Khát khao cống hiến của cựu du học sinh
Tốt nghiệp thạc sĩ Đại học Cambridge (Anh), Nguyễn Thị Phương Nghi, 25 tuổi, quay về nước với mong muốn được cống hiến cho ngành Kỹ thuật Y sinh.
Phương Nghi đang là chuyên viên nghiên cứu tại khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM. Đây là nơi nghiên cứu về những giải pháp, những thiết bị có thể cải thiện sức khỏe đời sống của người dân.
Cô tốt nghiệp thạc sĩ ngành Khoa học trị liệu tại Đại học Cambridge tháng 9/2020, sau một năm nhận học bổng 40.000 USD của ngôi trường tốt thứ hai nước Anh và đứng thứ 7 thế giới này.
Nghi đã bảo vệ thành công luận án thạc sĩ với đề tài thảo luận và đánh giá các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tác nhân SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh Covid-19. Cô đã so sánh tình hình và các chính sách phòng chống dịch hiệu quả ở Việt Nam với các nước khác trên thế giới, đồng thời tìm hiểu điều gì đã tạo nên sự khác biệt đó.
Phương Nghi tại phòng thí nghiệm Trường Đại học Quốc tế. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô vận dụng những kiến thức khoa học cơ bản lẫn trải nghiệm thực tế thu nhận được trong những buổi thảo luận với các nhà nghiên cứu dịch tễ học tham gia quá trình kiểm soát dịch Ebola ở châu Phi, hoặc làm việc ở trung tâm nghiên cứu vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Từng cân nhắc sẽ học tiếp tiến sĩ ở Anh, song cô cho biết: “Tôi muốn trở về để tiếp tục những nghiên cứu còn dang dở từ trước khi sang Anh du học và góp phần vào việc xây dựng ngành Kỹ thuật Y sinh tại Việt Nam. Việc học tiếp có thể trong tương lai gần”.
Ngành học của Nghi, ngoài những kiến thức về khoa học sức khỏe, còn bao gồm các phương cách giúp hỗ trợ quá trình đưa những sản phẩm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào môi trường thực tế, nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của xã hội. Đây là điều mà nhiều ngành khoa học ở Việt Nam vẫn còn thiếu khi rất nhiều đề tài nghiên cứu chưa thể ứng dụng vào thực tiễn.
“Tôi muốn áp dụng những kiến thức đã học để hỗ trợ cho việc phát triển những sản phẩm mới với giá thành rẻ ở Việt Nam. Mong muốn của tôi là người dân có thể tiếp cận được với những kỹ thuật hiện đại trên thế giới”, Nghi nói.
Video đang HOT
Mong muốn này có từ hồi cô học tập tại Anh. Ở đây có các loại máy móc hiện đại cũng như quy trình đưa những sản phẩm từ phòng Lab ra thị trường rất bài bản, hay những hỗ trợ về mặt pháp lý và quy trình xét duyệt của nhà nước cũng nhanh chóng và có hệ thống rõ ràng.
Nhờ đó, ngoài việc có cơ hội tìm hiểu thêm về các kỹ thuật chữa bệnh mới đang được áp dụng tại Anh và các quốc gia khác, Nghi còn có thêm những góc nhìn mới cho hướng thương mại hóa các sản phẩm từ phòng Lab và những vấn đề liên quan.
Công trình tiêu biểu nhất của Nghi là khóa luận đại học về keo sinh học làm từ Chitosan (chiết xuất từ vỏ tôm cua) và Hyaluronic acid (thành phần có tại khu vực collagen ở lớp trung bì của làn da, đóng vai trò như nguồn dinh dưỡng chính nuôi lớp màng collagen). Loại keo này đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ quá trình lành vết thương, không gây độc tế bào và có thể được sử dụng như một dụng cụ y tế cho các gia đình sơ cứu để cầm máu, chống vi khuẩn.
Nói về dự định trong tương lai gần, Nghi hy vọng có thể hoàn thành được những đề án nghiên cứu có ích cho người dân. Ví dụ như keo sinh học hỗ trợ qúa trình lành thương được làm từ các nguyên vật liệu có sẵn, để giảm thiểu việc nhập khẩu những vật tư y tế đắt đỏ từ nước ngoài.
Phương Nghi hồi học thạc sĩ Đại học Cambridge, năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Trực tiếp hướng dẫn Phương Nghi học tập, PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp (Trưởng khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM) cho biết cô học trò rất có trách nhiệm, cần mẫn và logic khi làm nghiên cứu. Nhờ vào những nỗ lực và cố gắng, Nghi từng được nhiều phòng thí nghiệm uy tín trên thế giới mời làm việc nhưng cô đã chọn quay về để đóng góp những kiến thức của mình. “Phương Nghi là top 5% học trò xuất sắc nhất của tôi”, cô Hiệp nói.
Ngoài keo kháng khuẩn – được xem là giải pháp sơ cứu hữu hiệu cho người sống xa bệnh viện, cô Hiệp chia sẻ về dự định lớn mà cô và các cộng sự, trong đó có Phương Nghi đang theo đuổi đó là loại keo vạn năng có thể tái tạo tế bào nuôi cấy tim, gan, thận…
9x Việt tốt nghiệp thạc sĩ trường danh tiếng nước Anh với khóa luận về COVID-19
Nguyễn Thị Phương Nghi từng giành học bổng thạc sĩ Chevening tại Đại học Cambridge (Anh) trị giá 40.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng).
Nguyễn Thị Phương Nghi (SN 1995, TP.HCM) là cán bộ nghiên cứu tại Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM. Cô nổi tiếng trong cộng đồng du học sinh Việt Nam với biệt danh "thợ săn học bổng".
Năm 2015, Phương Nghi nhận học bổng đầu tiên - học bổng Nguyễn Thái Bình của báo Thanh Niên. Năm 2016, cô bạn được học bổng thực tập sinh tại Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa (Nhật Bản). Cũng trong năm này, Phương Nghi nhận được học bổng thực tập sinh tại Viện Khoa học và Công nghệ Áo.
Năm 2017, Phương Nghi có học bổng Yola Super Scholar. Một năm sau, cô gái 9X giành học bổng EF Scholarship Abroad và học bổng AmCham Women in Engineering 2018.
Ngoài những thành tích trên, Phương Nghi còn là sinh viên 5 Tốt cấp Trung ương trong nhiều năm và là tác giả của 5 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus và 3 bài thuyết trình tại các hội nghị/hội thảo quốc tế.
Phương Nghi đại diện sinh viên cả nước phát biểu tại tại lễ kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dây Xuân Mậu thân 1968. (Ảnh: VN).
Thành công lớn nhất trên con đường học vấn của Nguyễn Phương Nghi tính tới thời điểm này là nhận học bổng Chevening và theo học bậc thạc sĩ ngành Khoa học Trị liệu tại Đại học Cambridge (Anh) trị giá 40.000 USD (gần 1,2 tỷ đồng).
Kể về hành trình chinh phục học bổng ở đại học tốt thứ hai nước Anh và đứng thứ bảy thế giới năm 2020 (theo bảng xếp hạng QS), Phương Nghi cho biết, đây là ước mơ và hạnh phúc lớn nhất cuộc đời.
Từ khi còn là sinh viên năm 2, cô định hướng bản thân sẽ theo con đường nghiên cứu, đồng thời tìm kiếm chương trình trao đổi, thực tập khoa học ở nước ngoài, tìm hiểu thêm công việc nghiên cứu.
Giữa tháng 2/2019, chính phủ Anh thông báo danh sách ứng viên được chọn vào vòng phỏng vấn và Nghi vượt qua nhờ đạt 8.0 IELTS. Cô viết bốn bài luận về khả năng lãnh đạo, xây dựng mạng lưới quan hệ, định hướng tương lai, lý do chọn khóa/ngành học ở Anh gây ấn tượng mạnh với hội đồng xét tuyển.
Học bổng Chevening cho phép mỗi thí sinh lựa chọn ba đại học để nộp đơn ứng tuyển. Trong khi nhiều người chọn nộp vào cả ba trường thì Phương Nghi chỉ nộp vào Đại học Cambridge. Cô gái này từ lâu đã yêu thích và nuôi ước mơ được học tại ngôi trường với nhiều giáo sư nổi tiếng cùng hệ thống hỗ trợ sinh viên tốt.
Thông thường, muốn được trúng tuyển hệ thạc sĩ ở Cambridge, ứng viên phải có bằng thạc sĩ trong nước. Dù thời điểm đó Phương Nghi mới tốt nghiệp đại học nhưng cô vẫn nộp hồ sơ vì tự tin có năm bài báo quốc tế trong quá trình nghiên cứu về gen sinh học thông minh có thể cầm máu, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ chữa lành vết thương.
Nhờ nỗ lực chuẩn bị trong gần 2 năm, Phương Nghi đã thành công khi là ứng viên Việt Nam duy nhất nhận được học bổng danh giá này.
Cô bạn cho biết được theo học tại Đại học Cambridge là ước mơ lớn nhất cuộc đời. (Ảnh: NVCC).
Chia sẻ về bí quyết săn học bổng, Nghi cho biết quan trọng nhất là hiểu bản thân mình và hiểu rõ tiêu chí của học bổng. Quá trình chuẩn bị hồ sơ chính là bước kết nối những trải nghiệm của bản thân sao cho phù hợp nhất với những tố chất mà học bổng đó đang tìm kiếm.
" Ví dụ, học bổng Chevening hướng đến những cá nhân có tố chất lãnh đạo và có tiềm năng trở thành các nhà lãnh đạo trong tương lai. Do đó nếu bạn không có GPA cao nhưng lại thể hiện được tiềm năng lãnh đạo và khả năng xây dựng mối quan hệ, bạn hoàn toàn có thể được lựa chọn để trở thành học giả Chevening" , Phương Nghi nói.
Vòng phỏng vấn là cơ hội để ứng viên chia sẻ nhiều hơn về những trải nghiệm của bản thân và mục tiêu của mình khi đi du học. Bên cạnh đó, theo cô bạn việc giỏi tiếng Anh là lợi thế lớn để xin học bổng. Cách học tiếng Anh của Nghi là cố gắng sử dụng tiếng Anh trong môi trường hằng ngày càng nhiều càng tốt, xem phim, đọc sách, xem Youtube, tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh.
Những trải nghiệm theo học tại Anh sẽ giúp Phương Nghi tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích. (Ảnh: NVCC).
Mới đây Phương Nghi trở về Việt Nam sau khi bảo vệ thành công luận án thạc sĩ dài khoảng 10.000 chữ. Đề tài khóa luận tốt nghiệp của Nghi là thảo luận và đánh giá các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tác nhân SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19.
Với đề tài mang tính thời sự và cấp thiết này, Nghi đã so sánh tình hình và các chính sách phòng chống dịch hiệu quả ở Việt Nam với các nước khác trên thế giới, đồng thời tìm hiểu điều gì đã tạo nên sự khác biệt đó.
Cô bạn vận dụng những kiến thức khoa học cơ bản lẫn trải nghiệm thực tế thu nhận được trong những buổi thảo luận với những nhà nghiên cứu dịch tễ học tham gia quá trình kiểm soát dịch Ebola ở châu Phi, hoặc làm việc ở trung tâm nghiên cứu vaccine của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong tương lai, Phương Nghi sẽ làm chuyên viên Nghiên cứu tại khoa Kỹ thuật Y sinh, trường Đại học Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) và học lên tiến sĩ để tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu.
ILA được tặng danh hiệu "Gold Preparation Center" từ Cambridge Assessment English Tổ chức đào tạo Anh ngữ ILA vinh dự được Cambridge Assessment English trao tặng danh hiệu "Gold Preparation Center", dành cho nỗ lực, sự chuyên môn, uy tín và tầm cỡ của một đơn vị tổ chức kì thi Cambridge. Bà Phạm Uyên - Trưởng bộ phận Đánh giá dịch vụ của Cambridge Assessment English trao chứng nhận Gold Preparation Center cho...