Khách Trung Quốc ăn cắp iPad trên chuyến bay Hà Nội-TP HCM
Cơ quan chức năng vừa tiếp nhận, xử lý vụ việc liên quan đến hành khách Trung Quốc ăn cắp máy tính bảng iPad trên chuyến bay nội địa từ Hà Nội đi TP HCM.
Nguồn tin của Báo Người Lao Động tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 23-12 cho biết cơ quan chức năng vừa tiếp nhận, xử lý vụ việc liên quan đến hành khách Trung Quốc ăn cắp trên máy bay.
Sự việc xảy ra trên chuyến bay VN217 của Vietnam Airlines từ Hà Nội đi TP HCM ngày 22-12. Trong hành trình bay, tổ tiếp viên nhận thấy nam hành khách ghế ngồi 33D có nhiều biểu hiện nghi vấn nên đã phân công nhau theo dõi hành vi của khách.
Hộ chiếu của hành khách Zheng Dongxing – Ảnh: Ngọc Bảo
Video đang HOT
Sau khi phục vụ đồ uống và bữa sáng cho hành khách trên máy bay, tiếp viên nhận thấy đối tượng bị nghi ngờ đã đổi chỗ ngồi, chuyển xuống ghế 39E. Sau đó hành khách có ghế ngồi số 35A thông báo nhìn thấy nghi phạm lấy cặp của hành khách ngồi ghế 34B. Tiếp viên đã hướng dẫn khách ngồi ghế 34B kiểm tra lại hành lý thì khách cho biết bị mất 1 chiếc iPad. Tiến hành tìm kiếm xung quanh, tổ bay và hành khách đều không tìm thấy chiếc iPad này.
Tuy nhiên, khi máy bay hạ cánh, hành khách kiểm tra lại thì phát hiện chiếc iPad nằm ở bên ngoài cặp. Tổ bay đã tiến hành lập biên bản và chuyển giao sự việc cho nhà chức trách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Vụ việc ngay sau đó được chuyển cho công an Quận Tân Bình xử lý.
Danh tính kẻ cắp được xác định là Zheng Dongxing (SN 1972), người tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Tình trạng khách Trung Quốc đi máy bay để ăn cắp rộ lên từ tháng 10 đến nay khiến các hãng hàng không rất đau đầu tìm biện pháp phòng ngừa để không làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của mình. Tuy nhiên chưa có vụ việc nào được xử lý hình sự do cơ quan chức năng đánh giá chưa cấu thành yếu tố tội phạm hoặc chưa đủ hành lang pháp lý. Tại hội nghị về công tác đảm bảo chất lượng hàng không diễn ra gần đây, các hãng hàng không một lần nữa lại kiến nghị cần phải có biện pháp cứng rắn hơn để xử lý một cách có hiệu quả hiện tượng ăn cắp trên máy bay.
Theo Tô Hà (Người lao động)
Trung Quốc sẽ mở tua du lịch trái phép đến Trường Sa?
Tờ China Daily vừa loan tin chính quyền tỉnh Hải Nam vừa đề xuất mở các tua du lịch trái phép đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Theo báo China Daily ngày 22/6, chính quyền tỉnh Hải Nam vừa đưa ra đề nghị phát triển các tua du lịch đến quần đảo Trường Sa, với các tàu xuất phát từ đảo này. Các chuyến du lịch đến Trường Sa dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2020.
China Daily đã dẫn lời "thị trưởng" của cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm cho biết đã có khoảng 30 ngàn người Trung Quốc đi du lịch Hoàng Sa.
Từ năm 2013, khách du lịch Trung Quốc đã có thể đến tham quan những khu vực không phải là quân sự ở Biển Đông, nhưng khách nước ngoài chưa được đi theo các chuyến du lịch này.
Cùng ngày 22/6, hãng tin Reuters trích dẫn truyền thông Trung Quốc khẳng định nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông vào năm 2020.
Tàu du lịch Coconut Princess của hãng COSCO neo đậu ở cảng Tam Á trên đảo Hải Nam. Ảnh Chinanews.com
Trong một tuyên bố gửi đến hãng tin Reuters, hãng tàu COSCO nói việc phát triển các dịch vụ du lịch ở Biển Đông là một phần trong chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc và là "trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước".
COSCO cho hay sau khi khai trương tuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa, hãng sẽ phát triển các tuyến khác ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan, rồi dần dần mở rộng thành các tuyến du lịch quốc tế. Tin cho hay chiếc tàu phục vụ du lịch hiện nay của COSCO đủ chỗ cho 400 khách. Du khách phải là công dân Trung Quốc đại lục và chưa bao giờ có hành động chống chính quyền. Giá vé dao động từ vài trăm USD cho giường tầng đến hàng ngàn USD cho phòng riêng hạng sang.
Theo Reuters, các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp, như xây dựng các đảo nhân tạo, các sân bay và các phương tiện quân sự khác, đã châm ngòi căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á, mặc dù Bắc Kinh nói mục đích xây dựng là cho mục đích dân sự. Các nhà phân tích cho rằng kế hoạch của Bắc Kinh ở Trường Sa sẽ tạo ra sự hiện diện thường xuyên của Trung Quốc sâu trong Biển Đông.
Minh Châu (TH)
Theo_Kiến Thức
Ẩn ý của Trung Quốc đằng sau hội nghị Mekong Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Lancang-Mekong (Lan Thương-Mekong, LMC) ở TP Tam Á, tỉnh Hải Nam ngày 23-3. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các nước thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC), gồm Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Phó Tổng thống...