siết chặt quy định về Bitcoin. "Khai thác tiền ảo là ngành công nghiệp mới nổi và không chú ý đến cắt giảm phát thải carbon. Nó đang đi theo con đường phát triển kiểu gây ô nhiễm trước, quản lý sau như nhiều ngành công nghiệp trong quá khứ", Guan nói.
Một khu nhà máy đào Bitcoin tại vùng Nội Mông..
Chật vật tìm không gian phát triển
Những cuộc truy quét của chính quyền Nội Mông dường như chưa đủ để răn đe giới đào Bitcoin. "Các nhà đầu tư vẫn tăng lên. Chính quyền địa phương cần bán điện và họ sẽ không thể đóng cửa hoàn toàn các mỏ cày", nguồn tin giấu tên trong ngành bán thiết bị cày Bitcoin cho hay.
Ngay cả những nhà sản xuất máy cày Bitcoin cũng đưa ra các lời hứa hẹn về cắt giảm phát thải. Canaan, một trong ba hãng cung cấp máy cày lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ hai thế giới, cho rằng ngành khai thác Bitcoin cần phối hợp để ngày càng thân thiện với môi trường, cũng như hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương để các bên cùng có lợi.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng những chính sách này và nguyên tắc phát triển của Bitcoin có thể dẫn đến kết quả khác.
"Nếu xét về mục tiêu trung tính carbon của Trung Quốc, khoảng không gian phát triển của ngành đào Bitcoin trong nước rất nhỏ, khi giá năng lượng và chi phí vận hành sẽ tăng lên do quy định giám sát môi trường được siết chặt. Lợi nhuận suy giảm sẽ giới hạn khả năng phát triển của ngành này", Chen Bo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Kỹ thuật số thuộc Đại học Kinh tế Tài chính Trung ương Trung Quốc, nhận xét.
Chen cho rằng ngành công nghiệp này sẽ không biết mất hoàn toàn, mà những mỏ đào sẽ chuyển dịch tới các khu vực có nguồn năng lượng sạch và giá rẻ như Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên.
"Tuy nhiên, sự chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp và ngày càng nhiều lĩnh vực cần năng lượng sạch như thủy điện sẽ thu hẹp nguồn điện cho những ngành công nghiệp trong vùng xám như đào Bitcoin. Nhìn chung, không còn tỉnh thành nào chào đón thợ đào Bitcoin như trước nữa", ông nói.
Google đặt tham vọng hoạt động hoàn toàn với năng lượng tái tạo Google đang đặt mục tiêu tới năm 2030, các trung tâm dữ liệu và văn phòng của công ty này sẽ hoạt động hoàn toàn với năng lượng tái tạo. Văn phòng của Google tại New York, Mỹ. Giám đốc điều hành (CEO) của Alphabet Inc - ông Sundar Pichai ngày 14/9 cho biết Google - công ty con của tập đoàn này,...