Khi nào nên tầm soát ung thư sớm?
Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do vậy, việc khám tầm soát, phát hiện sớm ung thư ngày càng được quan tâm.
Ảnh minh họa
Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là một trong ba bước của dự phòng ung thư, trong đó:
Dự phòng bước 1: Là phòng ngừa ban đầu nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với các chất gây ung thư để hạn chế xảy ra sự khởi phát bệnh ung thư.
Dự phòng bước 2: Là tầm soát và phát hiện sớm ung thư khi chưa có biểu hiện của bệnh, thậm chí những dấu hiệu của một tình trạng tiền ung thư.
Dự phòng bước 3: Là tìm biện pháp điều trị có kết quả nhằm mục đích tốt nhất đó là kéo dài số năm sống thêm của bệnh nhân.
Tại Việt Nam, hầu hết mọi người chỉ quan tâm tới dự phòng bước 3, tức là khi có bệnh mới tìm kiếm các phương pháp điều trị bệnh, giai đoạn này hầu như bệnh không còn ở giai đoạn sớm và kết quả điều trị sẽ hạn chế. Dự phòng bước 1 và dự phòng bước 2 mới là hai bước quan trọng trong dự phòng ung thư, nhiều bệnh ung thư khi được phát hiện sớm có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn và kéo dài sự sống.
Khi nào cần tầm soát ung thư?
Ung thư vú: Phụ nữ từ 40 – 54 tuổi nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp xquang tuyến vú. Phụ nữ từ 55 tuổi nên chụp xquang tuyến vú hai năm một lần hoặc tiếp tục duy trì một năm một lần. Sàng lọc nên được kéo dài khi phụ nữ còn đủ sức khỏe và dự kiến sẽ sống thêm 10 năm nữa hoặc lâu hơn.
Video đang HOT
Ung thư đại tràng, trực tràng và polyp: Người lớn từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư đại tràng trung bình nên được sàng lọc bằng xét nghiệm phân, nếu xét nghiệm phân dương tính thì cần được nội soi đại tràng kiểm tra.
Người trưởng thành có nguy cơ trung bình có sức khỏe tốt và tiên lượng sống thêm trên 10 năm nên sàng lọc tới 75 tuổi. Từ 76 – 85 tuổi: Bác sĩ cân nhắc sàng lọc dựa trên tình trạng sức khỏe và nguyện vọng của bệnh nhân.
Ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm ung thư cổ tử cung nên bắt đầu từ tuổi 21. Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 29 nên làm xét nghiệm Pap 3 năm/lần. Không nên sử dụng xét nghiệm HPV ở nhóm tuổi này trừ khi cần thiết sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 65 nên làm xét nghiệm Pap cộng với xét nghiệm HPV được thực hiện 5 năm/lần. Nhưng cứ sau 3 năm thì bạn nên làm xét nghiệm Pap/lần.
Phụ nữ trên 65 tuổi đã được xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường xuyên trong 10 năm qua với kết quả bình thường thì có thể ngừng sàng lọc.
Ung thư phổi: Sàng lọc ung thư phổi hàng năm bằng chụp CT liều thấp cho một số người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi như: Có độ tuổi từ 55 – 74 và có sức khỏe bình thường; Hiện đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc trong 15 năm qua.
Ung thư tuyến tiền liệt: Bắt đầu ở tuổi 50 nên được tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Đàn ông có cha hoặc anh trai bị ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi, thì nên được tầm soát ung thư tuyến tiền liệt từ 45 tuổi. Với đàn ông nguy cơ cao hơn khi nhiều thành viên trong gia đình chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trước tuổi 65 thì nên được tầm soát ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu từ tuổi 40.
Theo kinhtedothi
Các chất gây và ức chế ung thư có trong thực phẩm
Theo thống kê của Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng từ năm 2000, 2010 và 2018 lần lượt là 68.000 ca, 126.000 ca và gần 165.000, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.
Tính chung cả 2 giới, có 5 loại ung thư có tỷ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: ung thư gan (15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư vú, ung thư đại tràng. Trong đó có 5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt gồm: ung thư phổi (21,5%), ung thư gan (18,4%), ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư hầu họng. Ở nữ giới, hàng đầu vẫn là ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan.
WHO cho biết, ung thư đang là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng quan trọng nhất của thế kỷ 21.Khoảng 40% trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ bao gồm chế độ ăn uống, dinh dưỡng, hoạt động thể chất.
Nguyên nhân vì sao gây ung thư:
1. Các chất gây ung thư trong thực phẩm
Các thực phẩm xử lý ở nhiệt độ cao có thể chứa các sản phẩm nhiệt phân.Các hydrocacbon gây ung thư như benzopyren và benzanthraxen được tạo thành từ hợp chất hữu cơ bị nhiệt phân. Các thực phẩm nhiều chất béo và cacbonhydrat nướng bếp than thường dẫn tới sản sinh các chất trên.
Quá trình nhiệt phân các thực phẩm giàu protein như thịt, cá dẫn tới sự tạo thành các amin dị vòng như 2-amino-3 metylimidazol (4-5f) quinolin pyridine (PhIP). Các chất này đều là các tác nhân gây đột biến mạnh có thể gây một số khối u trên thực nghiệm ở đại tràng, vú.Đun chín thực phẩm ở nhiệt độ thấp cũng có thể gây oxy hóa và các thay đổi của protein, lipid và hydratcacbon làm cho chúng có tính gây ung thư nhưng các quá trình này chưa được rõ ràng.
- Các nitrosamin gây ung thư như N-nitrosodimethy-lamin và N-nitrosopyrrolidin tìm thấy ở thực phẩm đặc biệt các loại bảo quản bằng natri nitrit như thịt ướp muối hoặc xông khói. Sự tạo thành các nitrosamine bị ức chế khi cho thêm acid ascorbic hoặc tocopherol vào thực phẩm.
Các hydrocacbon gây ung được tạo thành từ hợp chất hữu cơ bị nhiệt phân
- Các amin dị vòng (PAHs) và nitrosamine thường có mặt trong thực phẩm với đạm độ g/kg hoặc thấp hơn. Ở đậm độ này chưa có bằng chứng về khả năng gây ung thư ở người. Một số hóa chất khác như dư lượng các chất trừ sâu và diệt cỏ; các loại thuốc dùng cho gia súc; các hóa chất dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm, bao bì, chất bôi trơn và nhiều hóa chất khác liên quan tới các thiết bị công nghệ thực phẩm có thể có mặt trong thực phẩm ở hàm lượng thấp. Hiện nay chưa tìm thấy các bằng chứng liên quan giữa các chất này với ung thư.
Aflatoxin B1 là chất gây ung thư mạnh cho người, tìm thấy trong thực phẩm. Sự phơi nhiễm đồng thời độc tố vi nấm này và virus viên gan B là yếu tố nguy cơ của ung thư gan.
40% trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
2. Các chất tăng cường và ức chế gây ung thư trong chế độ ăn
Người ta hiểu biết còn ít về cơ chế ảnh hưởng của chế độ ăn đối với ung thư nhưng những biểu hiện trội lên như sau:
- Rau quả: trong chế độ hàng ngày có đủ rau quả tươi sẽ giảm nguy cơ đối với hầu hết các loại ung thư. Có ý kiến cho rằng cơ chế của tác dụng bảo vệ đó thuộc về vai trò của chất xơ (đối với ung thư đại tràng).Gần đây nhiều bằng chứng nêu lên vai trò của acid folic, acid này cần thiết cho tổng hợp thymidine và thiếu folat gây các tổn thương nhiễm sắc thể. Tác dụng đó cũng có thể do vai trò các chất chống oxy hóa (ascorbat, tocopherol, carotenoid, flavonoids) trong rau quả.
- Năng lượng, protein, chất béo: chế độ ăn giàu năng lượng, đậm độ năng lượng cao có liên quan tới sự phát sinh ung thư tại nhiều địa điểm, trong khi đó hoạt động thể lực tiêu hao năng lượng cao lại làm giảm các nguy cơ ung thư. Sử dụng nhiều protein động vật, chất béo, đặc biệt là chất béo no liên quan tới ung thư đại tràng, vú, tụy và thận.Có mối liên quan giữa nguy cơ ung thư đại tràng với sử dụng các loại thịt màu đỏ giàu chất béo.
- Rượu: Rượu là một yếu tố nguy cơ đối với nhiều loại ung thư đặc biệt là các cơ quan tiếp xúc với rượu như miệng, thực quản và các cơ quan khác như đại tràng, vú, gan. Rượu tác dụng cùng với các nhân tố khác như thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vòm miệng, thực quản, với aflatoxin B1 hay viêm gan B trong ung thư gan.
3. Một số chất có hoạt tính chống ung thư trong thực phẩm
Các hợp chất alkyl ở hành, tỏi có tác dụng ức chế sinh các khối u và giảm mắc ung thư dạ dày.Các hợp chất hữu cơ isothiocyanate có nhiều ở các loại rau họ cải bắp có tác dụng ức chế hoạt tính gây ung thư.
Các flavonoid bao gồm flavon, flavonol và isoflavon là nhóm chất chống oxy hóa hữu cơ nguồn thực vật có thể có tác dụng chống ung thư.Flavon ở quả chanh có tác dụng ức chế sự phát triển các tế bào ác tính trong môi trường nuôi cấy.Querxetin ở táo là loại flavon được nghiên cứu nhiều, có tính chất ức chế sự phát triển các tế bào ác tính.
Lá chè có các polyphenol bao gồm catechin và flavonol.Quinol được tạo thành khi chè bị oxy hóa.Các thành phần đó có tác dụng ức chế hình thành nitrosamine in vitro, sử dụng chè liên quan tới giảm tỷ lệ mắc ung thư.Đậu tương có nhiều isoflavon, có tác dụng ức chế sự phát triển các khối u ở vú.
BS Nguyễn Văn Tiến
Theo Sức khoẻ & Đời sống
Vì không biết khi nào nên tầm soát ung thư, nhiều người mắc bệnh đã quá nặng Tỷ lệ mắc ung thư hiện có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển như nước ta nên việc khám tầm soát, phát hiện sớm ung thư ngày càng được quan tâm. Đáng buồn không biết khi nào nên tầm soát ung thư, nhiều người mắc bệnh đã quá nặng. Điều trị khó khăn khi đã phát hiện...