Khách Tây không ngại Covid-19 vì thấy người Sài Gòn đều cố gắng ngăn chặn dịch
Cũng giống người Sài Gòn, người nước ngoài sinh sống nơi thành phố sôi động này cũng đối mặt dịch Covid-19. Tuy nhiên, họ rất lạc quan, thậm chí tin rằng TP.HCM rất an toàn.
Anh Choi Sungrak (trong ảnh) nói: “Nếu biết cách phòng dịch, thì Sài Gòn vẫn là nơi an toàn”
Sức đề kháng tốt, không sợ Covid-19!
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) năm 2019, có khoảng 100.000 người nước ngoài làm việc và thường trú tại TP.HCM. Nhiều người rất lạc quan, vì nhận định TP.HCM có nhiều biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch Covid-19.
Anh Petri Makinen (quốc tịch Phần Lan, ngụ quận 2) chia sẻ: “Khi dịch Covid-19 bùng phát, ngoài những thứ bất tiện nhỏ về việc đi lại, tôi không cảm thấy e ngại dịch bệnh này”.
Để lý giải cho việc lạc quan với dịch bệnh, anh Petri nói: “Tôi sống ở Sài Gòn gần với Trung Quốc hơn khi tôi trở về nhà ở Phần Lan. Tuy nhiên, tôi thực sự không cảm thấy sợ hãi. Bởi vì theo những gì tôi hiểu, bệnh viêm phổi này có thể không nguy hiểm đối với người trẻ tuổi, người có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt”.
Nhiều người nước lạc quan đến mức không mang khẩu trang khi ra đường
Video đang HOT
Đồng quan điểm trên, anh Randy Fisher (quốc tịch Mỹ, ngụ quận 3) cũng không quan ngại dịch bệnh. Anh còn cho biết thêm, người có sức khỏe tốt sẽ kháng được bệnh và có nhiều người đã xuất viện sau khi điều trị. “Tôi thấy rất nhiều người Việt Nam phải nháo nhào lên, và lo sợ về con virus này”, anh Charlie nói.
TP.HCM an toàn, mọi người đều cố gắng ngăn Covid-19 lây lan
Khi được hỏi về lý do đã tạo nên cảm giác an toàn khi ở Sài Gòn trong mùa dịch, đa số người nước ngoài đều có chung nhận định. Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng có tỉ lệ nhiễm bệnh rất thấp và có nhiều biện pháp đối phó với dịch Covid-19.
Về vấn đề này, anh Petri Makinen cũng không ngại nói: “Tôi nghĩ thật tốt khi mọi người ở Sài Gòn đều biết về dịch bệnh, nên mọi người đều cố gắng ngăn chặn nó lây lan. Tôi cảm thấy an toàn”.
Anh cho biết, ở TP.HCM có nhiều biện pháp tránh dịch Covid-19 lây lan. Chẳng hạn, hồ bơi và phòng tập thể dục của chung cư anh Petri đang ở đóng cửa. Anh còn thấy các nơi khác, mọi người thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể, mọi người đều đeo khẩu trang. Người ta hạn chế lưu thông ngoài đường.
“Tôi thấy chất khử trùng tay ở khắp mọi nơi. Tôi còn thấy mọi người còn xem xét một người nào đó đến từ đâu”, anh cười và nói.
Không riêng gì những người đang cư trú ở Sài Gòn, rất nhiều du khách phương Tây cũng thấy an tâm khi du lịch ở Sài Gòn
Chị Shreya Smith (quốc tịch Úc, ngụ quận 1) cũng không lo lắng: “Tôi thấy khá an toàn ở Việt Nam. Tại những nơi đông đúc, tôi sẽ mang khẩu trang để phòng bệnh. Nhưng khi đi dạo ở nơi vắng vẻ thì không cần. Tôi thường xem tin tức. Dịch bệnh không lây lan quá rộng ở Việt Nam. Có hàng triệu người dân ở đây, tỉ lệ nhiễm bệnh rất thấp”.
Nhiều ý kiến cho rằng, đa phần người châu Á mới sợ hãi trước dịch bệnh này. Anh Choi Sungrak (quốc tịch Hàn Quốc, ngụ quận Bình Thạnh) nhận định vì dịch Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc, thuộc khu vực châu Á, nên nỗi lo lắng bao trùm lên người châu Á là điều hiển nhiên.
“Mặc dù, Việt Nam rất gần Trung Quốc, tuy nhiên tình hình dịch bệnh ở đây không có gì quá nguy hiểm. Và Sài Gòn vẫn nằm trong mức an toàn. Chỉ cần mọi người hiểu đúng về căn bệnh này và thực hiện các biện pháp phòng tránh theo khuyến cáo, thì mọi điều sẽ lạc quan”, anh Sungrak bày tỏ.
Theo thanhnien
Nhờ em trai đứng tên đất, sau 3 năm người phụ nữ mất trắng tài sản
Những tưởng nhờ em ruột đứng tên là an toàn nhưng tôi đâu có ngờ sau 3 năm, khi em trai tôi mất đi thì miếng đất của vợ chồng tôi cũng mất theo.
Vợ chồng tôi đều ở miền Trung, do điều kiện quê nghèo vất vả nên mới đi làm ăn xa tận Sài Gòn để kiếm tiền nuôi con. Năm 2015, tôi tích cóp được ít tiền và và quyết định xuống miền Tây mua một miếng đất trị giá 700 triệu để dành sau này về già sẽ xây nhà và sinh sống tại đây.
Tuy nhiên, do thủ tục giấy tờ phức tạp nên tôi quyết định nhờ em ruột của mình có hộ khẩu thường trú tại Sài Gòn đứng tên giùm trên sổ đỏ. Do tin tưởng em nên tôi gửi luôn sổ cho em giữ hộ để yên tâm làm ăn. Đến năm 2017, vợ chồng tôi tích cóp được khoảng 100 triệu và quyết định xây một căn nhà cấp 4 tạm bợ ngay trên mảnh đất đó và cho thuê kiếm lời, mỗi tháng 3 triệu đồng.
Tôi cứ nghĩ vợ chồng còn làm ăn tha hương nên tạm thời cứ để em trai đứng tên, vài năm nữa sang tên lại cho vợ chồng tôi cũng không muộn. Mọi chuyện cứ thế trôi đi cho đến một ngày, em tôi đột ngột qua đời sau một cơn tai biến. Lúc này vợ chồng tôi mới hoảng hốt vì miếng đất vẫn còn đứng tên em trai tôi, và mọi thủ tục xin cấp GPXD, điện, nước giấy tờ liên quan đến căn nhà xây tạm đều do em trai tôi đứng tên. Ngay cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tôi cũng để em trai giữ hộ.
Khi em trai mất, đợi tang lễ xong xuôi chồng tôi mới đem chuyện hỏi em dâu. Lúc này, vợ chồng tôi như bị rơi vào thế nắm dao đằng lưỡi, em dâu bắt đầu thay đổi thái độ hoàn toàn. Thay vì giúp chúng tôi tìm sổ đỏ thì em dâu vờ bận việc rồi lảng đi chuyện khác.
Một tháng sau, vợ chồng tôi tá hỏa khi cô em dâu quý hóa đột nhiên yêu cầu người thuê nhà chuyển tiền hàng tháng vào tài khoản của mình thay vì của vợ chồng tôi. Khi tôi tìm đến nhà để hỏi ngọn ngành thì em dâu tôi tỏ rõ thái độ bất hợp tác. Em dâu ngang nhiên lật lọng rằng: "Đất của chồng tôi đứng tên thì tôi có quyền lấy tiền thuê nhà".
Nhờ em ruột đứng tên đất, sau 3 năm vợ chồng tôi đau đớn vì bị em dâu cướp trắng. Ảnh minh họa
Biết rõ mảnh đất là của vợ chồng tôi nhờ em trai tôi đứng tên, ngay cả khi làm nhà em dâu tôi cũng thường xuyên lui tới căn nhà và nắm rõ mọi chuyện nhưng khi chồng mất, em dâu tôi một mực cho rằng vợ chồng tôi không hề nhờ em trai tôi đứng tên. Cô em dâu tráo trở quay qua mạt sát vợ chồng tôi là lợi dụng cơ hội em trai mất để âm mưu chiếm đoạt tài sản nên mới bịa ra chuyện như vậy. Và rằng tài sản đã đứng tên chồng mình thì mẹ con cô ta có quyền hưởng chứ không liên quan gì đến vợ chồng tôi.
Tôi lúc này mới ngớ người nhận ra sai lầm của mình là đã nhờ em trai đứng tên nhưng không hề có một loại giấy tờ nào chứng minh. Lúc đó vì tin tưởng nên tôi cũng không bảo em trai phải ký tên hay lưu lại chứng cứ nào. Lúc đi đóng tiền mua đất cũng là em trai tôi làm giúp.
Miếng đất sau 3 năm giờ đã lên giá hơn 1 tỷ, lòng tham nổi lên nên em dâu tôi quyết từ nhà nội và không trả lại dù với bất kể điều kiện gì. Bởi không có chứng cứ, giấy tờ lại rành rành nên dù có kiện tụng, vợ chồng tôi cũng không thể đòi lại được tài sản.
Mười mấy năm tha hương tích cóp nhưng cuối cùng chỉ vì bất cẩn khi nhờ em trai đứng tên mà vợ chồng tôi đành ngậm ngùi mất trắng bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Đúng là không có nỗi đau nào lớn hơn...
Tôi kể câu chuyện trên để cảnh tỉnh mọi người rằng tuyệt đối không nên nhờ anh em, bạn bè, họ hàng hay bất kể ai đứng tên giúp trên tài sản của mình. Khi nhờ người khác đứng tên, chúng ta sẽ không thể biết sau đó sẽ xảy ra những chuyện gì. Nếu xảy ra mâu thuẫn thì khó đòi lại hoặc không may người đó qua đời, theo Luật Thừa kế thì tài sản sẽ được chia lại cho vợ, chồng, bố mẹ, con cái của họ...
Khánh Hòa (ghi theo câu chuyện của Hồng Anh TP.HCM)
Theo vietnamnet.vn
Lửa khói cuồn cuộn thiêu rụi xưởng sản xuất nệm ven Sài Gòn Lửa bùng cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất nệm ven Sài Gòn với cột khói đen cuồn cuộn, bốc cao hàng trăm mét. Khoảng 10h30 trưa nay, lửa bùng cháy lớn tại một nhà xưởng sản xuất nệm mút trên đường Nguyễn Cửu Phú (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM). Hiện trường vụ cháy với lửa khói cuồn cuộn tại...