Khay đồng Trung Quốc 2.000 năm lập kỷ lục đấu giá 27 triệu đô
Một nhà sưu tầm giấu tên trả hơn 27 triệu USD mua lại chiếc khay đồng có niên đại hàng nghìn năm trong cuộc bán đấu giá ở Hàng Châu.
Chiếc khay là đồ cổ bằng đồng lâu đời nhất được khai quật tới nay, lòng khay khắc chữ tóm tắt lịch sử nhà Tây Chu. Ảnh: China Daily.
Chiếc khay có từ thời Tây Chu (1046 – 771 trước Công nguyên), được đem bán trong buổi đấu giá ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang hôm 15/7, theo SCMP.
Khoản tiền 27,3 triệu USD đã lập kỷ lục mới về đấu giá các món đồ nghệ thuật cổ ở Trung Quốc. Có ba nhà sưu tập tham dự cuộc đấu giá, trong đó có một người nổi tiếng nhưng ông này cho biết chỉ mua hộ một người bạn giấu tên.
Chiếc khay có tên Hề Giáp, đặt theo tên hiệu của Doãn Cát Phủ, thái sư thời Chu Tuyên Vương. Ông là người có công lớn trong việc sưu tập Kinh Thi, bộ tổng tập thơ ca vô danh đầu tiên của Trung Quốc.
Trước khi được người sưu tập giấu tên mua, chiếc khay đã trải qua vài đời chủ. Nó cao 11,7 cm, đường kính 47 cm, có tay cầm hai bên, trong lòng khắc 133 ký tự viết về lịch sử nhà Tây Chu và là đồ cổ bằng đồng lâu đời nhất được khai quật tới nay. Nó được coi là kho báu quốc gia có giá trị như Đỉnh Mao Công – vạc đồng khắc chữ dài nhất thế giới đang được lưu giữ ở Cố Cung Đài Loan.
Video đang HOT
Hồng Hạnh
Theo VNE
Những chiêu hút nhân tài của các thành phố hạng hai Trung Quốc
Hỗ trợ tiền mua nhà, sinh hoạt phí, ưu tiên làm hộ khẩu, là những chính sách thu hút nhân tài của các thành phố hạng hai ở Trung Quốc.
Một tân cử nhân đang đọc thông báo tuyển dụng lương cao của một công ty ở Liễu Thành, một thành phố trực thuộc tỉnh Sơn Đông, đông bắc Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Mùa hè năm nay, toàn Trung Quốc có 7,95 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng, tăng 300.000 người so với năm 2016. Lượng sinh viên này chiếm 50% lực lượng lao động mới của cả nước trong năm nay, theo SCMP.
Trong một cuộc khảo sát 21.000 sinh viên mới tốt nghiệp của công ty nhân sự RenruiHR.com, chỉ 17% ngỏ ý muốn về quê lập nghiệp, còn đa số lựa chọn ở lại thành phố có ngôi trường vừa tốt nghiệp, hoặc chuyển tới một đô thị khác.
44% chọn sống ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, còn 45% chọn các thành phố hạng hai như thủ phủ tỉnh hoặc đô thị ven biển. Theo khảo sát công bố cuối tháng 6, cứ 10 sinh viên thì chỉ có 1 người sẵn sàng đi tới các thành phố hạng ba hoặc hạng bốn.
Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, là thành phố hạng hai được nhiều sinh viên lựa chọn nhất, tiếp theo là Nam Kinh, Thiên Tân, Trùng Khánh, Hàng Châu và Vũ Hán.
Trong khi các thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải đang thắt chặt đăng ký hộ khẩu để kiềm chế lượng người nhập cư thì các thành phố hạng hai đang cạnh tranh khốc liệt để thu hút nhân tài bằng các chính sách ưu đãi hộ khẩu và mua nhà.
Chính quyền Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, sẽ cung cấp 30.000 - 60.000 tệ (4.400-8.800 USD) cho sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tiến sĩ mua căn nhà đầu tiên trong thành phố. Ngoài ra, họ cũng được hỗ trợ tiền thuê nhà, sinh hoạt phí trong hai năm đầu định cư tại Trường Sa.
Thâm Quyến, trung tâm công nghệ ở miền nam đất nước, đang cung cấp gói hỗ trợ một lần từ 15.000 - 30.000 tệ (2.200 - 4.400 USD) cho sinh viên tốt nghiệp có hộ khẩu Thâm Quyến. Đây là thành phố được lựa chọn nhiều thứ ba trong khảo sát.
Thâm Quyến, thành phố mệnh danh "Thung lũng Silicon" của Trung Quốc. Ảnh: CSOFT.
Tuy nhiên, đối với nhiều sinh viên trẻ mới đi làm, chính sách ưu đãi hay trợ cấp không phải điều họ quan tâm, mà là số lượng và chất lượng việc làm, cũng như lối sống của thành phố.
Wu Shangqing, 24 tuổi, đang làm việc cho một ngân hàng ở Thâm Quyến sau khi tốt nghiệp đại học tài chính ở Quảng Châu năm 2016. Cô nhận trợ cấp 15.000 tệ sau khi đơn xin nhập hộ khẩu ở Thâm Quyến được chấp nhận.
"Tiền thuê nhà ở Thâm Quyến rất đắt đỏ, gói trợ cấp cũng giúp đỡ tôi được một ít nhưng đó không phải lý do chính tôi tới đây", Wu nói. "Tôi thích lối sống gấp ở đây, đó là lý do tôi tới. Còn một lý do nữa là ngành công nghiệp tài chính ở Thâm Quyến rất sôi động".
Wu thừa nhận sẽ không bao giờ chọn về quê hương Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc để lập nghiệp vì chỉ Thâm Quyến mới có nhiều cơ hội cho cô phát triển sự nghiệp.
Fan Haoran, 23 tuổi, đang làm việc cho một công ty IT ở Thâm Quyến sau 4 năm học đại học ở Tứ Xuyên. Sau khi tốt nghiệp năm ngoái, Fan đã thử tìm việc ở Thành Đô nhưng anh nhận ra, thủ phủ tỉnh không có nhiều cơ hội việc làm như ở Thâm Quyến.
"Thành Đô cũng là một nơi đáng sống nhưng Thâm Quyến lại có nhiều việc làm hơn, nhiều công ty IT lớn cũng đặt trụ sở tại đây. Vì thế tôi tới đây để khởi nghiệp", Fan nói.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Trung Quốc chấm điểm từng người dân để sàng lọc 'công dân yếu kém' Chính phủ Trung Quốc sẽ triển khai một hệ thống chấm điểm uy tín công dân vào năm 2020. Tất cả những vi phạm luật lệ giao sẽ được tính vào số điểm uy tín của mỗi công dân Trung Quốc. Ảnh: AP Dựa trên mức điểm đánh giá, hệ thống này sẽ sàng lọc ra "những công dân yếu kém", AFR Weekend...