Khi nào nên niềng răng cho trẻ
Trẻ 9-16 tuổi có răng mọc lệch, thưa, cung răng hẹp hay hô vẩu, nên niềng răng để đưa về đúng vị trí trên cung hàm.
Ảnh minh họa
Niềng răng cho trẻ là quá trình di chuyển các răng vĩnh viễn về đúng vị trí vốn có của nó trên cung hàm. Theo bác sĩ Andrew H.F. Tsang, việc niềng răng hàm cho trẻ nên được thực hiện trong giai đoạn các răng vĩnh viễn đã mọc lên đầy đủ nhưng xương hàm vẫn còn mềm và chưa phát triển hoàn thiện, tức từ 9 đến 16 tuổi. Niềng răng cho trẻ ở độ tuổi này giúp răng dễ về đúng vị trí, hạn chế tối đa cảm giác đau đồng thời giảm chi phí điều trị.
Xương hàm, răng và lợi của trẻ sẽ tiếp tục phát triển trong một vài năm sau khi đã kết thúc quá trình niềng răng. Bé gái có thể tiếp tục phát triển đến 16 tuổi và bé trai 18 tuổi. Vì thế, khi trẻ đã có khớp cắn bình thường, cha mẹ nên tiếp tục theo dõi sát sự phát triển răng miệng của trẻ nhằm phát hiện sớm các bất thường.
Bác sĩ Andrew chia sẻ, trẻ từ hai tuổi nên khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Nha sĩ sẽ theo dõi và phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng của trẻ và có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo răng phát triển khỏe mạnh.
Những trường hợp nên cân nhắc niềng răng cho trẻ
- Cắn ngược răng sau, răng trước.
- Cung răng bị hẹp.
- Răng thưa.
Video đang HOT
- Răng mọc lệch lạc, chen chúc nghiêm trọng trên cung hàm.
- Răng cửa nhô ra quá mức (hô vẩu).
- Răng vĩnh viễn mọc sai hướng, mọc lệch lạc.
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
- Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp: Phương pháp này giống như niềng răng mắc cài cố định song tính thẩm mỹ cao hơn và trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi ăn uống sinh hoạt.
- Niềng răng bằng mắc cài cố định: Nha sĩ sẽ gắn mắc cài cố định bằng kim loại hoặc sứ lên răng.
Theo Vnexpress
Những rủi ro đáng sợ khi mẹ mang thai ngoài 35 tuổi
Nếu mang thai khi đã ngoài 35 tuổi, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với những rủi ro sau.
Thụ thai khó khăn hơn
Sau 35 tuổi, khả năng thụ thai của chị em phụ nữ sẽ thấp hơn. Đặc biệt, sau 40 tuổi thì chất lượng trứng sẽ suy giảm nhiều, khả năng mang thai tự nhiên giảm mạnh, chỉ còn khoảng 45-50%. Nếu muốn có con trong độ tuổi này, bạn nên cân nhắc việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.
Khi đã ngoài 35 tuổi, khả năng thụ thai của mẹ sẽ giảm đi. (Ảnh minh họa)
Xác suất sảy thai cao hơn
Theo thống kê, xác suất sảy thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 15%, phụ nữ ngoài 35 tuổi sẽ tăng lên 25% và ngoài 40 tuổi thì lên tới 35%. Nói chung, tỉ lệ sảy thai sẽ càng lớn khi mẹ cao tuổi do nội tiết tố thay đổi.
Tỉ lệ thai nhi dị tật cao hơn
Khi hai vợ chồng đã ngoài 35 tuổi thì chất lượng trứng và tinh trùng đều không còn được như trước. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của phôi, do đó xác suất biến dạng ở thai nhi cao hơn như những bất thường về nhiễm sắc thể và hộ chứng Down.
Mẹ mang bầu khi đã lớn tuổi cũng sẽ khiến nguy cơ con bị tật tăng lên. (Ảnh minh họa)
Dễ bị cao huyết áp cao
Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tuổi dễ bị tình trạng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai: trước 20 tuần (tăng huyết áp mãn tính), sau 20 tuần (tăng huyết áp thai kỳ) hoặc sau 20 tuần và đi kèm với protein trong nước tiểu (tiền sản giật).
Nguy cơ sẩy thai cao
Phụ nữ ở độ tuổi ngoài 35 mang thai thường có nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn so với phụ nữ trẻ. Nguy cơ sẩy thai cũng tăng theo độ tuổi, trong khi phụ nữ ở độ tuổi 35 là 20%, thì phụ nữ ở độ tuổi 45 lên tới 35%. Tỷ lệ sẩy thai cao được cho là bởi tình trạng sức khỏe của mẹ và sự hiện diện của các nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi. Ngoài ra, hiện tượng thai chết lưu còn có thể xảy ra tự nhiên ở giai đoạn muộn của thai kỳ.
Phòng ngừa các nguy cơ
Mẹ mang thai khi đã lớn tuổi cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. (Ảnh minh họa)
Nếu người mẹ khỏe mạnh thì em bé sinh ra sẽ khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên đi khám sức khỏe sinh sản định kì. Nếu mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, cần được bác sỹ điều trị và tư vấn kỹ để kiểm soát tốt các tình trạng này khi bạn mang thai.
Ngoài ra, đừng quên chăm sóc sức khỏe răng miệng bởi răng và lợi khỏe mạnh làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Trong quá trình mang thai, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các thành phần dinh dưỡng. Ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Ăn nhiều trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc, và các sản phẩm sữa ít chất béo.
Ngoài ra, nên uống sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mỗi ngày để giữ cho răng và xương khỏe mạnh cũng như đảm bảo cho sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, hãy ăn các loại thực phẩm bổ sung axit folic như rau xanh lá (cải, súp lơ...), đậu khô, gan, và một số loại trái cây có múi (cam, quýt, bưởi...)
Thêm nữa, luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và duy trì được cân nặng lí tưởng khi mang thai. Hãy đến bác sĩ tư vấn để tìm ra chương trình tập luyện phù hợp với phụ nữ mang thai.
Theo www.phunutoday.vn
Sự thật hàm răng chỉa ngược của cô gái khiến nhiều người phát hoảng Hình ảnh hàm răng chỉa ngược ra ngoài đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Nhưng sự thật đằng sau nó khiến nhiều người phải bất ngờ. Ngày 19/7 vừa rồi, một fanpage tại Thái Lan đã chia sẻ hình ảnh một hàm răng đang được đeo niềng. Nhưng không giống như bình thường, hàm trên của người niềng chĩa...