Kháng kháng sinh
Cụm từ “kháng kháng sinh” nghe thấy quen như kiểu nghe hoài, nghe mãi riết quen. Và cái gì thành thói quen thì trở nên bình thường.
Nhiều bệnh nhân nhập viện đã mang vi khuẩn kháng kháng sinh – Ảnh: Duy Tính
Người viết có người bà con đưa con từ quê vào ở nhờ nhà mình để đưa cháu đi khám bệnh tiêu chảy cho tiện vì đã uống nhiều kháng sinh nhưng không khỏi. Tôi dặn người bà con, sau khi chăm sóc cháu thì cần rửa tay sạch sẽ. Ấy vậy mà đứa trẻ sau 2 ngày rời khỏi nhà tôi thì con tôi mắc bệnh tiêu chảy. Rồi mới sáng hôm qua thôi, có người bạn gặp tôi và bảo sẽ tặng tôi cặp chim cút nuôi ăn chơi. Nhưng bạn hứa nửa tháng sau mới tặng vì cút vừa mới mua về, để cho con cút chạy long nhong thải hết kháng sinh rồi mới ăn được.
Những ngày đi viết bài, gặp gỡ các chuyên gia về đề tài kháng kháng sinh, họ bảo mọi người đều có thể kháng kháng sinh từ môi trường sống, gia đình, cộng đồng, thức ăn và bệnh viện. Ban đầu, con người “bị” sử dụng kháng sinh bừa bãi do chính bản thân mình (tự mua, tự kê toa…) một cách thiếu ý thức. Đến bác sĩ thì được bác sĩ kê toa kháng sinh chiều theo tâm lý người bệnh, hoặc ý chí của… nhà cung cấp kháng sinh, hoặc tâm lý bác sĩ muốn “đánh bao vây”, “đánh kháng sinh mạnh” để bệnh nhân chóng khỏi. Bệnh nhân đến bệnh viện thì bị lây nhiễm bởi môi trường bệnh viện với nhiều vi khuẩn kháng thuốc… Và cuối cùng nguy cơ hiện hữu là hằng ngày con người dù không bệnh nhưng vẫn bị “ăn, uống” kháng sinh một cách thụ động – tức ăn và uống những loại thực phẩm được nuôi trồng bằng những loại thuốc kháng sinh.
Một loạt những nguy cơ con người bị đề kháng kháng sinh hiện hữu buộc các ngành quản lý và cá nhân phải giải quyết (tự cứu mình) trước khi quá muộn – tức hết thuốc chữa. Cá nhân phải tự ý thức, cộng đồng cần có trách nhiệm và cơ quan quản lý cần có giải pháp mạnh với việc sử dụng kháng sinh. Bởi, kháng sinh là “dao 2 lưỡi” vì nó mang lại nhiều lợi ích: mau hết bệnh tật và mau làm giàu cho người mua bán, kê toa nhưng cũng làm cho người ta bệnh nặng hơn khi bị kháng thuốc.
Video đang HOT
Theo Thanh niên
Các bệnh rình rập mùa mưa bão và cách phòng tránh
Trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải đối diện với rất nhiều bệnh tật do ảnh hưởng môi trường sống do nước thải từ cống rãnh, các công trình vệ sinh hòa tan trong nước, những xác động vật chết.
Những bệnh nào có nguy cơ xảy ra?
Bệnh do ấu trùng xâm nhập da: Do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập da người, di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo, hơi nổi cao, rộng khoảng 2 - 3mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp là ở cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay; ấu trùng tồn tại trên da trung bình 2 - 8 tuần. Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cát chứa phân.
Bệnh đường tiêu hóa: Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) hoặc amíp. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.
Điển hình hay gặp nhất trong và sau mưa, lũ, lụt là bệnh tiêu chảy. Đứng hàng đầu là tiêu chảy cấp tính. Bệnh tiêu chảy cấp tính có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên nhưng nguy hiểm nhất là vi khuẩn tả (Vibrio cholera). Ở những vùng, miền xảy ra mưa, lũ, lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bên cạnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả thì căn nguyên gây tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác cũng đóng vai trò đáng kể trong việc gây bệnh tiêu chảy gặp ở vùng mưa, lũ, lụt liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống).
Hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt sau khi nước rút.
Bệnh về da: Bệnh phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh trong vùng bão lũ. Các bệnh này bao gồm một số bệnh da liễu như nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân (dân gian gọi là nước ăn chân); mẩn ngứa; viêm da. Theo đó, bệnh nhiễm khuẩn da chủ yếu lây do nguồn nước bẩn. Vì vậy cần thường xuyên tắm và rửa mặt bằng nước đã được làm trong, khử khuẩn để phòng bệnh ngoài da
Bệnh sốt xuất huyết: Sau mưa lũ các bệnh do vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình là bệnh sốt xuất huyết. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virut sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.
Diệt bọ gậy bằng cách thả cá đuôi cờ vào các nơi chứa nước để cá diệt bọ gậy; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi: (thu gom, hủy bỏ các vật dụng phế thải xung quanh nhà là những nơi có thể chứa nước mưa tạo nơi đẻ trứng của muỗi như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ và gáo dừa, lốp xe...); đậy kín các dụng cụ chứa nước như: bể nước, chum, vại, lu khạp; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hay nhỏ dầu hỏa vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), thường xuyên thay rửa lọ hoa (bình bông); phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nơi ở.
Bệnh viêm gan A: Bệnh do một loại virut lây từ người sang người khi ăn phải các thực phẩm bị nhiễm độc bởi chất thải và nước tiểu của người đã bị viêm gan A. Tình trạng này rất dễ xảy ra trong mùa mưa bão khi virut từ nơi này dễ lây lan sang nơi khác. Để phòng tránh viêm gan A, cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến đồ ăn. Các loại hải sản có vỏ như sò, trai được bán khá rẻ trong mùa mưa vì dễ đánh bắt nhưng cần được nấu tối thiểu 4 phút để đảm bảo diệt hết vi khuẩn.
Bệnh đau mắt đỏ: Khi mùa mưa, bão lụt điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm; thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virut gây bệnh đau mắt. Bệnh đau mắt đỏ dễ lây nên rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh lây khi người lành tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virut; cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh; dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối; sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh...
Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ lây lan thành dịch: Vệ sinh cá nhân phải đảm bảo, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý (0,9%) ít nhất 3 lần/ngày. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, đồ đạc với người đau mắt. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. Nên đeo kính râm khi ra đường.
Phòng bệnh trong mùa mưa bão
Trước tình hình mùa mưa bão đang diễn ra, để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân cần chú ý: Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ. Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn...
ThS.BS. Phạm Hùng Quang
Theo khoe365
Lạm dụng kháng sinh và những nguy cơ Việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã khiến sức đề kháng của trẻ em Việt Nam đang ngày một yếu đi, ngay cả các loại nhiễm trùng thông thường giờ đây cũng trở nên nguy hiểm. Theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, kháng sinh còn được gọi là trụ sinh, là những chất được chiết xuất từ các vi sinh...