Khi bệnh phụ khoa “gõ cửa” dân văn phòng
Trong cuộc sống, người phụ nữ giữ nhiều vai trò, trách nhiệm khác nhau. Song song đó họ còn phải đối mặt với nỗi lo tuổi tác, sự lão hóa da và các bệnh phụ khoa âm thầm tấn công.
Không chỉ những phụ nữ tiếp xúc với môi trường có nguồn nước bị ô nhiễm và giữ gìn vệ sinh kém mới mắc bệnh phụ khoa, mà cả chị em văn phòng có chế độ vệ sinh tốt vẫn mắc bệnh như thường.
Nguyên nhân mắc bệnh phụ khoa
Vệ sinh kém: Ở “vùng tam giác” của nữ giới, môi trường ẩm ướt và có nhiều vi khuẩn sinh sống. Vì vậy, vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
Nhiễm nấm, vi khuẩn, vi rút qua đường “yêu”: Số lượng chị em mắc bệnh phụ khoa qua đường này không ít nhưng phần đông chỉ biết được khi bệnh đã tái phát.
Mặc quần lót quá chật: Mặc quần lót chật làm âm đạo bị bó chặt, không thoáng khí, cộng với nhiệt độ bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển.
Rối loạn nội tiết tố Estrogen: Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh sức đề kháng của niêm mạc trở nên yếu dẫn đến mắc bệnh.
Stress: Là một tnguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm, từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây ra viêm nhiễm.
Video đang HOT
Sử dụng các thủ thuật phụ khoa không an toàn: Dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai… cũng có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Ảnh minh họa.
Một số bệnh phụ khoa thường gặp
Viêm âm đạo do ký sinh trùng và viêm âm đạo do nấm: Dấu hiệu của bệnh là khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ (viêm âm đạo do tạp khuẩn), ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh.
Viêm lộ tuyến tử cung: Nguyên nhân chủ yếu do viêm hoặc sang chấn như rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô bên trong cổ tử cung gây nên lộ tuyến. Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh là xuất hiện khí hư, cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại…
Viêm phần phụ (ống dẫn trứng, buồng trứng): Có biểu hiện bất thường như đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu, sốt cao, từng cơn hay liên tục, khí hư nhiều, có mùi hôi lẫn mủ.
Cách phòng bệnh phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa không thể xem thường vì nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh. Vì thế, hãy phòng bệnh phụ khoa bằng cách:
* Chọn quần lót có chất cotton thấm hút và không mặc quá chật.
* Nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày bằng nước sạch hay dung dịch vệ sinh phụ nữ theo chỉ định của bác sĩ. Vào những ngày đèn đỏ, cần vệ sinh kỹ càng hơn.
* Tránh dùng các sản phẩm gây kích ứng vùng âm đạo như các loại nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm.
Bên cạnh đó chị em cần ngăn ngừa bệnh phụ khoa “ gõ cửa” bằng cách bổ sung những viên uống có tinh chất thảo dược giúp phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh khụ khoa, huyết trắng bệnh lý.
Theo PNO
Cảnh giác những bệnh phụ khoa dễ mắc mùa thu đông
Mùa thu đông, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô, gió mạnh khiến các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh, đồng thời hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây những bệnh phụ khoa cho chị em.
Dưới đây là một số bệnh chị em thường mắc phải trong mùa thu đông được các bác sỹ chuyên khoa Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội cho biết:
Ảnh minh họa
Viêm âm đạo: Nếu thường xuyên để vùng kín bị khô lạnh sẽ dẫn đến sự gia tăng của huyết trắng và làm giảm độ PH trong môi trường cân bằng của âm đạo, từ đó gây ra các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, cổ tử cung, viêm âm đạo. Biểu hiện là lượng khí hư bất thay đổi, kinh nguyệt bất thường, đau bụng dưới.
Viêm vùng chậu: Đây cũng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt gặp ở những chị em có sức đề kháng thấp. Sức đề kháng thấp làm cho hệ miễn dịch trong cơ thể không đủ để chống lại những vi khẩn tấn công ở âm hộ đi ngược vào tử cung thông qua ống dẫn trứng để đi vào vùng chậu gây nên viêm vùng chậu. Biểu hiện: khí hư ra nhiều, sốt, đau bụng dưới, có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi.
Kinh nguyệt không đều: Vào mùa thu đông, nếu cơ thể không được giữ ấm thường xuyên thì sẽ rất dễ khiến buồng trứng bị sớm lão hóa. Cơ quan sinh sản của phụ nữ rất kị lạnh bởi nếu bị lạnh thì hệ thống mao mạch vùng bụng dưới thường tắc nghẽn, quá trình tiết dịch nhờn cũng khó khăn và chậm chạp hơn. Nếu để lâu sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt nếu không giữ ấm trong những ngày đèn đỏ thì các bạn gái còn bị đau bụng kinh dữ dội hơn ngày thường.
Viêm cổ tử cung: Vào mùa thu đông, khí lạnh làm mất cân bằng môi trường kiềm vốn có của cổ tử cung nên nó rất dễ bị viêm nhiễm và các vi khuẩn sẽ có cơ hội thâm nhập sâu vào tử cung gây ra các viêm nhiễm.
Theo VNE
2 bệnh dễ gặp nếu không vệ sinh "vùng kín" đúng cách Cấu tạo âm đạo của phụ nữ gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu nên nếu không để ý sẽ rất dễ bị nhiễm bẩn nếu không vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ. Tôi đã nghe nhiều về việc cần chăm sóc "vùng kín" sạch sẽ, không lạm dụng dung dịch vệ sinh, không ngâm bằng nước muối hay bất kì...