Khi “đồ chùa” rơi vào tay sinh viên
Khó có thể thấy cái gì thảm hại hơn khi những tài sản được xem “đồ chùa” vào tay một số sinh viên kém ý thức.
-Ấn nút chờ đi, nó sắp ra rồi đấy!
- Lâu vậy mày? – Vừa hỏi lại người bạn đang đứng sau mình đang gọi điện thoại, cô bạn nữ sinh không ngừng đưa tay ấn liên tục vào nút “open” để chế độ chờ ở thang máy dù ngay cạnh đó có tấm biển lưu ý: “Không bấm nhiều lần vào các nút mở – đóng”.
Hóa ra một nhóm SV trong thang máy ấn nút dừng để chờ bạn của mình. Người ấn nút, người gọi điện í ới giục bạn… Vừa chờ họ vừa nói chuyện ầm ĩ không hề để ý đến những người xung quanh.
Hơn một phút trôi qua, cánh cửa thang máy vẫn không ngừng đóng vào rồi lại bị nhóm bạn này mở ra, Có người khó chịu lên tiếng phản đối nhưng họ vẫn tỉnh bơ. Mãi một lúc sau, không thấy người bạn kia ra họ mới chịu cho đóng thang máy để tiếp tục lên lầu.
Nghe một người phụ nữ góp ý: “Thang máy mà bấm như vậy rất dễ hỏng” thì cả nhóm bạn cùng cười ồ lên. Đến tầng 4, xô đẩy cả những đứng trước mình để ra bước ra, họ mới quay lại “phán” góp ý của người phụ nữ lúc nãy. Một nữ sinh nói: “Mình không bấm thì người khác cũng bấm, hỏng là hỏng thôi à, có giữ cũng chả được!”. Cô khác chêm vào: “Có hỏng cũng đâu đến lượt bọn mình sửa đâu mà lo”…
Câu chuyện xảy ra tại trường ĐH M (TP.HCM) và một buổi trưa thứ 7. Có thể thấy rõ sự vô ý thức của nhóm bạn nhưng hành vi thờ ơ với tài sản chung như trên không phải là ngoại lệ trong giới SV.
Chỉ cần một lần chứng kiến SV dùng tài sản chung ở trường học như đi thang máy, nhà vệ sinh, sử dụng quạt, máy lạnh… nhiều người sẽ phải giật mình trước “cách sử dụng” của họ. Thiếu ý thức bảo vệ đã đành, một số người còn mang nặng tâm lý… đồ chùa dùng thế nào cũng được, hỏng cũng chẳng sao.
Chẳng những tài sản ở trường mà bất kỳ ở đâu, không khó nhìn thấy ý thức bảo vệ tài sản chung của SV rất kém. Cái gì được xem là “đồ chùa” họ tận dụng tối đa nhưng thiếu trách nhiệm giữ gìn, chỉ cái gì thuộc về mình họ mới chịu giữ bo bo.
Video đang HOT
Sinh viên làm việc nhóm kém vì các bạn thiếu ý thức trách nhiệm chung (Ảnh mang tính minh họa).
Tại nhiều chỗ trọ, đồ dùng sinh hoạt chung của cả khu như bóng điện, vòi nước, cánh cửa nhà tắm… do chủ nhà chi trả. Thế rồi phải bỏ tiền sửa và thay đồ liên tục vì SV xài “đồ chùa” thì chỉ được ngày một ngày hai đồ xịn mấy cũng hỏng. Tình trạng này chỉ được khắc phục khi chủ trọ “gạt” khoản chi chung này sang túi SV.
Nói về ý thức giữ gìn tài sản chung của SV, cô Lê Thị Mai, chủ một dãy nhà trọ ở P.4 (Q.Gò Vấp, TPHCM) lấy dẫn chứng về chiếc que phơi đồ ở khu trọ nhà mình. Chỗ phơi đồ của các phòng nằm trên cao nên cô bỏ tiền mua chiếc que phơi đồ cho các phòng dùng chung và có chỗ treo nhất định.
Thế nhưng, dùng xong chẳng người nào treo lên, mà tiện đâu vứt đó, có người còn đập cho gãy… hoặc đưa vào phòng làm của riêng nên chỉ được tuần, hai tuần cô lại phải mua cái mới.
“Chổi quét sân hay sọt rác gì cũng vậy, chẳng bỏ tiền ra các bạn không giữ đâu, mình mua rất tốn kém. Cuối cùng, tôi không sắm nữa mà để phòng ai người nấy lo. Đồ mình thì các bạn giữ ghê lắm”.
Cô Mai cho biết thêm trước đây chị thuê phòng không thu tiền nước, chỉ yêu cầu các bạn sử dụng tiết kiệm nhưng rồi chỉ phải hoảng với khối lượng nước hàng tháng. “Không những dùng thoải mái mà các bạn dùng tẹt ga luôn, nước đầy xô không thích là đổ ngay. Từ khi tôi thu tiền nước (3.000 đồng/khối) thì… lượng nước dùng cả xóm chỉ bằng 1/5 trước đó”, cô Mai nói.
Việc thiếu ý thức với “đồ chùa” tưởng là chuyện nhỏ nhưng lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến SV làm việc và hoạt động nhóm kém vì họ có tâm lý ỷ lại cho rằng đó là việc của người khác, không phải là trách nhiệm của mình, mình có làm hay không thì cũng vậy. Chính điều đó trở thành điểm yếu của SV khi ra trường, đặc biệt khi tiếp xúc với môi trường làm việc quốc tế.
Tại một hội thảo hợp tác giáo dục, Tổng giám đốc một tập đoàn về công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở ở Việt Nam chia sẻ về khả năng, kiến thức của SV Việt Nam khi ra trường hề thua kém các SV các nước tiên tiến bởi các bạn rất chăm chỉ và chịu khó. Tuy nhiên, hạn chế của SV trong nước là làm việc nhóm kém, thiếu ý thức bảo vệ tài sản chung và trách nhiệm tập thể đã làm “mất điểm” của họ rất nhiều.
Theo PLXH
Béo mềm cút chiên bơ
Món cút chiên bơ hấp dẫn người đi đường bởi hương thơm ngào ngạt và khiến thực khách quyến luyến bởi vị béo mềm cùng bát nước chấm sóng sánh. Món lề đường mà khách đông cũng là điều dễ hiểu
Người ta thường cầm lòng không đậu mỗi khi đi ngang những hàng bán cút chiên bơ. Bởi hương thơm nồng nàn quá, cứ tỏa ra, len lỏi theo từng cơn gió lan khắp bốn hướng. Người đậu xe chờ đèn đỏ đôi khi không kềm được, tranh thủ mua vài con về lai rai. Gặp lúc kẹt xe, thôi thì tấp vào nhâm nhi món cút nướng chờ bà con vãn bớt, hết nghẹt đường mới về.
THEO GIÓ ĐƯA HƯƠNG
Giờ tan tầm, bụng đã đói mà đi ngang hàng cút chiên lại càng sôi sùng sục. Lúc khách đông, mùi cút chiên bơ không ngừng lan tỏa cả một góc trời. Khách còn no cũng thấy đói, còn khách đang đói càng them đói ngấu. Cút chiên ban đầu chỉ vừa vàng đủ để hấp dẫn người qua lại, khi có khách mới được cho vào chảo chiên lại cho giòn.Khách đến mua phải đứng chờ một chút, nhưng đó lại là cái thú khi được nhìn miếng cút sôi lèo xèo trong chảo, nghe mùi gia vị bốc lên thơm phức. Khi cút đã rám vàng, người bán mới xắn một miếng bơ thực vật cho vào và tắt bếp. Bơ nhanh chóng tan chảy và được áo một lớp mỏng giúp miếng chim cút them óng ả và thơm ngậy.
Chim cút chiên bơ thường được dùng kèm bánh mì với dưa leo, đồ chua, rau răm thơm ngát. Nhưng ngon nhất là nước chấm, đó là thứ hơn thua giữa các hàng bán cút chiên. Nước chấm phải sánh, béo mà không ngấy, đậm đà mà không gắt, và vị ngọt phải có chút ít cho vừa lòng người Sài Gòn, nhưng không thể ngọt lừ khiến người ta ngán.
Dĩ nhiên, cút cũng phải chiên vừa khéo để thịt cút béo mềm nhưng phần cánh, đầu và chân lại giòn tan. Đó là cả một nghệ thuật. Bởi nếu quá lửa, cút giòn được phần "râu ria" thì thịt lại khô và xảm. Màu của món cút cũng phần nào nói lên chất lượng. Ngon nhất là màu vàng nâu tự nhiên của cút chiên đúng lửa. Màu cam hồng của hóa chất, người tinh ý nhận ra ngay và người khó tính sẽ không màng đến.
Để có món cút ngon và nước chấm vừa miệng như thế, dĩ nhiên khâu chủ chốt là ở công đoạn ướp. Gia vị phải nêm nếm sao cho vừa, thứ gì ướp trước, thứ gì ướp sau và ướp trong bao lâu để thịt cút mềm thơm, nước chấm tuyệt hảo. Đó lại là một bí quyết mà không hàng nào chỉ hàng nào, cứ cạnh tranh ngầm và tự sáng tạo sao cho món ăn của quán mình độc đáo nhất, thu hút khách nhất.
QUÁN NHỎ LỀ ĐƯỜNG
Hình ảnh dễ thấy của những hàng bán cút chiên bơ là một chiếc xe đẩy nhỏ với tủ kính trong suốt bày những chú cút chiên sẵn vàng ươm. Xe được thiết kế với một khoảng trống đủ để kê chiếc bếp bên dưới và một chảo rộng phía trên. Hình như tất cả hàng bán cút chiên bơ đều bán ở lề đường, ngoài chiếc xe "đa chức năng" vừa làm tủ bày hàng, vừa làm bếp và nơi chuẩn bị món còn có thêm vài ba chiếc bàn ghế cho khách ăn tại chỗ. Đơn giản vậy, nhưng những hàng bán cút ngon, khách vẫn cứ đông mịt mù.
Như hàng cút chiên bơ trên đường Tô Hiến Thành. Đầu tiên cũng chỉ một xe đẩy với 2 chiếc bàn chơ vơ. Về sau, khách đông quá, quán phải thêm bàn thêm ghế, rồi dọn qua một địa điểm mới rộng hơn trên đường Đồng Nai gần đó. Địa điểm cũ chỉ còn chiếc xe bán cho khách mua đem về và để "tiếp thị" cho quán mới. Nước chấm ở đây được khách khen nức nở, nên tuy phải chờ khá lâu vì cút chiên không kịp bán, nhưng trong khi chờ đợi, có ổ bánh mì nóng giòn chấm với bát nước ướp cút đậm đà, người ta cũng lấy làm thú vị quên cả bực.
Người ta không chỉ ăn cút chiên bơ vì không cưỡng được mùi thơm của nó. Người ta ăn vì thèm, vì nhớ, vì thích hàn huyên cùng bạn bè bên đĩa cút chiên thơm lừng và ổ bánh mì nóng hổi. Lớp trẻ thích rủ nhau đi ăn cút chiên bơ. Cút chấm với muối tiêu vắt thêm nửa trái quất chua chua mằn mặn, còn bánh mì lại chấm với nước cút đậm đà béo ngậy.
Ở Sài Gòn, cút chiên bơ có đủ 4 mùa. Có người thích ăn ở đường Đồng Nai, người lại thích tiệm ở đường Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5. Có khách lại ăn quen quán nơi trường Cao đẳng sư phạm thành phố, có lẽ vì một thời sinh viên quen món, quen mùi.
Nơi trước cổng sân khấu Trống Đồng đường Cách Mạng Tháng Tám cũng có rất nhiều hàng cút chiên bơ, món đủ ngon để nói chân khách đi nghe ca nhạc. Thời gian sắp tới, nơi đây được quy hoạch thành bãi giữ xe. Không biết những xe cút ấy có còn nơi chốn đi về?
Theo PNO
Đồ chua không tốt như vẫn tưởng! "Nếu muốn có vòng hai thon, cậu nên tích cực ăn chua như mình này", cô bạn tôi quay tròn, khoe vòng eo nhỏ xíu trong cái dáng gầy gò mỏng dính như chỉ có da bọc xương. Điểm tâm mỗi ngày của cô ấy luôn là một ly nước chanh, trà chanh hoặc các loại nước ép trái cây có vị chua....