Khi nào cần giải độc cơ thể
Lúc bạn cảm thấy người bứt rứt, mệt mỏi hoặc bị táo bón chính là thời điểm cần chú ý đến việc giải độc cho cơ thể.
Theo The Health, khi cảm thấy mệt mỏi, rệu rã chính là hồi chuông nhắc bạn nên quan tâm một cách nghiêm túc đến việc giải độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác phản ánh tình trạng cơ thể bạn bị “phong tỏa” bởi độc tố, chẳng hạn khó đi cầu, sức đề kháng suy giảm, viêm mũi, viêm họng, hôi miệng…
Ảnh minh họa: The Health.
Một số cách đào thải độc tố đơn giản mà hiệu quả:
1. Tạo thói quen đi ngoài ít nhất một lần trong ngày
Cơ thể con người mỗi ngày nạp vào khá nhiều thức ăn nên bài tiết cặn bã cũng nhiều. Do đó, mỗi ngày bạn cần phải đi ngoài ít nhất một lần để đảm bảo những cặn bã đó không “đầu độc” ngược lại chính cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy khó thực hiện thì hãy tập thói quen này: Mỗi buổi sáng trước khi tập thể dục, uống một cốc nước lọc hoặc nước ấm. Bằng cách này, cặn bã trong cơ thể sẽ được tống ra ngoài dễ dàng hơn.
2. Tăng cường ăn các loại thực phẩm có tác dụng đào thải độc tố
Video đang HOT
Gừng, chanh, trà xanh, gạo lứt, trái cây tươi, củ dền, bắp cải, cải xoong… là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất giải độc và chống ôxy hóa. Không cần phải ăn nhiều, bạn chỉ cần bổ sung một trong các thực phẩm này vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp đào thải độc tố cơ thể khá hiệu quả và dễ dàng.
3. Uống nước
Uống nước lọc đủ 2 lít mỗi ngày là cách đơn giản nhất để gột rửa độc tố tích tụ trong mọi ngóc ngách cơ thể.
4. Xông hơi
Massage có lợi cho lưu thông tuần hoàn máu, xông hơi giúp tăng cường đào thải độc tố qua da.
5. Ăn chay
Nếu không thể thường xuyên ăn chay, bạn nên dành ra một ngày trong tuần hoặc trong tháng để ăn chay theo định kỳ. Ăn chay giúp thanh lọc cơ thể, có lợi cho quá trình đào thải độc tố, vừa giúp bạn giảm cân, giảm tích tụ năng lượng thừa.
Theo VNE
Nên cho bé ăn phô mai khi nào?
Bạn có thể để cho bé dùng phomai sau bữa ăn, chia ra ăn 2 lần, mỗi lần 1 miếng để chế độ ăn của bé cân đối hơn.
Câu hỏi: Tôi có bé gái hiện được 19 tháng, tôi đi làm nên gửi bé ở nhà trẻ tư. Thường ngày khoảng 10 giờ 45 tôi đến đón bé và cho bé ăn hai miếng phomai Vinamilk (loại hộp 8 miếng). Xin hỏi bác sĩ, tôi cho bé ăn như vậy có tốt không? Và bác sĩ tư vấn cho tôi chế độ ăn của bé kèm pho mai thế nào cho hợp lý?
Nguyễn Thị Anh (anhhuyenuy***@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Không rõ tình trạng dinh dưỡng và việc phân chia khẩu phần ăn của bé thế nào, nếu bữa trưa của bé gần giờ bạn cho bé dùng 2 miếng phomai thì rất có thể lượng ăn của bữa đó sẽ bị hạn chế phần nào.
Phomai Vinamilk.
Bạn có thể để cho bé dùng phomai sau bữa ăn, chia ra ăn 2 lần, mỗi lần 1 miếng sau bữa ăn để chế độ ăn của bé cân đối hơn.
Bạn có thể tham khảo chế độ ăn của bé trong giai đoạn này như sau:
3 bữa ăn/ngày, mỗi bữa 1 1/2 chén : Cháo/mì/nui/phở/búnđược làm mịn... có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm:
- 100-120gđạm/ngày: Thịt/cá/tôm/cua/lươn /trứng... (3 muỗng canh /chén)
- Rau củ: 2 muỗng canh/chén
- Dầu ăn: 2 muỗng café/chén.
- Cho bé dùng phomai, sữa chua, trái cây... vào bữa phụ. Nếu lượng ăn trong bữa chính không đạt nhu cầu, cần tăng bữa phụ lên bù cho bé.
-Kết hợp khoảng 500-600ml sữa theo công thức phù hợp lứa tuổi: Dielac Alpha 123 hoặc sữa cao năng lượng Dielac Pedia( Dành cho trẻ nhẹ cân và suy dinh dưỡng từ 1-10 tuổi).
Thân mến!
BS Ngọc Thanh - PK TVDD Cần Thơ
Theo VNE
Nước mát cũng "chống chỉ định" "Nước mát" là tên dân gian dùng để gọi các loại nước nấu từ cây lá có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, lợi tiểu, giải độc cơ thể... Có lẽ vì thông tin liên quan đến những sự cố sức khoẻ do sử dụng nước mát sai cách chưa được phản ánh đầy đủ trên báo đài nên hầu hết người dân...