Khám phá súng bắn tỉa hạng nặng của Việt Nam
Việt Namđã chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm có sức công phá lớn cùng hệ thống kính ngắm tích hợp.
Phát triển các loại súng bắn tỉa hạng nặng có tầm bắn xa, sức công phá lớn đang trở thành một xu hướng mới trong sự phát triển các loại súng bắn tỉa trên thế giới.Súng bắn tỉa cỡ nòng lớn có lợi thế tầm bắn xa, sơ tốc đầu nòng cao (sơ tốc đầu nòng là vận tốc viên đạn lúc ra khỏi nòng súng), sức công phá lớn cho phép đối phó hiệu quả với các loại xe bọc thép nhẹ, tiêu diệt sinh lực đối phương.
Việc chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm là bước ngoặt lớn trong việc tiếp cận công nghệ súng bắn tỉa hiện đại của thế giới.
Nhằm từng bước đáp ứng nguồn cung vũ khí cho quân đội, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, Viện nghiên cứu vũ khí, Tổng Cục công nghiệp quốc phòng đã nghiên cứu chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm dựa trên súng bắn tỉa KSVK của Nga cùng một số cải tiến phù hợp với điều kiện sử dụng tại Việt Nam.
Súng được thiết kế theo kiểu “bullpup” tức hộp tiếp đạn nằm sau cò súng. Thiết kế này có lợi thế giúp tăng chiều dài nòng súng mà không ảnh hưởng đến chiều dài tổng thể. Súng sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên kích thước 12,7×108mm. Súng có chiều dài tổng thể 1,35 mét, nòng dài 1 mét, trọng lượng 12,5 kg.
Súng được trang bị tích hợp kính ngắm quang học N12 do Việt Nam chế tạo với độ phóng đại 10 lần, phạm vi quan sát 1.800 mét. Kính ngắm N12 có khả năng chịu được thời tiết nóng ẩm, chịu rung xóc, va đập, lấy góc bắn nhanh chóng, thuận tiện. Tầm bắn hiệu quả 1200 mét, sơ tốc đầu nòng 840 mét/giây.
Video đang HOT
Đặc biệt, súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm và kính ngắm tích hợp đều do Việt Nam chế tạo trên linh kiện trong nước và công nghệ sẵn có. Trong việc chế tạo súng bắn tỉa, chế tạo nòng súng được xem là khâu quan trọng và nan giải nhất, độ chính xác của súng phụ thuộc rất lớn vào độ chuẩn của nòng súng.
Thử nghiệm súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm và kích ngắm tích hợp do Việt Nam chế tạo. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Nhóm thiết kế đã áp dụng khá nhiều công nghệ hiện đại trong thiết kế và chế tạo và kiểm soát chất lượng như phầm mềm ZEMAX.
Việc chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm là một bước ngoặt quan trọng giúp công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiếp cận công nghệ chế tạo súng bắn tỉa hiện đại của thế giới, từng bước làm chủ việc sản xuất súng bắn tỉa trong nước, đảm bảo nguồn cung vũ khí cho quân đội giảm phụ thuộc vào nước ngoài.
Theo vietbao
Việt Nam chế tạo kính ngắm súng bắn tỉa cỡ nòng lớn
Các cán bộ Viện Vũ khí đã chế tạo thành công kính ngắm ban ngày trang bị cho súng bắn tỉa cỡ nòng 12,7mm.
Mới đây, nhóm các cán bộ thuộc Phòng Khí tài, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công kính ngắm ban ngày gắn cho súng bắn tỉa cỡ nòng 12,7mm.
Theo Đại úy Nguyễn Hồng Việt, trưởng nhóm nghiên cứu, sản phẩm kính ngắm bắn ngày đồng bộ cho súng bắn tỉa cỡ nòng 12,7mm (ký hiệu N12) có khối lượng 1,28kg. Các thông số kỹ, chiến thuật đều đạt tiêu chuẩn, như: Độ phóng đại 10 lần, thị giới 3mm, mức phân biệt 6 giây, cự ly ngắm bắn tối đa 1.800m...
Sản phẩm có khả năng chịu được thời tiết nóng ẩm, chịu rung xóc, va đập và đạt yêu cầu về độ cứng vững khi lắp lên súng, đồng thời bảo đảm thao tác sử dụng thuận tiện, dễ dàng...
Trong quá trình thiết kế kính N12, nhóm nghiên cứu đã phối hợp chặt chẽ với các tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu, thiết kế, chế tạo súng bắn tỉa cỡ nòng 12,7mm. Do vậy, hai sản phẩm súng bắn tỉa và kính ngắm hoàn toàn tương thích với nhau, có khả năng đưa vào đồng bộ, sử dụng ngay sau khi sản xuất.
Sản phẩm kính ngắm N12 đã được chế tạo đồng bộ tại Xí nghiệp 23, Z199 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng), được thử nghiệm thực tế và được Hội đồng Khoa học Tổng cục Công nghiệp quốc phòng nghiệm thu.
Thử nghiệm kính ngắm N12 trên súng trường bắn tỉa cỡ 12,7mm do Việt Nam sản xuất.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, kính hoạt động tốt, thao tác lấy góc bắn trên kính thuận tiện, nhanh chóng, tư thế ngắm bắn hợp lý, khả năng tháo lắp dễ dàng, các đại lượng đặc trưng về độ tản mát (độ lệch trung gian và dải trung tâm) của súng khi ngắm bằng kính đều nằm trong phạm vi cho phép.
Theo đánh giá của hội đồng nghiệm thu các cấp, các tác giả đã có nhiều sáng tạo trong nghiên cứu, chế tạo, như:
- Áp dụng các giải pháp nhằm thu ngắn chiều dài của ống kính. Nhưng nó vẫn bảo đảm các yêu cầu của hệ thống quang học để giảm thiểu lực tác động lên kính. Và bảo đảm độ chính xác và độ cứng vững cần thiết của kính trên súng
- Đưa ra các giải pháp tính toán chi tiết vạch ngắm, mốc ngắm trên kính vạch, cơ cấu cơ khí lấy góc ngắm bảo đảm cho xạ thủ có thể ngắm bắn chính xác vào mục tiêu
- Tính toán và đưa ra thêm hai hệ thống vạch đo cự ly đối với mục tiêu đứng, nằm. Điều này giúp xạ thủ chủ động tính toán cự ly mục tiêu, từ đó quyết định tầm bắn
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn áp dụng nhiều phần mềm tiên tiến như ZEMAX để kiểm soát chất lượng ảnh, khống chế các loại quang sai, tự động tính toán dung sai gia công và lắp đặt hệ thống quang học...
Đại úy Nguyễn Hồng Việt khẳng định, kết quả nghiên cứu, thiết kế, chế tạo kính N12 có thể được ứng dụng để tính toán, thiết kế các loại kính ngắm cho các loại súng bắn tỉa theo yêu cầu. Giải pháp làm kín kính ngắm được nghiên cứu cũng có thể được áp dụng cho nhiều loại khí tài quang học khác nhau nhằm hạn chế nguy cơ bị ẩm mốc, giảm chất lượng ảnh thu được qua hệ thống quang học...
Theo soha
Máy bay ném bom siêu thanh lớn nhất của Nga Tu-160 là loại máy bay chiến đấu hạng nặng chiến lược của Nga, được không quân Nga gọi tên là Thiên nga trắng. Lần đầu tiên bay thử vào năm 1981 và đến nay có 35 chiếc trên toàn thế giới. Máy bay ném bom siêu âm Tu-160 do Liên Xô cũ phát triển để đối phó với loại máy bay "có người...