Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?
Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 – 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.
1. Thời kỳ mãn kinh là gì?
Thời kỳ mãn kinh được Tổ chức Y tế Thế giới mô tả là một giai đoạn liên tục trong các giai đoạn cuộc đời của phụ nữ và thường có xu hướng xảy ra ở độ tuổi từ 45-55.
Thời kỳ mãn kinh được xác định sau khi một người phụ nữ đã trải qua 12 tháng liên tục không có chu kỳ kinh nguyệt và có đặc điểm sinh lý là sự suy giảm nồng độ estrogen cùng một loạt các dấu hiệu, triệu chứng khác.
Mãn kinh xảy ra khi buồng trứng của phụ nữ ngừng sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone. Đây là những hormone cần thiết cho khả năng sinh sản hoặc để thụ thai. Mãn kinh đánh dấu sự kết thúc khả năng sinh sản của phụ nữ vì họ không thể thụ thai được nữa.
Thời kỳ mãn kinh thường diễn ra tự nhiên theo tuổi tác. Tuy nhiên, nguyên nhân gây mãn kinh sớm có thể do phẫu thuật hoặc một bệnh lý nào đó liên quan đến hormone.
Mãn kinh thường diễn ra tự nhiên theo tuổi tác, thời kỳ mãn kinh tự nhiên là 51-52 tuổi. Ảnh minh họa.
2. Độ tuổi mãn kinh
Tiền mãn kinh (trước mãn kinh): kéo dài vài năm và thường bắt đầu từ giữa đến cuối 40 tuổi. Độ tuổi trung bình mà một người đạt đến thời kỳ mãn kinh tự nhiên là 51-52. Có những trường hợp ngoại lệ, một số người đến tuổi mãn kinh vào cuối những năm 30 tuổi hoặc đầu những năm 60 tuổi.
Mãn kinh: là sự kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, được xác định bằng việc không có kinh trong 12 tháng liên tiếp. Khoảng 5% những người có kinh bị mãn kinh sớm trong độ tuổi từ 40-45 tuổi. Thời kỳ mãn kinh xảy ra trước 40 tuổi được coi là mãn kinh sớm.
3. Các triệu chứng khi bước vào thời kỳ mãn kinh
Các triệu chứng mãn kinh là kết quả của việc suy giảm chức năng buồng trứng. Buồng trứng ngừng sản xuất các hormone sinh sản như estrogen và progesterone. Triệu chứng đầu tiên thường là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các triệu chứng khác bao gồm bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, mất ngủ (khó ngủ), khô âm đạo và giảm ham muốn tình dục.
Video đang HOT
Kinh nguyệt không đều thường là dấu hiệu đầu tiên bắt đầu thời kỳ mãn kinh. Các khoảng thời gian kinh nguyệt cách nhau gần hơn hoặc xa hơn. Tình trạng đau bụng kinh có thể trở nên nhẹ hơn hoặc trầm trọng hơn. Thời gian ra máu ngắn hơn hoặc dài hơn và lượng máu có lúc tăng hoặc giảm.
Bốc hỏa: Bốc hỏa là một triệu chứng phổ biến bắt đầu ở giai đoạn tiền mãn kinh, thường kéo dài vài năm sau. Các cơn bốc hỏa khiến bạn đột nhiên cảm thấy nóng bừng, đỏ mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi. Cảm giác ớn lạnh hoặc lo lắng đôi khi xảy ra sau cơn bốc hỏa. Những cơn bốc hỏa xảy ra vào ban đêm được gọi là đổ mồ hôi ban đêm.
Bốc hỏa là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ mãn kinh. Ảnh minh họa.
Những thay đổi về âm đạo hoặc tình dục
Những triệu chứng này có thể bao gồm khô âm đạo, ngứa ngáy, đau nhức hoặc đau đớn khi quan hệ tình dục. Một số người cũng báo cáo giảm ham muốn tình dục.
Theo TS.BS. Phan Chí Thành, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, sự suy giảm ham muốn tình dục là điều không thể tránh khỏi. Chị em không nên e ngại, nên đi khám bác sĩ để được đánh giá về tình trạng suy giảm ham muốn và những vấn đề sức khỏe khác, từ đó có biện pháp cải thiện vấn đề này.
Thay đổi đi tiểu
Những thay đổi chủ yếu về đường tiết niệu bao gồm:
Tăng tần số tiết niệuRò rỉ nước tiểu không tự chủTiểu đêm (trước đây không gặp tình trạng này)Tăng mức độ khẩn cấp để đi tiểu
Thay đổi tâm trạng hoặc não bộ
Những thay đổi về tâm trạng và nhận thức thường xảy ra trong quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh. Không rõ liệu những thay đổi này là do giảm estrogen hay do các yếu tố khác. Những thay đổi này bao gồm:
Mất ngủ, khó ngủTrầm cảmCáu gắtLo lắng bất anMất tập trungLòng tự trọng hoặc sự tự tin thấp
Thay đổi cơ thể
Những thay đổi thể chất khác thường có thể xảy ra, bao gồm:
Tăng cân và chậm trao đổi chấtCăng tức vúMất sự đầy đặn của vúTóc mỏng, da khôNhịp tim nhanhTăng huyết ápNhức đầu
4. Làm cách nào để xác định đã mãn kinh?
Thời kỳ mãn kinh thường được phát hiện do tuổi tác và các triệu chứng kể trên. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng có thể giúp bạn xác định đang ở giai đoạn nào của thời kỳ mãn kinh. Khi có bất kỳ triệu chứng mãn kinh nào, chẳng hạn như bốc hỏa, căng ngực, khô âm đạo, thay đổi kinh nguyệt, thay đổi tâm trạng hoặc khó ngủ, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng mãn kinh.
Trong khi các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thường không cần thiết để chẩn đoán mãn kinh, bác sĩ có thể kiểm tra lượng hormone trong máu của bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu kinh nguyệt của bạn ngừng lại ở độ tuổi sớm (trước 40) hoặc có lý do can thiệp y tế (phẫu thuật liên quan đến buồng trứng, tử cung).
FSH là một loại protein do não tạo ra để thông báo cho buồng trứng biết đã đến lúc rụng trứng. Khi thời kỳ mãn kinh bắt đầu, buồng trứng bắt đầu ngừng hoạt động và không đáp ứng với kích thích. Điều này khiến não gửi nhiều FSH vào cơ thể. Nồng độ FSH trong máu sẽ tăng lên khi buồng trứng của một người bắt đầu ngừng hoạt động. Các mức này dao động, vì vậy các bài kiểm tra này có thể cần được theo dõi theo thời gian.
Mức độ Estradiol: Estradiol là dạng estrogen chính được tìm thấy ở một người trước khi mãn kinh. Nói chung, nồng độ trong máu giảm sau thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ đối với những người dùng một số loại thuốc nhất định.
Một số người không gặp vấn đề với các triệu chứng mãn kinh, đó là một quá trình chuyển đổi suôn sẻ. Đối với những người khác, các triệu chứng có thể gây bực bội, khó chịu hoặc gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Thời kỳ mãn kinh thường có mối tương quan với những thay đổi khác trong cuộc sống, chẳng hạn như con cái rời khỏi nhà, hoặc chăm sóc cha mẹ già. Điều cần thiết là phải thăm khám sức khỏe định kỳ và tìm cách cải thiện các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Rối loạn tiền đình và hội chứng tiền mãn kinh
Các chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh là một trong những trường hợp dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình này nhất.
Rối loạn tiền đình là hội chứng có thể xảy ra với bất kì ai. Tuy nhiên các chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh là một trong những trường hợp dễ mắc phải hội chứng này nhất.
Tiền đình là một hệ thống thuộc thần kinh nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay...hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.
Tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn...
Hoặc do động mạch nuôi dưỡng não do tắc nghẽn hoặc thiếu máu cũng khiến cho hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ.
Đó chính là bệnh rối loạn tiền đình.
Tại sao phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh dễ mắc rối loạn tiền đình?
Hầu hết các chị em phụ nữ chúng ta khi bước vào độ tuổi 40 - 55 tuổi là bắt đầu có các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh.
Đối với một phụ nữ thì nội tiết tố Estrogen do buồng trứng tiết ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm trong giai đọan tuổi sinh sản là yếu tố quyết định cho "đặc trưng phái nữ".
Từ sau 40 tuổi, buồng trứng bắt đầu giảm chức năng và bắt đầu mất quân bình về nội tiết tố. Estrogen bắt đầu giảm và thiếu hụt, không có progesterone. Từ đó các vấn đề rối loạn nội tiết tố kéo theo nhiều rối loạn khác sẽ xảy ra biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng mà chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được.
Rối loạn tiền đình là bệnh lí biểu hiện bằng những cơn chóng mặt xảy ra khi người bệnh di chuyển hay đổi tư thế, người bệnh cảm thấy xây xẩm mặt mày, khó giữ thăng bằng khi đi lại, thường xuyên say tàu xe, đôi khi cảm thấy ù tai, đau đầu.
Rối loạn tiền đình gây chóng mặt, đầu óc quay cuồng không thể đi lại được cũng là một triệu chứng "hành hạ" người phụ nữ ở giai đoạn này.
Những thay đổi về tâm lý (bốc hỏa, toát mồ hôi, hay cáu gắt,..) do suy giảm nội tiết gây ra chứng mất ngủ, ngủ không sâu,.. lâu dài dẫn đến stress, trầm cảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, tim mạch. Đây chính là nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình cũng như nhiều loại bệnh lý khác.
Hội chứng rối loạn tiền đình tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người song nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị và có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn gây ra những hậu quả khó lường trước như: suy giảm thính lực, điếc.
Để giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn tiền đình ở phụ nữ tiền mãn kinh, các chị em cần bổ sung cho mình những vi chất cần thiết, có chế độ ăn uống hợp lí, nghỉ ngơi điều độ để tránh những mệt mỏi căng thẳng. Phụ nữ độ tuổi này cũng cần sử dụng các loại thảo dược làm mát cơ thể để khắc phục những triệu chứng của rối loạn nội tiết tố, từ đó có giấc ngủ sâu, thoát khỏi stress để giảm thiểu tối đa khả năng mắc các bệnh về thần kinh.
Nhận biết dấu hiệu cơn bốc hỏa ở phụ nữ tuổi mãn kinh để chủ động đối phó Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà phụ nữ phải trải qua trong thời kỳ mãn kinh. Đây là nguyên do khiến các chị em cảm thấy rất khó chịu, thậm chí sợ hãi khi bước vào độ tuổi này. Vậy bốc hỏa có thực sự đáng sợ như vậy không? 1. Dấu hiệu cơn bốc hỏa ở...