Khi đi mua sắm, cần tuyệt đối cảnh giác với những cú lừa mang tên “bao bì”
Bao bì của các loại sản phẩm giống như một trò thôi miên, không tỉnh táo là bạn sẽ bị mắc lừa. Hãy cùng xem những pha lừa bào bì dưới đây khiến bạn ngỡ ngàng.
Thứ dễ dàng lấy lòng khách hàng nhất, không phải sản phẩm, mà là bao bì. Nói cách khác, bao bì là thứ ngôn ngữ trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội, phần “nhìn” dường như đã lấn át tất cả. Tuy nhiên, hiếm thấy thương hiệu nào có sản phẩm giống 100% hình minh họa trên bao bì. Chưa kể, còn những cú lừa kinh hãi như loạt ảnh dưới đây.
Hình minh họa của cuộn dây thừng là người đàn ông đang leo núi, chú thích lại ghi: Không phù hợp để leo núi?
Cái thứ kẹo dẻo này, gian dối hết phần người khác!
Chiêu trò lừa bịp thường thấy trong siêu thị Nga: Mua 1 khay xúc xích, tặng ngay 2 xúc xích. Thế cái chỗ hổng kia là như nào?
Này thì “nhiều hơn 30 – 40%” – to như nhau luôn
Khen tôm to thế nhỉ và cái kết đắng sau khi giật mác
Video đang HOT
“Bị lừa rồi nhé”
Hộp màu 64 cây mở ra chỉ có 100% da cam
“Đúng rồi, tội gì tốn thêm chocolate vào mấy chỗ khuất khuất…” Nhà sản xuất nghĩ
Bao bì lớn sẽ khiến người tiêu dùng hình thành nhận định sai lầm về giá trị. Ví dụ, chỗ thuốc và kích thước của cái lọ
Nước làm mát động cơ mà đóng lon như bia thế này trẻ con uống nhầm quả thật oan uổng
“Có mỡ mà húp nhé”, lừa thôi
Mua kéo về để cắt nhưng không kiếm đâu ra cái kéo để cắt cái kéo
Theo Trí thức trẻ
Siêu thị, trung tâm thương mại 'hô biến' hàng loạt sản phẩm nước chấm thành nước mắm
Tại nhiều hệ thống siêu thi, trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội, hàng loạt các loại nước chấm đang bị gọi tên thành nước mắm, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Hàng loạt sản phẩm nước chấm bị "gọi nhầm" tên
Khảo sát tại các siêu thi, trung tâm thương mại không khó để tìm những sản phẩm nước chấm của nhiều thương hiệu lớn được bán dưới danh nghĩa nước mắm.
Cụ thể, một chai nước chấm thương hiệu Nam Ngư Siêu tiết kiệm với thể tích 4,8 lít tại Lotte Mart (Đống Đa, Hà Nội) đang được bán dưới danh nghĩa nước mắm, mặc dù ngay trên bao bì sản phẩm, nhãn hàng Chinsu Food đã ghi rõ đây là nước chấm. Theo nhà sản xuất, sản phẩm này được tạo nên bởi hơn 20 thành phần, bao gồm: nước, muối, tinh cốt cá cơm, chất tạo ngọt tổng hợp, hương liệu tổng hợp dùng trong thực phẩm,... đang được bán với giá 46.300 đồng.
Một chai nước chấm thương hiệu Nam Ngư được bày bán tại trung tâm thương mại. (Ảnh: MT).
Nhà phân phối lại gọi tên sản phẩm thương hiệu Nam Ngư là nước mắm. (Ảnh: MT).
Tương tự, sản phẩm nước chấm nhãn hiệu Ông Tây (một sản phẩm của thương hiệu Micoem) đang được bày bán dưới dạng nước mắm với thành phần như muối, chất tạo ngọt, chất điều vị, hương nước mắm tổng hợp,....
Nước chấm thương hiệu Ông Tây "lọt thỏm" giữa kệ nước mắm. (Ảnh: MT).
Rồng Vàng - sản phẩm của công ty TNHH hàng tiêu dùng Thái Long cũng là một trong số những sản phẩm nước chấm được "đặt nhầm chỗ" tại các siêu thị. Mặc dù Thái Long đã ghi trên bao bì sản phẩm là nước chấm, song người tiêu dùng vẫn dễ dàng nhầm lẫn khi được xếp cùng kệ nước mắm.
Một sản phẩm nước chấm thương hiệu Rồng Vàng cũng được gọi tên thành nước mắm tại siêu thị.(Ảnh: MT).
Trao đổi về việc nhiều sản phẩm nước chấm được "gán" danh nghĩa nước mắm dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng đang bày bán tại các siêu thị, chị Hoàng Oanh (Thanh Xuân, Nguyễn Trãi) cho biết: "Tôi thường hay nhìn tên, xuất xứ sản phẩm kèm giá tiền trên các quầy hàng tại siêu thị, dần dần tạo thành thói quen, ít khi nhìn kĩ sản phẩm là nước mắm hay nước chấm. Việc các trung tâm thương mại đánh đồng tên gọi rất dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng".
Chị Nguyễn Thu (Hà Đông, Hà Nội) lại cho rằng: "Việc trung tâm thương mại, siêu thị đang mập mờ tên gọi các sản phẩm gây nhầm lẫn cho khách hàng. Người dân bỏ tiền ra mua các sản phẩm không đúng ý sẽ tạo ra thói quen mua sắm không tốt , doanh nghiệp bán hàng cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều về sự không trung thực trong việc giới thiệu, quảng cáo hàng hóa".
Nước mắm theo Tiêu chuẩn Quốc gia cần đảm bảo những yếu tố nào?
Tiêu chuẩn Quốc gia (TCQG) năm 2018 về nước mắm qui định, nhãn sản phẩm bao gói sẵn để bán lẻ cần ghi các thông bao gồm: tên sản phẩm "Nước mắm nguyên chất" hoặc "Nước mắm", có thể kèm theo tên loài cá nếu chỉ sử dụng một loài cá trong chế biến nước mắm.
Ngoài ra, đối với "Nước mắm nguyên chất", nhãn hàng cần ghi rõ "cá và muối"; đối với "Nước mắm", ghi rõ nước "mắm nguyên chất, nước, muối, đường" (nếu sử dụng) và loại phụ gia thực phẩm cụ thể.
Bên cạnh đó, TCQG về nước mắm cũng quy định, các chỉ tiêu chất lượng chính về hàm lượng nitơ tổng số (tính theo g/l) và hàm lượng nitơ axit amin (theo phần trăm so với hàm lượng nitơ tổng số) phải được nhãn hàng ghi cụ thể trong bao bì sản phẩm.
TCQG cũng qui định rõ, nước mắm nguyên chất là sản phẩm dạng dịch lỏng trong, thu được từ hỗn hợp của cá và muối (chượp chín) đã được lên men tự nhiên trong một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng. Còn nước mắm là sản phẩm được chế biến từ nước mắm nguyên chất, có thể bổ sung nước muối, đường, phụ gia thực phẩm, có thể được điều chỉnh màu, điều chỉnh mùi,....
Theo vietnammoi.vn
Muốn không bị "dắt mũi" dùng mỹ phẩm nhái - hãy học thuộc ngay 7 bí kíp này! Nếu bạn cho rằng chỉ cần check mã code là đủ thì bạn hoàn toàn có thể mua phải hàng fake với giá auth đó nha! Không thể phủ nhận rằng, làm đẹp là nhu cầu chính đáng của một nửa thế giới. Và khi cuộc sống càng trở nên hiện đại hơn, phái đẹp lại càng quan tâm đến việc gìn giữ...