Khàn tiếng có thể là dấu hiệu ung thư thanh quản
Bị khàn tiếng, anh Đà (40 tuổi, Hà Nội) cho rằng chỉ viêm họng bình thường nên tự mua thuốc về uống. Hai tháng vẫn không khỏi, đi khám, bác sĩ kết luận anh bị ung thư thanh quản, vĩnh viễn mất đi giọng nói.
Khàn tiếng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản. Ảnh minh họa: Linida.
Anh Đà buộc phải cắt toàn bộ thanh quản vì khối u lan đã rộng.
Giống như anh Đà, mới đầu chị Thương, 35 tuổi, ở Ninh Bình, cũng bị khàn tiếng nhưng cứ nghĩ do nói quá nhiều vì nghề nghiệp là giáo viên cấp 3, lại thường xuyên đi dạy thêm. Chỉ đến khi không thể nói được nữa, khó thở, chị mới đến bệnh viện khám. Sau khi làm sinh thiết, bác sĩ cho biết đã bị ung thư thanh quản. Khối u đã phát triển quá lớn, chèn cả vào đường thở, phải cắt toàn bộ thanh quản. Việc nói nhiều càng làm cho bệnh tiến triển nặng hơn.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Lương Minh Hương, Phó trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, những trường hợp như trên không phải là hiếm gặp. Rất nhiều người bị khàn tiếng nhưng chủ quan không đi khám vì nghĩ chỉ là viêm nhiễm đường họng bình thường. Nhưng thực tế, đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh.
Hiện tượng khàn tiếng gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới (chiếm hơn 60%). Tuy nhiên, khàn tiếng ở nam giới thường nguy hiểm hơn vì đây là dấu hiệu của ung thư thanh quản, đặc biệt ở nhóm người hút thuốc, uống rượu hoặc làm nghề độc hại.
“Điều đáng nói là gần đây, độ tuổi người bị khàn tiếng do ung thư thanh quản ngày càng trẻ hóa. Có người chỉ mới 28-30 tuổi đã mất giọng vĩnh viễn, trong khi trước rất hiếm gặp ở độ tuổi này”, Tiến sĩ Hương nói.
Cũng theo bà Hương, có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng khàn tiếng như: bị viêm họng, viêm thanh quản, bệnh do thay đổi thời tiết, thậm chí có thể do người bệnh nói quá to và nhiều trong thời gian dài… Với những trường hợp này chỉ cần chữa khỏi bệnh hoặc hạn chế nói thì khàn tiếng sẽ tự hỏi.
Ngoài ra, khàn tiếng cũng là biểu hiện của các bệnh như lao thanh quản, ung thư thanh quản… Nếu đi khám và điều trị sớm, người bệnh có thể vẫn nói được. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân đến viện khi đã quá muộn. Khối u đã lan rộng toàn bộ thanh quản, thậm chí cả vùng xung quanh. Các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ toàn bộ thanh quản, người bệnh sẽ mất đi bộ phận phát âm và không thể nói được nữa, Tiến sĩ Hương cho biết.
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh bị khàn tiếng kéo dài trong 2 tuần mà không khỏi thì cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời. Cần điều trị sớm những viêm nhiễm về họng, tránh hút thuốc, uống rượu, giữ ấm vùng mũi, họng…
Theo SKDS
Khàn giọng do thời tiết
Nhiều người đột ngột bị khan tiếng (khàn giọng), thậm chí mất tiếng, dù trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Tình trạng này thường xảy ra ở thời điểm nắng nóng, nhất là vào mùa hè.
Sữa ấm hòa mật ong có ích cho người bị khàn giọng - Ảnh: Shutterstock
Thường người bệnh khàn giọng trước đó có ra nhiều mồ hôi, sổ mũi hay có sụt sịt đôi chút, nhưng không đến độ nghiêm trọng để rồi bất ngờ nói không ra tiếng. Nguyên nhân thường là do một loại siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khàn tiếng, mà đi kèm với nó còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt (như người làm việc nhiều giờ trong phòng máy lạnh, rồi ra bên ngoài nắng gay gắt). Nếu môi trường bên ngoài ô nhiễm, nhiều khói bụi càng dễ bị khàn giọng.
Khi bị khàn giọng cần hạn chế việc nói chuyện, hạn chế trao đổi nhiều (nếu được) thì càng tốt. Kế đó là súc miệng với nước trà pha đậm có thêm vào một ít muối ăn. Cần tránh để gió lùa tránh phơi đầu trần quá lâu dưới nắng gay gắt không hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng lạnh, quan trọng nhất là giữ ấm phần yết hầu. Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng ngưng thuốc lá triệt để lúc đang bị khàn giọng.
Bên cạnh đó có thể dùng một số cách để giải quyết triệu chứng khàn giọng như sau: pha 2 muỗng cà phê mật ong trong 250 ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, dùng nhiều lần trong ngày ngâm ít lát củ hành tươi cắt mỏng trong nước ấm vài giờ, sau đó súc miệng với nước củ hành này.
Nếu khàn giọng do phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, thì dùng bài thuốc gồm các vị: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi vị 10 gr) thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (mỗi loại 6 gr) nam hoàng bá 12 gr. Cách sắc (nấu) thuốc như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước vào nồi, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Nếu bị khàn giọng khiến chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm các vị: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (mỗi loại 16 gr) sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (mỗi loại 10 gr) cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (mỗi loại 6 gr) và trần bì 8 gr. Cách nấu như trên.
Theo Cẩm nang gia đình
Viêm họng dẫn đến mất tiếng Tôi thường xuyên bị đau họng, lần này tôi bị đau đến mất cả tiếng. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi biết mất tiếng như vậy là bệnh gì, làm thế nào để chữa bệnh mất tiếng? Thanh quản là cơ quan tạo âm trong quá trình phát âm, rối loạn giọng là dấu hiệu thường gặp nhất khi có bệnh lý...