Khi anh hùng biến thành tội đồ: “Cựu pharaoh” Ai Cập Hosni Mubarak
Sau 30 năm nắm quyền uy tuyệt đối, cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đang “ chết lâm sàng”
Bị cáo Hosni Mubarak nằm trên giường hầu tòa ngày 2-6-2012. Ảnh: EPA
“Chết lâm sàng” là từ mà MENA, hãng tin nhà nước Ai Cập, dùng để mô tả tình trạng sức khỏe của tội phạm Hosni Mubarak, 84 tuổi, hôm 18-6. Sau đó, có tin đồn người hùng một thời Mubarak đã qua đời. Hội đồng Tối cao Quân lực (SCAF) Ai Cập vội vàng đính chính cựu tổng thống Mubarak vẫn còn sống bằng máy trợ sinh, chưa đến mức “chết lâm sàng”.
Chết lâm sàng từ lâu
Nhật báo Mỹ The Los Angeles Times dẫn lời sinh viên Maged Tawfiles ở Cairo nhận xét: “Tôi không tin ông Mubarak qua đời vì trước đó ông ấy đã chết nhiều lần rồi. Các tướng lĩnh đang tiếp tục khiêu khích chúng tôi. kiểu thông tin như thế chẳng khác gì chế nhạo người dân. Chúng tôi đã quá mệt mỏi và chán ngấy vì sự chia rẽ”. Nói cách khác, đối với người dân, ông Mubarak đã “chết lâm sàng” từ lâu.
Nhận xét của anh sinh viên nói trên phản ánh tâm trạng chán chường của đại bộ phận người dân Ai Cập. Kể từ ngày ông Mubarak tuyên bố từ chức rồi dùng trực thăng bay khỏi dinh tổng thống ngày 11-2-2011, Ai Cập bắt đầu nếm trải quả đắng. Khi quân đội lật đổ chế độ ông Mubarak, người dân hân hoan ăn mừng thắng lợi. Nhưng rồi các ông tướng chiếm quyền quá lâu khiến họ bất bình. Đảng Huynh đệ Hồi giáo (MB) thoạt đầu được ủng hộ nhưng sau đó bị mất dần niềm tin. Khi đa số ghế trong quốc hội lọt vào tay đảng này, tòa án tối cao ra quyết định giải tán quốc hội.
Video đang HOT
Sự căng thẳng leo lên tột đỉnh khi Ủy ban Bầu cử Quốc gia hôm 20-6 tuyên bố hoãn công bố kết quả bầu cử tổng thống vòng 2 thêm vài ngày. Theo tờ The Los Angeles Times, người có nhiều cơ hội chiến thắng là Mohamed Morsi, ứng cử viên của Đảng MB, bị SCAF coi là mối đe dọa chính trị đối với họ. Tóm tắt tình hình rối ren này, nhà văn Ai Cập Omar Shawki nhận định: “Không nghi ngờ gì nữa, đứng đằng sau các quyết định kể trên là SCAF. Chính quân đội tạo ra sự hỗn loạn trên đường phố. Bây giờ không còn ai tin ai nữa”.
Bất ngờ làm tổng thống
Mubarak học lái phi công chiến đấu, tốt nghiệp năm 1950. Ông trở thành tư lệnh không quân 22 năm sau và dưới quyền chỉ huy của ông, không quân Ai Cập đã đóng góp không nhỏ vào chiến thắng Israel trong cuộc chiến Kippur năm 1973. Hai năm sau, tổng thống Anwar el Sadat quyết định bổ nhiệm ông làm phó tổng thống. Mubarak tỏ ra là một người trung thành, chăm chỉ làm việc, có kỷ luật và không có tham vọng gì lớn. Một tuần sau khi tổng thống Sadat bị các thành phần Hồi giáo cực đoan ám sát năm 1981, ông Mubarak lên làm tổng thống.
Về mặt ngoại giao, mặc dù không bằng tổng thống Nasser, người đưa Ai Cập lên vị trí lãnh đạo thế giới Ả Rập, ông Mubarak có công nâng cao vị trí Ai Cập trên trường quốc tế. Thế nhưng do tiếp tục chính sách thân Mỹ và Israel của ông Sadat, ông Mubarak bị các nước Ả Rập không “tâm phục, khẩu phục”.
Độc tài, tham nhũng
Sai lầm lớn nhất của ông Mubarak là về mặt đối nội, ông Mubarak củng cố quyền lực bằng lực lượng cảnh sát hùng hậu. Ông đàn áp thẳng tay các đảng Hồi giáo cực đoan như Al-Jihad, Gamaa Islamaya, Talaeh a Fatah, nhất là Đảng MB. Trong 7 năm trấn áp đảng MB, ông đã xử tử 68 người, bắt giam 15.000 người. Gây thù chuốc oán, ông bị các tổ chức Hồi giáo cực đoan mưu sát 10 lần ở trong và ngoài nước nhưng đều thoát chết.
Áp dụng chế độ độc đảng, trong 3 cuộc bầu cử tổng thống năm 1987, 1993 và 1999, ông Mubarak là ứng cử viên duy nhất, đắc cử với “tỉ lệ trong mơ” 95% số phiếu. Hình ảnh ông Mubarak càng phai nhạt sau những vụ tố giác gian lận bầu cử quốc hội tháng 11-2010.
Trong 30 năm sống dưới trào “cựu Pharaoh” Mubarak – từ của nhật báo Anh ngữ Gulf News xuất bản tại Dubai – đời sống của người dân Ai Cập chẳng được cải thiện. Thống kê năm 2010 cho biết 44% dân số sống nghèo khổ, một ngày thu nhập chưa tới 2 USD. Tất cả do tệ tham nhũng lan tràn trong mọi lĩnh vực từ tài chính, du lịch, dầu khí đến điều hành kênh Suez… Theo tờ The Guardian, gia đình ông Mubarak vơ vét được khoảng 70 tỉ USD, trong đó có 31 tỉ USD ở Mỹ đã bị Mỹ chính thức phong tỏa hồi tháng 3-2011.
Ngày trừng phạt
Ngày 25-1-2011, hàng trăm ngàn dân chúng xuống đường biến quảng trường Tahrir thành trung tâm chống chính quyền đòi tổng thống từ chức. Ông Mubarak mạnh tay đàn áp. Trong 18 ngày nổi dậy của quần chúng, có khoảng 900 người biểu tình bị giết. Vì không ngăn cản được tội ác này và bị cáo buộc tham nhũng, lạm quyền, ông Mubarak lãnh án tù chung thân với các tội danh “cố sát, mưu hại người biểu tình, lạm quyền, lãng phí ngân quỹ nhà nước, tư lợi bất hợp pháp”. Ngoài ra, tòa án hành chính Cairo còn phạt ông 200 triệu đồng LE (33,6 triệu USD) trả bằng tiền cá nhân về tội cắt mạng internet và điện thoại trong thời gian biểu tình, gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế. Hai con trai của ông cũng đang chờ tòa xử.
Khi đương chức, sức khỏe ông Mubarak vốn không tốt lắm. Ông đi mổ 2 lần ở Đức. Sau khi từ chức, ông càng suy sụp tinh thần lẫn thể xác, bị đột quỵ nhiều lần. Hiện nay, các quan chức an ninh Ai Cập cho biết ông Mubarak được 15 bác sĩ chăm sóc sức khỏe. Ông bị hôn mê và sống thoi thóp nhờ máy trợ sinh. Tình trạng ông cũng giống như cựu thủ tướng Israel Ariel Sharon, 84 tuổi. Đột quỵ nặng năm 2006, ông Sharon được mổ não qua cơn nguy kịch nhưng không bao giờ tỉnh lại.
Theo NLD
Cựu tổng thống Ai Cập sống dựa vào máy móc
Cựu lãnh đạo Ai Cập Hosni Mubarak đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và huyết áp, khiến các bác sĩ trong nhà giam phải sử dụng các phương tiện cấp cứu hiện đại.
Các quản giáo tại nhà tù Torah, phía Nam Cairo, nơi tù nhân nổi tiếng nhất Ai Cập bị giam giữ kể từ sau khi tòa án ra phán quyết cuối cùng hôm 2/6, buộc phải gọi chuyên gia y tế sau khi sức khỏe của cựu Tổng thống Hosni Mubarak gặp vấn đề nghiêm trọng bởi huyết áp tăng đột ngột.
Các bác sĩ phải sử dụng bình oxy tới 5 lần trước khi cựu tổng thống Mubarak tự thở trở lại. Tuy nhiên, yêu cầu chuyển ông tới bệnh viện không được các quan chức nhà tù xem xét bởi nó có thể thổi bùng lên sự giận giữ của những người biểu tình đang đổ ra các tuyến phố ở Ai Cập sau phán quyết của tòa án.
Cựu Tổng thống Mubarak được đưa từ tòa án tới nhà tù Torah hôm 2/6.
Sức khỏe của cựu Tổng thống Mubarak đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng kể từ sau khi ông bị kết án chung thân. Sự tức giận của người dân càng khiến sức khỏe ông Mubarak suy yếu.
Các nhân chứng cho biết, nhà lãnh đạo bị lật đổ không chịu rời xe tù đưa ông từ tòa án đến trại giam Torah. Cựu tổng thống 84 tuổi khóc và kiên quyết không chịu rời chiếc xe bất chấp mọi lời khuyên giải. Ông Mubarak cũng không chịu ăn uống nhưng sau đó mọi việc trở lại bình thường khi các quan chức nhà giam cho phép Alaa, con trai ông được giam cùng và chăm lo cho ông.
Theo Infonet.vn
Vụ xử Mubarak: Nhân chứng đưa bằng chứng giả Thông báo của Viện kiểm sát Ai Cập, cho biết Tư lệnh cảnh sát Mohamed Abdel Hakim đã bị cáo buộc đưa ra bằng chứng giả tại phiên xét xử thứ tư đối với cựu Tổng thống Hosni Mubarak ngày 7/9. Cựu Tổng thống Hosni Mubarak. (Nguồn: topnews.in) Công tố viên Mostafa Souleimane tuyên bố ông Hakim bị cáo buộc đưa ra bằng...