Khi estrogen bị thiếu hụt quá nhiều, cơ thể sẽ lập tức phản ứng theo 5 cách này: Nếu bỏ qua, sức khỏe lẫn làn da của chị em rất nhanh “xuống cấp”
Thiếu estrogen có thể khiến cho làn da của bạn trở lên khô ráp, đàn hồi kém, nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều, da bị chảy xệ nhanh chóng, loãng xương, gây tai biến tim mạch…
Với phụ nữ, estrogen là một trong những loại hormone quan trọng nhất. Estrgogen giúp phát triển các đặc tính nữ và duy trì hệ sinh sản, góp phần vào sức khỏe nhận thức, sức khỏe xương, hệ tim mạch…
Những phụ nữ bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như hay ăn kiêng có nguy cơ cao bị nồng độ estrogen thấp. Tuổi tác hay mãn kinh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến estrogen. Ngoài ra, suy buồng trứng sớm, rối loạn tuyến giáp, tập thể dục quá sức, thiếu cân nghiêm trọng, hóa trị liệu, tuyến yên có vấn đề hay do yếu tố di truyền… cũng có thể là nguyên nhân gây sụt giảm estrogen.
Estrgogen giúp phát triển các đặc tính nữ và duy trì hệ sinh sản…
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều cần duy trì sự cân bằng estrogen trong cơ thể. Phụ nữ trẻ (dưới 40 tuổi) bị thiếu hụt estrogen có thể đối mặt với tình trạng mãn kinh sớm, sinh lý suy giảm, mệt mỏi. Đồng thời, thiếu estrogen cũng có thể khiến cho làn da của bạn trở lên khô ráp, đàn hồi kém, nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều, da bị chảy xệ nhanh chóng. Làm loãng xương, gây tai biến tim mạch…
Một số dấu hiệu dưới đây là tín hiệu cảnh báo lượng estrogen bị thiếu hụt.
1. Bạn bị mất kinh
Kinh nguyệt dù là điều có thể gây phiền toái cho phụ nữ nhưng chúng cũng chính là một tấm gương phản chiếu các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là vấn đề về nội tiết tố.
Theo tiến sĩ Aimee Eyvazzadeh (bác sĩ sản phụ khoa và đồng thời là cố vấn chuyên môn của trang Proovtest): “Nếu phụ nữ không rụng trứng thì nghĩa là lượng estrogen và progesterone đều thấp”.
Nếu phụ nữ không rụng trứng thì nghĩa là lượng estrogen và progesterone đều thấp.
Estrogen là một trong những tác động chính của chu kỳ kinh nguyệt. Estrogen thấp có thể làm cho kỳ kinh của bạn bị rối loạn hoặc thậm chí gây vô kinh. Nguyên nhân bởi vì estrogen là hormone làm cho niêm mạc tử cung của bạn dày lên hàng tháng, là tiền đề cho quá trình rụng trứng. Nếu bạn có estrogen thấp, lớp niêm mạc của bạn có thể không dày lên đủ để hình thành kinh nguyệt.
2. Bạn khó ngủ và cảm thấy mệt mỏi
Trung tâm y tế Yale Medicine (Mỹ) cho rằng, hormone estrogen có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại chứng ngưng thở khi ngủ. Ngược lại, khi estrogen bị thiếu hụt, khả năng ngưng thở khi ngủ sẽ cao hơn. Nếu bạn thời gian gần đây bỗng tỉnh dậy nhiều lần giữa đêm, không thể ngủ sâu giấc… thì không loại trừ khả năng lượng estrogen có vấn đề.
Video đang HOT
3. Gần đây bạn luôn cảm thấy chán nản
Tiến sĩ Aimee Eyvazzadeh cho biết: “Estrogen thấp có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, thậm chí liên quan đến chứng trầm cảm. Các nghiên cứu trên động vật và con người đã cho thấy estrogen và progesterone đều ảnh hưởng đến các vùng não và rồi ảnh hưởng đến cảm xúc”.
Nhìn chung, estrogen giúp cơ thể sản xuất serotonin, là chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng.Vì vậy, nếu bạn có estrogen thấp, mức serotonin thấp thì bạn không thể ngăn chặn cảm xúc buồn bã.
Nếu bạn có estrogen thấp, mức serotonin thấp thì bạn không thể ngăn chặn cảm xúc buồn bã.
4. Ham muốn tình dục của bạn thấp
Có rất nhiều lý do khiến bạn giảm ham muốn tình dục hơn so với trước đây và thiếu hụt estrogen cũng là một trong số đó. Estrogen giúp cơ thể sản xuất serotonin – đây chính là chất quyết định mức độ hào hứng của bạn về tình dục. Càng ít estrogen thì lượng serotonin càng ít và khả năng ham muốn cũng sẽ suy giảm.
5. Cảm thấy đau khi quan hệ
Lượng estrogen thấp cũng có thể khiến việc quan hệ tình dục cảm thấy đau đớn hơn. Một phần vì lúc này cơ thể đã bớt ham muốn, một phần vì nó có thể gây ra chứng khô âm đạo.
Tiến sĩ Eyvazzadeh cho rằng, khô âm đạo chính là một triệu chứng của estrogen thấp: “Nếu bạn không có đủ estrogen, âm đạo của bạn có thể bị khô và quan hệ tình dục mà không có đủ chất bôi trơn có thể gây đau đớn nghiêm trọng”.
Chuyên gia cũng lưu ý rằng nhiều chị em sử dụng thuốc ngừa thai có thể ảnh hưởng đến estrogen, gây khô âm đạo. Đồng thời, việc thiếu hụt estrogen cũng có thể làm mỏng thành âm đạo, góp phần gây đau khi thâm nhập.
Vậy làm cách nào để cải thiện estrogen trong cơ thể?
Để có thể cân bằng lượng estrogen trong cơ thể, ngay từ bây giờ chị em nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Các loại rau họ cải: Súp lơ, bông cải xanh, bắp cải… đều là những loại rau chứa nhiều phytoestrogen – chất được gọi là estrogen thực vật, có vai trò quan trọng trong việc hình thành estrogen trong cơ thể.
- Đậu phụ: Thực phẩm này có chứa rất nhiều isoflavone -một loại phytoestrogen giúp sản xuất estrogen hiệu quả.
- Đậu đen: Đậu đen có chứa estrogen tự nhiên – isoflavone, có thể làm tăng estrogen trong cơ thể và trì hoãn sự lão hóa.
- Tỏi: Một số nghiên cứu cho thấy, tỏi có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu. Ngoài ra, nhiều phụ nữ mãn kinh sử dụng dầu tỏi đã nhận được tác dụng bảo vệ chống mất xương liên quan đến thiếu hụt estrogen.
- Củ hành tây: Hành tây tác dụng khử trùng và chứa các chất dinh dưỡng rất phong phú. Trong số đó, hàm lượng phytoestrogen rất cao. Phụ nữ ăn thường xuyên có thể bổ sung estrogen trong cơ thể và giúp da dẻ căng mịn, tươi tắn hơn.
Loại hạt không xa lạ với người dân Việt Nam rất tốt cho sức khỏe, từ xương khớp đến tim mạch, nhưng có 3 nhóm người không nên ăn
Là thực phẩm thông dụng trong đời sống, đậu đen có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên 3 người dưới đây không nên ăn đậu đen.
Theo y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, qui kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, chữa được cước khí, bồi bổ cơ thể. Loại hạt này được sử dụng để nấu nước, nấu chè giải nhiệt, thanh mát cho những ngày hè nóng bức. Bên cạnh đó, đỗ đen còn có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, phòng chống và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Tuy đậu đen rất giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được. Đặc biệt đối với những người khó tiêu, dễ bị dị ứng hoặc mắc bệnh gút cần hết sức lưu ý các vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống và tránh ăn đậu đen.
Ăn đậu đen đúng cách sẽ đem lại những lợi ích sau đây
Ảnh minh họa
Duy trì sức khỏe xương: Sắt, phốt pho, canxi, magiê, mangan, đồng và kẽm trong đậu đen cùng góp phần duy trì cấu trúc và sức khỏe của xương. Riêng canxi và phốt pho đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc xương. Còn sắt và kẽm giữ nhiệm vụ duy trì sự chắc khỏe và độ đàn hồi của xương và khớp.
Giảm huyết áp: Đậu đen có lượng natri thấp, đồng thời chứa kali, canxi và magiê, là những chất giúp giảm huyết áp tự nhiên.
Kiểm soát bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu khoa học cho thấy những bệnh nhân tiểu đường loại 1 ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm nồng độ glucose trong máu. Trong khi đó, một chén đậu đen nấu chín cung cấp đến 15g chất xơ cho cơ thể (tương đương khoảng 50% nhu cầu chất xơ hằng ngày của mỗi người).
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Chất xơ, kali, folate, vitamin B6 và phytonutrient có trong đậu đen đều hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch. Riêng chất xơ giúp giảm lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim. Ngoài ra, quercetin và saponin được tìm thấy trong đậu đen cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch. Quercetin là một chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và chống lại những sự tổn hại mà cholesterol xấu (LDL) gây ra.
Ảnh minh họa
Ngừa ung thư: Selenium là một khoáng chất không có trong hầu hết rau củ và trái cây nhưng được tìm thấy trong đậu đen. Nó giúp thanh lọc những chất độc hại gây ung thư trong cơ thể. Selenium cũng ngăn ngừa viêm và giảm mức độ phát triển của khối u.
Tốt cho tiêu hóa: Bởi giàu chất xơ nên đậu đen có thể giúp ngăn ngừa táo bón và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Hỗ trợ giảm cân: Thực phẩm giàu chất xơ như đậu đen luôn là lựa chọn hàng đầu và thông minh của những người đang cần giảm cân, bởi chất xơ giúp no lâu và giảm cảm giác thèm ăn.
Đậu đen tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải ai cũng ăn được, có người sau khi ăn đậu đen sẽ gặp phải một số triệu chứng trong cơ thể.
Ai không thích hợp ăn đậu đen?
1. Người có chức năng tiêu hóa kém, bụng chướng
Sau khi cơ thể gặp các vấn đề về sức khỏe ở đường tiêu hóa thì không nên ăn đậu đen. Vì bản thân các loại đậu khó tiêu hóa hơn, và trong trường hợp ăn quá nhiều cũng có thể bị chướng bụng, dẫn đến tăng khí trong cơ thể và tăng xì hơi. Để tránh những thực phẩm sinh khí này gây tổn hại thêm đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, sau khi xuất hiện cảm giác khó chịu cần tuyệt đối tránh, tốt nhất nên ăn ít thức ăn như đậu đen hoặc các loại đậu khác.
2. Bệnh nhân bị gút
Ảnh minh họa
Sau khi mắc bệnh gút, cần hết sức lưu ý các vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống. Do bệnh nhân gút bị rối loạn chuyển hóa nhân purin, nếu lúc này cũng ăn những thực phẩm có nhiều nhân purin sẽ làm tăng sản xuất axit uric trong cơ thể, dễ dẫn đến bệnh gút nặng thêm.
Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh gút, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có nhân purin như đậu đen hay các loại hải sản, các loại đậu... Tốt nhất nên ăn ít, để không tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể và dẫn đến tình trạng bệnh gút ngày càng trầm trọng hơn.
3. Những người bị dị ứng
Một số người rất dễ bị dị ứng với các loại đậu, sau khi ăn một số loại đậu, họ thường có một số triệu chứng cơ thể nhất định như ngứa và phát ban trên da, có thể liên quan đến phản ứng dị ứng. Vì vậy, nếu phát hiện bị dị ứng với các loại đậu, bạn nên tuyệt đối tránh ăn các loại đậu, bao gồm cả đậu đen.
Khi nào lạc quan, cố vui cho đời bớt buồn trở thành 'sự tích cực độc hại'? Chỉ tập trung vào suy nghĩ lạc quan và tránh những trải nghiệm khó khăn, nỗi buồn... là điều mà một số chuyên gia gọi là "sự tích cực độc hại". Đừng vậy nhé, vẫn ổn nếu bạn cảm thấy không ổn mà, thật đấy! Chỉ tập trung vào suy nghĩ lạc quan và tránh những trải nghiệm khó khăn, nỗi buồn... là...