Khám phá và tìm hiểu thêm về DHA
Các bà mẹ mang thai và cho con bú vẫn biết DHA là một dưỡng chất đặc biệt, là nền tảng cho sự phát triển của não bộ và các chức năng não.
Vì thế khi trẻ được bổ sung DHA gần với hàm lượng trong sữa mẹ trung bình trong những tháng đầu đời có thể hỗ trợ phát triển trí não, cải thiện rõ rệt thị lực, sức khỏe hô hấp và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng tích cực này được các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra như thế nào, hẳn nhiều bậc phụ huynh còn chưa khám phá hết.
Một số nghiên cứu lâm sàng về vai trò của DHA
1. Nghiên cứu Drover năm 2009: Trẻ được bổ sung đầy đủ DHA từ sớm đến 9 tháng tuổi sẽ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn nhóm trẻ không được bổ sung DHA. Chẳng hạn, khi đưa món đồ chơi có nắp đậy cho hai nhóm trẻ. Với trẻ có bổ sung DHA sẽ nắm lấy và tìm mọi cách mở nắp đậy ra, ánh mắt lúc nào cũng nhìn chăm chú vào món đồ mình đang chơi. Nhóm trẻ còn lại hoặc sẽ nắm lấy đồ chơi rồi bỏ xuống hoặc nhìn chỗ khác và không tiếp xúc với đồ chơi. Điều này cho thấy khả năng xử lý vấn đề của những trẻ được cung cấp đủ DHA sẽ cao hơn nhóm còn lại.
2. Nghiên cứu Morale: Nếu trẻ được bổ sung DHA đủ, khi 12 tháng tuổi sẽ có biểu hiện thị lực tốt hơn, tương đương với xem nhiều hơn 1.5 dòng trên bảng thị lực. Đó là bởi DHA chiếm 50% phospholipid võng mạc, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển thị giác của trẻ.
Video đang HOT
Trẻ sẽ nắm bắt ngôn ngữ toàn diện nếu được bổ sung đúng và đủ hàm lượng DHA
3. Nghiên cứu của Birch (2000) lại chứng minh: trí tuệ (trí nhớ, khả năng xử lý vấn đề, khả năng phân biệt, khả năng phân loại, khả năng ngôn ngữ và kỹ năng xã giao) của trẻ 18 tháng tuổi cao hơn 7 điểm khi được bổ sung đủ DHA.
4. Theo nghiên cứu của Pastor và Birch (2010): Trong những trẻ 3 tuổi được nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh dị ứng thông thường thấp hơn đáng kể so với nhóm trẻ thiếu hàm lượng DHA. Điều này cho thấy nếu bổ sung đủ DHA sẽ giúp cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn. Vậy, bổ sung DHA thế nào cho đủ? DHA có nhiều trong nhiều loại hải sản như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá bơn, cá thu … Tuy nhiên, do không hợp khẩu vị, trong những năm đầu đời, đa số trẻ không ăn được những loại thực phẩm này. Bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú, nuôi con nhỏ vì thế cần tích cực trong việc bổ sung đúng hàm lượng DHA cho con mình. DHA có thể được bổ sung nhờ viên dầu cá nhưng việc sử dụng phải đặc biệt cẩn trọng, tốt nhất nên có sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, sữa công thức đúng hàm lượng DHA cũng là một lựa chọn hợp lý cho sự phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu của WHO/FAO, các bà mẹ mang thai và cho con bú cần bổ sung hàm lượng DHA với khoảng 200mg/ngày. Đối với trẻ nhỏ, bên cạnh khẩu phần ăn bình thường , các bà mẹ nên bổ sung cho trẻ hàm lượng DHA 75mg mỗi ngày để đem đến cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất.
Theo VNN
Vai trò của DHA với cơ thể trẻ
DHA là tên viết tắt của Docosa Hexaenoic Acid, một acid béo không no cần thiết thuộc nhóm omega-3. Khi phân tích cấu trúc của não, các nhà khoa học thấy nó nằm trong thành phần cấu trúc màng tế bào thần kinh, họ gọi DHA là "gạch xây cho não người".
DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám (tạo ra sự thông minh) của não và trong võng mạc (tổng chỉ huy sự nhìn của mắt). DHA tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác.
Nhu cầu DHA bắt đầu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó, khi mang thai các bà mẹ cần ăn nhiều cá (cá ba sa, cá ngừ, cá thu và dầu thực vật), nguồn omega-3 thiên nhiên quan trọng giúp đưa DHA vào bào thai. Khi chào đời, nguồn DHA trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt.
Hàm lượng đúng DHA là bao nhiêu?
Với trẻ từ 0-24 tháng, FAO/WHO xem DHA là một axit béo thiết yếu có điều kiện vì trong giai đoạn này não trẻ phát triển rất nhanh và DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não và võng mạc.
Đối với trẻ trên 2 tuổi cũng như người trưởng thành, FAO/WHO tin rằng trẻ sẽ phát triển tốt khi cung cấp đủ DHA theo khuyến cáo nhằm giúp trẻ cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol toàn phần, triglyceride máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu), đây là các nguyên nhân chính gây vữa xơ động mạnh - căn nguyên của bệnh nhồi máu cơ tim.
FAO/WHO khuyến cáo bổ sung DHA theo hàm lượng khoảng 17mg/100kcal và ARA là khoảng 34mg/100kcal ở trẻ nhũ nhi (0-12 tháng) và từ 75mg/ ngày (tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ nhỏ từ 1-6 tuổi) sẽ giúp trẻ có sự phát triển trí não và thị lực tốt hơn, điểm số MDI cao hơn, và kỹ năng giải quyết vấn đề cũng tốt hơn so với nhóm không được bổ sung DHA và ARA.
Nên bổ sung DHA như thế nào?
Acid béo Omega-3 được coi là "mẹ đẻ" của DHA. Bởi acid béo omega-3 chính là tiền chất của DHA và EPA. Trong cơ thể, EPA được xem là acid béo thiết yếu sẽ chuyển hoá thành các chất sinh học quan trọng như prostaglandin, leucotrien. Còn DHA là acid béo quan trọng trong việc tăng cường hoạt động trí não. Từ các công trình nghiên cứu các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng thực phẩm giàu acid omega -3 và DHA.
Trong nghiên cứu về sự sản sinh DHA, các nhà khoa học phân thành 2 dạng DHA nội sinh và ngoại sinh. DHA nội sinh là hình thức cơ thể tự sản sinh ra DHA.DHA ngoại sinh là DHA được trực tiếp đưa vào cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu hàm lượng DHA (dầu cá, cá thu....) hay tiền chất DHA trong sữa công thức để cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh để tổng hợp hàm lượng DHA, ARA đáp ứng như cầu phát triển riêng có của mình.
Physiolac là sữa lựa chọn hình thức chỉ đưa vào sữa các tiền chất để khi vào cơ thể các chất này sẽ để cơ thể tự sinh ra DHA. Các tiền chất sinh ra DHA có trong sữa Physiolac gồm: Các chất béo 100% có nguồn gốc thực vật, với các axit béo không no như ALA (axit alpha linoleic) và AA (axit linolenic) là tiền chất tổng hợp các omega 3, omega 6 như axit Docosahexaenoic (DHA), axit Eicosapentaenoic (EPA), axit Arachidonic (ARA). Trong đó ALA (axit alpha linoleic) là tiền chất tổng hợp Docosahexaenoic (DHA) và axit Eicosapentaenoic (EPA). Còn AA (axit linolenic) là tiền chất tổng hợp axit Arachidonic (ARA).
Thông tin do Physiolac cung cấp
Theo Dân trí
Những thực phẩm nào có chứa iốt? Tác dụng sinh lý của iốt trong cơ thể được thực hiện thông qua quá trình hợp thành các hoóc môn tuyến giáp. Hoóc môn tuyến giáp là loại hoóc môn quan trọng nhất trong cơ thể. Tác dụng của iốt 1. Duy trì quá trình trao đổi năng lượng của cơ thể (thực hiện phân giải vật chất, cung cấp các năng...