Khách hàng “tố” cửa hàng thực phẩm nổi tiếng ở Hà Nội bán kẹo chảy nước, mua ngày 12/12 nhưng ghi NSX tận 31/12
“Theo tem nhập khẩu thì kẹo này được sản xuất vào 1 năm trước ngày 31/12/2021, tức là tại thời điểm tớ cầm hộp kẹo (12/12/2020), nó còn chưa xuất hiện trên trái đất này?”, chị Đ.H.M bức xúc.
Trên trang facebook cá nhân của mình, chị Đ.H.M – một khách hàng thường xuyên mua sắm tại cửa hàng thực phẩm nổi tiếng có địa chỉ tại đường Xuân Diệu, Hà Nội vừa bày tỏ sự bức xúc về trải nghiệm mua sắm cũng như thái độ nhân viên của cửa hàng.
Cụ thể, chị Đ.H.M cho biết vào ngày 12/12 vừa qua, trẻ con trong gia đình chị được mua cho hộp kẹo Swizzels Matlow tại cửa hàng này.
Bình thường vì tin tưởng nên chị cũng không kiểm tra NSX (ngày sản xuất) và HSD (hạn sử dụng), tuy nhiên lần này khi vô tình kiểm tra lại thấy điều bất thường ở thông tin.
Dòng trạng thái đang nhận được sự quan tâm từ phía cộng đồng mạng.
” Ở tem nhập khẩu, chỗ NSX (ngày sản xuất) có dòng chữ: Trước HSD 365 ngày (1 năm). Xoay sang bên HSD để xem đống kẹo có từ bao giờ thì lại thấy hạn ghi tận: 21/12/2021 – 1 năm trước thì là 31/12/2020.
Mọi người đã thấy chuyện phi lý chưa? Theo tem nhập khẩu thì kẹo này được sản xuất vào 1 năm trước ngày 31/12/2020, tức là tại thời điểm tớ cầm hộp kẹo (12/12/2020), nó còn chưa xuất hiện trên trái đất này. Ô, thế hoá ra mình đang dejavu hay là bay đến tương lai để mua kẹo??!!! “, chị nhấn mạnh.
Hộp kẹo có NSX là 31/12/2020 và HSD là 31/12/2021, trong khi thời điểm chị M mua kẹo là ngày 12/12/2020.
Đồng thời, chỉ 30 phút sau thanh toán và mở hộp kẹo này ra thì chị Đ.H.M nhận thấy toàn bộ kẹo bên trong đã bị chảy nước nát bét, không có dấu hiệu hỏng vì thời tiết quá nóng.
Đáng chú ý, khi mang hộp kẹo này tới gặp nhân viên, chị lại nhận được câu trả lời rất thản nhiên từ đội ngũ nhân viên như: ” À cái tem nhập khẩu này là bên em nhân viên đánh máy lung tung, sai thông tin đấy chị ” hay ” đây là đồ nhập khẩu thì bọn em cứ tự làm tem dán tem thôi nên đánh máy sai là bình thường ạ “.
Video đang HOT
Thanh kẹo đã bị chảy nước đồng loạt nhưng nhân viên không đưa được ra lời giải thích cụ thể về vấn đề này mà xin đổi kẹo trả lại tiền.
” Thế em giải thích cho chị vì sao hộp kẹo còn hạn hơn 1 năm nữa mà kẹo chảy be bét thế này, thế sau 1 năm thì kẹo nó thành gì? Và giờ chị lấy cơ sở đâu ra để khẳng định đống kẹo chảy be bét này của bọn em là hàng mới nhập khẩu?!
Đến đây thì mấy em nhân viên ú ớ xong xin lỗi xong xin đổi kẹo trả tiền nhưng mình từ chối vì chắc chắn mình không vì đòi lại tiền mà quay lại. Các em ý lại hẹn đến thứ 2 sẽ cho bộ phận kiểm tra nhập khẩu liên lạc với mình để giải thích. Ok, mình để lại số điện thoại và mình cũng có thẻ khách hàng ở đây nên chắc chắn là các em ý dễ dàng contact. Nhưng thật tiếc, giờ đã là thứ 3 và các em đã mất hút rồi”, chị M khá bức xúc.
Hộp kẹo mà chị M mua có giá lên tới 187k/hộp.
Cuối cùng, chị chia sẻ: ” Nhìn gương mặt 2 đứa trẻ con nhà mình háo hức cầm hộp kẹo, ăn thật nhanh để được mở kẹo và thậm chí khi kẹo đã chảy be bét, bố mẹ không cho ăn nữa thì chúng nó vẫn cố để mút mát 1 tí vì chờ đợi, tớ nhất định phải đưa chuyện này lên và kì vọng mọi người sẽ cùng share câu chuyện này.
Để những đứa trẻ khác sẽ không rơi vào hoàn cảnh như hai bé nhà mình, để không em bé nào ăn phải những thứ mà chính người bán hàng còn không đảm bảo thật giả thế nào và hậu quả thì ai sẽ biết được? Và để nhiều người khác đề phòng trước những chuỗi cửa hàng luôn tự tin vào chất lượng “, chị nhấn mạnh.
Liên hệ cửa hàng này, quản lý cửa hàng cho biết đã ghi nhận sự việc và giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Phố người Hoa tại Mỹ suy thoái nghiêm trọng, đối mặt mùa đông u ám
Khảo sát của Yelp cho thấy phố người Hoa ở nhiều thành phố tại Mỹ suy thoái kinh tế trầm trọng hơn nhiều so với những khu vực đô thị lân cận.
Theo Bloomberg , vài tuần trước khi ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận tại Mỹ, đại dịch có nguồn gốc từ Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) đã giáng đòn kinh tế lên hàng loạt khu phố người Hoa ở các thành phố Mỹ. Vào thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm với cộng đồng người Mỹ gốc Hoa, hoạt động kinh doanh lao dốc nghiêm trọng.
Ngay từ giữa tháng 1/2020, số khách đặt chỗ tại các quán ăn dim sum lẫn phòng tiệc xa hoa ở khu phố Hoa thuộc Hạ Manhattan (New York) đã sụt giảm đáng kể. Chỉ lác đác vài đám nhóm nhỏ tụ tập ở phố người Hoa San Francisco (California) để dự lễ mừng Tết Nguyên đán vào ngày 8/2. Doanh số các cửa hiệu tạp hóa tại Chinatown ở Houston (Texas) lao dốc.
Sang tháng 3, hoạt động kinh doanh tại các khu phố người Hoa ở Mỹ hoàn toàn tê liệt. Với việc chính quyền các địa phương ra lệnh giãn cách xã hội, loạt nhà hàng, salon và cửa hàng bán lẻ đóng cửa. Đến mùa hè, khi nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại, các khu phố Hoa vẫn im lìm.
Phố người Hoa tại New York vắng lặng. Ảnh: New York Times .
Tương lai u ám
Hiện, các ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng dữ dội tại Mỹ. Theo Bloomberg , nhiều doanh nhân và lãnh đạo cộng đồng gốc Hoa lo ngại các khu phố người Hoa sẽ không bao giờ phục hồi về thời kỳ trước dịch. Thậm chí, những tổn thất về kinh tế mới chỉ bắt đầu.
"Doanh nghiệp ở các khu phố người Hoa đã vật lộn với các vấn đề kinh tế, tài chính trong nhiều năm qua", nhà knih tế Paul Ong thuộc Đại học California, Los Angeles nhận định. "Nếu không thể phục hồi đáng kể trong năm 2021, tương lai của cộng đồng này sẽ rất xấu".
Dữ liệu của hãng Yelp phản ánh rõ rệt sự ảm đạm tại các phố người Hoa ở New York, Los Angeles, San Francisco, Seattle (bang Washington), Houston và Chicago (bang Illinois) trong 10 tháng qua. Từ tháng 2 đến tháng 11, mức độ quan tâm của người tiêu dùng với các nhà hàng, quán bar và cửa hàng bán lẻ ở 6 khu vực này lao dốc, thua xa các khu vực đô thị lân cận.
Thậm chí khi chính quyền các bang nới lỏng giãn cách xã hội, nền kinh tế Mỹ khôi phục một lần, các khu phố người Hoa vẫn tê liệt. Nhiều người gốc Hoa nói rằng nguyên nhân là tâm lý phân biệt chủng tộc đối với người gốc Hoa vì dịch Covid-19.
Phố người Hoa ở San Francisco lao đao vì nhân viên văn phòng không còn đến công sở. Ảnh: CNN .
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoạt động kinh doanh của phố người Hoa bị ảnh hưởng vì những nguyên nhân riêng. Ẩm thực là một phần quan trọng của các cộng đồng này, và việc hàng loạt nhà hàng phải đóng cửa gây tác động kinh tế nặng nề.
Nhiều phố người Hoa nằm ở trung tâm thành phố, ví dụ phố người Hoa San Francisco nằm ngay cạnh khu tài chính. Khi các nhân viên văn phòng ở nhà, phố người Hoa San Francisco thành "khu phố ma". Các phố người Hoa cũng phụ thuộc vào du lịch, và dịch khiến ngành này đóng băng.
Những thách thức quá lớn
"Tất cả các khu vực thu hút du khách như Union Square hay Fisherman's Wharf đều chịu chung số phận. Chẳng còn ai đến đó nữa", bà Eva Lee, Chủ tịch Hiệp hội Thương nhân phố người Hoa ở San Francisco, than thở.
Theo nhà kinh tế Paul Ong, một số khu phố người Hoa trước dịch đã vật lộn với những thách thức kinh tế khó khăn như sự suy thoái của ngành may mặc. Đây từng là ngành công nghiệp tuyển dụng hàng chục nghìn lao động giá rẻ. Các thay đổi về luật nhập cư cũng khiến dân số cộng đồng này suy giảm.
Nhiều cư dân ở các khu phố người Hoa đang ngợp trong sức ép tài chính vì giá thuê nhà tăng vọt. "Tương lai của cộng đồng này là rất đáng lo ngại. Nhiều người không trả được tiền thuê nhà, các chủ nhà sẵn sàng đuổi họ", đại diện một tổ chức ở phố người Hoa Los Angeles cho biết.
Một số khu phố người Hoa được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ cộng đồng, ví dụ như quỹ viện trợ 1,5 triệu USD của tổ chức REDC ở New York. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng với việc chính phủ Mỹ không hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, người thuê nhà và người lao động của cộng đồng này, tình trạng của họ sẽ ngày càng tồi tệ.
Tình trạng phân biệt chúng tộc nặng nề khiến cộng đồng người Hoa bị cô lập nghiêm trọng và không được nhận sự hỗ trợ từ chính quyền trong đại dịch.
Chuyên gia Ong cho biết trung tâm thành phố vẫn luôn là khu vực hấp dẫn xét về phương diện giá trị bất động sản. Do đó, nhiều cư dân và chủ doanh nghiệp nhỏ ở các phố người Hoa có thể sẽ bị đẩy đi, và những doanh nghiệp, cư dân mới sẽ đến thay thế.
Vaccine chống Covid-19 có thể giúp nước Mỹ gượng dậy trong năm 2021. Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế cho rằng tình trạng suy thoái sẽ còn tiếp tục kéo dài. Và các khu phố người Hoa sẽ khó có cơ hội phục hồi, kể cả khi Tổng thống đắc cử Joe Biden thông qua những biện pháp hỗ trợ.
Hậu Black Friday: Cửa hàng gia dụng nổi tiếng cháy hàng, nhiều kệ toang hoác vì đồ được càn quét không còn gì cả Quả nhiên các bà nội trợ vẫn thích mua đồ gia dụng trong ngày Black Friday. Cứ nhìn những kệ hàng trống không trong một cửa hàng gia dụng nổi tiếng này sẽ rõ. Chỉ 2 tuần sau Single Day 11/11, người tiêu dùng tại Việt Nam tiếp tục có cơ hội săn hàng giảm giá vào dịp Black Friday. Tại Việt Nam,...