Khám phá Tây Ninh từ đặc sản muối tôm
Thật kì lạ, mảnh đất không có mặt nào giáp biển lại cho ra đời loại muối tôm mặn mòi, thơm ngon không ở đâu sánh được.
Tây Ninh là tỉnh biên giới Tây Nam, giáp ranh Campuchia. Nhắc đến đặc sản Tây Ninh, người ta không thể quên bánh canh Tràng Bảng, bánh tráng phơi sương và một thứ gia vị độc đáo: muối tôm. Có điều, mảnh đất Tây Ninh khắc khiệt cằn khô chỉ có núi không có biển, thiếu cả muối lẫn tôm mà lại sản sinh ra thứ đặc sản nức tiếng này, thật vô cùng kì lạ.
Nguyên liệu chính của loại gia vị độc đáo ấy là muối và tôm hiển nhiên phải được nhập về từ các vùng biển, rồi qua bàn tay chế biến khéo léo của những người dân cần cù sáng tạo nơi đây đã cho ra đời loại muối tôm được nhiều người ưa chuộng, hương vị vượt xa nhiều loại muối tương tự ở các vùng cận biển vốn được thiên nhiên ưu ái khác.
Tây Ninh không có muối, lại chẳng có tôm, nhưng mảnh đất khắc nghiệt, đầy nắng gió này lại có loại ớt ngon nhất, làm thành vị cay không thể thiếu cho món muối tôm. Để làm ra muối tôm, công đoạn đầu tiên là lựa ớt, những quả ớt tươi ngon nhất, đỏ nhất trong vườn sẽ được chọn dùng. Sau đó phải chọn tôm, lấy những con tôm khô chắc thịt nhất, sạch sẽ và khô ráo nhất.
Cả ớt và tôm đều cần đem khơi phô rồi xay, giã nhuyễn với tỏi, củ cải đỏ, hạt nêm… Kế đó, đem ớt trộn đều với muối, công đoạn đòi hỏi khá nhiều sự tỉ mỉ và kinh nghiệm, sao cho tỉ lệ muối – ớt – tôm hài hòa, hợp lý. Hỗn hợp sau khi trộn được đem đi rang, muối có màu tươi hay không phụ thuộc rất nhiều ở thời gian thử thách trên lửa này.
Video đang HOT
Phải rang thật đều tay để hạt muối ngấm ớt, ngấm bột tôm đỏ au, ánh lên như màu gạch mới. Cũng không được bớt thì giờ, tăng lửa mà muối trở nên khô quách, mất cả mùi lẫn vị. Muối rang xong còn phải tiếp tục mang phơi nắng với thời gian nhất định mới giữ được mùi vị và hương thơm lâu bền.
Muối tôm là gia vị không thể thiếu trong đời sống người Tây Ninh. Muối được dùng làm thức chấm quen thuộc cho các loại trái cây nhạt hoặc chua như xoài, cóc, ổi… Muối tôm còn là bí quyết tạo nên vị ngon khó cưỡng của món bánh tráng trộn vốn đã quen thuộc với nhiều người.
Không chỉ là thứ gia vị gần gũi trong đời sống người địa phương, muối tôm Tây Ninh ngày nay còn là món đặc sản được nhiều nơi, nhiều vùng miền yêu thích. Khách du lịch có dịp tới mảnh đất giáp biên miền Tây, không ai quên lựa vài hộp muối tôm về làm quà tặng cho người thân.
Thưởng thức món muối mặn mòi, dân dã, bình dị, ta càng yêu, càng trân trọng những tinh hoa của ẩm thực dân tộc và những sáng tạo vượt mọi hoàn cảnh của những người dân Việt chân chất, đáng mến.
Theo MNMN
Đến Đà Lạt, nhớ ghé lẩu gà lá é
Khi bóng chiều buông xuống, không khí Đà Lạt se lạnh là lúc thích hợp nhất để thưởng thức món lẩu gà lá é với đủ vị ngọt, thơm, bùi, cay hấp dẫn.
Nhắc tới Đà Lạt nhiều người thường nghĩ tới vùng cao nguyên có khí hậu mát mẻ quanh năm với muôn vàn sắc hoa lộng lẫy. Thế nhưng ở Đà Lạt không chỉ có cảnh đẹp mà ẩm thực nơi đây cũng khá phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Ngoài những món ăn nổi tiếng như bánh tráng nướng, kem bơ hay đồ nướng, lang thang trên những con đường Đà Lạt, bạn sẽ khám phá ra rất nhiều món ăn tuy có phần lạ tai nhưng vô cùng hấp dẫn và khó quên.
Lẩu gà lá é là món mà không phải ai cũng được thưởng thức khi tới Đà Lạt
Tại quán ăn nhỏ chuyên dành cho người dân địa phương có tên Tao Ngộ nằm trên đường 3/2 (cách Hồ Xuân Hương khoảng 2km) có một món ăn nghe khá lạ tai mang tên lẩu gà lá é. Khác với lẩu gà ở miền Bắc hay dùng loại rau ngải cứu nhúng vào nồi nước lẩu để giảm đi vị tanh của thịt gà, ở đây quán sử dụng loại lá é. Lá é cùng họ với húng quế, hương nhu, nếu ăn sống có vị hơi chua chua chát chát nhưng khi nhúng vào nồi nước lẩu rồi vớt ra ăn ngay khi còn tái, bạn sẽ cảm thấy vị bùi, hơi the the và có hương vị hơi giống với lá hương nhu. Theo đông y, lá é là vị thuốc nam chữa các bệnh như cảm mạo, ho do lạnh, kích thích tiêu hóa, đặc biệt chống mỏi mệt, giúp ngủ sâu giấc. Vậy nên nếu bạn đang bị cảm cúm thì món ăn này đúng là "liều thuốc tiên" dành cho bạn.
Lá é có vị bùi, hơi the tạo nên sự khác biệt của lẩu gà Đà Lạt.
Khi bóng chiều buông xuống, không khí Đà Lạt se lạnh là lúc thích hợp nhất để thưởng thức món ăn nóng hổi, thơm ngon này. Một suất lẩu gà lá é giá 200.000 đồng gồm có nửa con gà chặt miếng, 1 đĩa bún sợi to, 1 đĩa nấm sò và không thể thiếu 1 đĩa rau lá é. Nước dùng lẩu pha chế rất đặc biệt với vị thơm, cay nồng của ớt giã nhuyễn. Không những vậy nồi lẩu còn có thêm những miếng măng củ thái hình quân cờ thơm, giòn, lạ miệng. Cũng không rõ chủ quán đã pha chế nồi nước dùng như thế nào mà chỉ biết càng ăn bạn sẽ càng cảm nhận rõ vị ngọt và thơm của nồi lẩu gà. Rau lá é khi nhúng vào nước lẩu bạn không nên để lâu quá sẽ làm rau bị nát, chỉ cần ăn hơi tai tái để cảm nhận rõ vị thơm, bùi của lá é.
Lá é ăn tái sẽ ngon hơn là để chín kỹ.
Gà ở đây là loại gà "chạy bộ" chứ không phải gà công nghiệp, thế nên dù đun lâu miếng thịt vẫn chắc, ngọt chứ không hề bị bở. Măng củ cũng là măng tươi nên rất giòn và không bị chua như măng ngâm trong nước lâu ngày. Thêm nữa, nếu bạn có xin thêm lá é cũng không bị tính tiền.
Thịt gà ngọt và dai chứ không hề bị bở.
Ngoài ra quán còn có món thịt lợn rừng hấp cuốn bánh tráng dẻo cũng khá ngon, nếu có dịp ghé thăm Đà Lạt, bạn đừng nên bỏ qua món ăn này nhé.
Món thịt lợn rừng hấp, mềm, ngọt rất ngon khi cuốn cùng bánh tráng dẻo.
Theo MNMN
6 đặc sản tuyệt ngon của biển Cửa Lò Một trong những điểm thú vị nhất của biển Cửa Lò chính là có quá nhiều món đặc sản ngon lành, hấp dẫn. 1. Mọc cua bể Dừng chân tại xứ Nghệ thân thương, hiển nhiên ai cũng phải ghé qua Cửa Lò để mà thỏa thích vui đùa cùng sóng biển. Du khách chắc chắn không nên bỏ qua cơ hội thưởng...