Kết quả bất ngờ từ một chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch
Để có một trái tim khỏe mạnh, huyết áp ổn định và cholesterol thấp, bạn nên ăn uống đúng cách, tập thể dục và duy trì cân nặng của mình.
Tất cả những việc như ăn kiêng, hoạt động thể chất, duy trì cân nặng và giảm căng thẳng đều kết hợp với nhau. Nhiều thay đổi nhỏ sẽ tạo ra kết quả đáng kể.
Qua nghiên cứu đã cho thấy, chế độ ăn uống tốt cho tim mạch và hình thành các thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời đối với sức khỏe.
Chế độ ăn uống khoa học là điều kiện giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Đồ họa: Hồng Nhật
Chế độ ăn kiêng DASH: Nếu bạn thực hiện chế độ ăn kiêng DASH – ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm từ sữa ít chất béo và ít thịt đỏ, đồ ngọt, chất béo bão hòa và muối, bạn có thể giảm huyết áp của mình từ 8 điểm đến 14 điểm.
Chế độ ăn kiêng TLC: Bằng cách giảm chất béo bão hòa xuống 7% kcal, giảm lượng cholesterol trong chế độ ăn uống xuống dưới 0.2g mỗi ngày, thêm 2g sterols thực vật và 5g đến 10g chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể giảm tới 20% LDL (chỉ số cholesterol xấu) trong máu.
Giảm cân: Nếu bạn giảm cân (với chỉ số khối cơ thể từ 18,5 – 24,9), bạn có thể thấy huyết áp giảm từ 5 điểm đến 20 điểm và giảm 5% đến 8% cholesterol LDL, từ đó hạn chế các bệnh nguy hiểm về tim mạch.
Tập thể dục: Nếu bạn có 30 phút hoạt động thể chất từ 5 ngày trở lên mỗi tuần, bạn có thể thấy huyết áp giảm từ 2 đến 8 điểm, giảm LDL cholesterol xấu và tăng HDL cholesterol tốt.
Căng thẳng kéo dài cũng gây ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của tim mạch. Đồ họa: Hồng Nhật
Giảm căng thẳng: Phản hồi sinh học và các kỹ thuật thư giãn có thể làm giảm tình trạng huyết áp cao từ 3 điểm đến 5 điểm, cải thiện giấc ngủ và dẫn đến giảm cân.
Có thể nói, những lợi ích sức khỏe tim mạch lâu dài từ những thay đổi lối sống này là rất lớn. Chúng giúp bạn dễ dàng kiểm soát huyết áp của bản thân, giảm nguy cơ đau tim từ 20% đến 25%, giảm tỷ lệ đột quỵ từ 35% đến 40% và hạn chế 50% khả năng bị suy tim.
Để thực hiện, hãy dành cho bản thân ít nhất 3 tháng để thấy kết quả, mặc dù bạn có thể thấy những thay đổi nhanh chóng sau 3 tuần.
Video đang HOT
6 lời khuyên hữu ích để sống chung với bệnh cao huyết áp
Thay đổi lối sống chính là cách tốt để sống chung với bệnh cao huyết áp và có nhiều cách để bạn có thể "điều khiển" cơ thể hoạt động theo hướng tích cực nhất.
NỘI DUNG:
1. Sống chung với bệnh cao huyết áp bằng cách xem lại lượng muối2. Thử áp dụng chế độ ăn kiêng DASH3. Kiểm soát lượng rượu và đồ uống có cồn4. Bỏ thuốc lá5. Tập thể dục và theo dõi cân nặng của bạn6. Theo dõi huyết áp thường xuyên
Huyết áp cao khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và oxy đến cơ thể; khiến các động mạch cung cấp máu trở nên hẹp và kém đàn hồi hơn. Mặc dù những thay đổi này xảy ra với tất cả mọi người theo tuổi tác, nhưng chúng xảy ra nhanh hơn ở những người bị huyết áp cao.
Khi các động mạch cứng lại, tim càng phải làm việc nhiều hơn; khiến cơ tim trở nên dày hơn, yếu hơn và giảm khả năng bơm máu. Khi huyết áp cao làm hỏng các động mạch, chúng không thể cung cấp đủ máu đến các cơ quan để cơ thể hoạt động bình thường.
Kết quả là, các cơ quan trong cơ thể cũng có thể bị tổn thương. Ví dụ như gây nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, gây đột quỵ, suy thận... Do đó, cần thay đổi lối sống lành mạnh để kiểm soát huyết áp và sống chung với bệnh cao huyết áp.
1. Sống chung với bệnh cao huyết áp bằng cách xem lại lượng muối
Khi bạn ăn quá nhiều muối, nó có thể làm cơ thể bạn bị tích nước khiến huyết áp tăng lên. Vì vậy việc sống chung với bệnh cao huyết áp nên bắt đầu từ việc kiểm tra lại lượng muối bạn nạp vào mỗi ngày.
Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa rất nhiều muối. Ví dụ, súp, gia vị và nước sốt cà chua có thể chứa đến 75% tổng lượng muối cơ thể bạn cần mỗi ngày. Vì vậy, đừng nêm quá nhiều muối khi nấu hoặc thói quen rắc thêm muối vào đĩa thức ăn. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại gia vị và thảo mộc để tạo hương vị cho món ăn.
Để tránh những rủi ro do chế độ ăn nhiều muối mang lại cho người cao huyết áp, các chuyên gia khuyến cáo hầu hết người lớn khỏe mạnh nên bổ sung không quá 2.300 miligam natri (mg) mỗi ngày; 1.500 mg mỗi ngày đối với người được bác sĩ khuyến cáo.
Vì hầu hết các chế độ ăn đều có quá nhiều natri, nên điều quan trọng là phải chú ý đến lượng muối và natri có trong thực phẩm dùng mỗi ngày, đặc biệt là trong thực phẩm chế biến sẵn như pizza, thịt nguội, súp, nước xốt salad và phô mai.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, không phải lúc nào bạn cũng có thể dựa vào vị giác của mình để kiểm tra lượng natri. Bởi thực phẩm chứa nhiều natri không phải lúc nào cũng có vị mặn, vì vậy người thích ăn ngọt, chẳng hạn như ngũ cốc và bánh ngọt cũng nên đề phòng.
Việc sống chung với bệnh cao huyết áp nên bắt đầu từ việc kiểm tra lại lượng muối bạn nạp vào mỗi ngày - Ảnh: health.harvard
2. Thử áp dụng chế độ ăn kiêng DASH
DASH là viết tắt của Phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngừng tăng huyết áp tập trung vào rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, các loại hạt và đậu. Chế độ này khuyến khích các loại thực phẩm giàu kali như bơ, chuối, cà chua, đậu đen.
Chế độ ăn kiêng để sống chung với bệnh cao huyết áp này khuyến nghị người bệnh nên giữ mức 2000 calo mỗi ngày; ăn nhiều rau quả trái cây và hạn chế các loại đồ ngọt, sữa béo.
Cách để sống chung với bệnh cao huyết áp bằng chế độ ăn kiêng DASH:
- Nếu lúc này bạn đang ăn 1 hoặc 2 loại rau mỗi ngày, hãy thêm vào khẩu phần ăn 1 loại rau nữa (tăng cả về số lượng loại rau lẫn số lượng rau mỗi bữa ăn).
- Nếu trước nay bạn không ăn hoặc ít ăn trái cây, hãy thêm một phần trái cây vào bữa ăn mỗi ngày.
- Nên hạn chế thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó nên ăn thịt gia cầm và hạn chế ở mức 170g mỗi ngày.
- Chọn các loại protein thực vật thay vì động vật.
- Chọn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt hoặc thực phẩm giàu protein cho món tráng miệng và đồ ăn nhẹ.
- Đa dạng hóa thực phẩm, nên hướng đến các thực phẩm tươi thay vì đồ đóng hộp sẵn.
3. Kiểm soát lượng rượu và đồ uống có cồn
Điều độ là chìa khóa giúp bạn sống chung với bệnh cao huyết áp. Nếu bạn uống rượu, hãy giới hạn không quá 2 ly mỗi ngày, tối đa hàng tuần là 10 ly đối với phụ nữ và 3 ly mỗi ngày đến tối đa 15 ly mỗi tuần đối với nam giới.
Không uống rượu khi đang lái xe; đang dùng thuốc hoặc các loại thuốc khác tương tác với rượu; đang mang thai hoặc dự định mang thai; khi đưa ra các quyết định quan trọng hoặc thực hiện bất kỳ loại hoạt động thể chất nguy hiểm nào.
Nếu bạn lo lắng về việc uống rượu có thể ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp như thế nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn lượng rượu thích hợp.
Hạn chế rượu là chìa khóa giúp bạn sống chung với bệnh cao huyết áp - Ảnh: heartandstroke
4. Bỏ thuốc lá
Nếu bạn hút thuốc, đã đến lúc nói chuyện với bác sĩ về cách bỏ thuốc lá. Thuốc lá làm hỏng thành mạch máu và làm cứng động mạch. Trong khi đó, thành mạch máu và động mạch đều cần hoạt động tốt để giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, hãy bỏ thuốc lá ngay để việc sống chung với bệnh cao huyết áp có kết quả tốt.
Thuốc lá không chỉ gây hại cho người bị cao huyết áp mà còn có nhiều tác hại khác tới sức khỏe. Điểm danh 11 tác hại không ngờ đến sức khoẻ nếu trẻ hít phải khói thuốc lá.
5. Tập thể dục và theo dõi cân nặng của bạn
Nếu không được điều trị, huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim, đau tim và suy thận. Giữ cân nặng phù hợp với độ tuổi và chiều cao của bạn chính là chìa khóa để sống chung với bệnh cao huyết áp. Nếu thừa cân hoặc béo phì, bạn có thể giảm huyết áp chỉ bằng cách giảm cân.
Tập thể dục có ích cho huyết áp ngay cả khi bạn không cần giảm cân nặng. Vì vậy, hãy đi bộ hàng ngày hoặc học một lớp học yoga; hoặc tham gia các hoạt động khiến tim bạn đập thình thịch, chẳng hạn như đi xe đạp hoặc bơi lội. Và hãy cố gắng tập thể dục ít nhất hai tiếng rưỡi mỗi tuần.
Ngoài ra, tập thể dục có một lợi ích khác là giúp giảm bớt căng thẳng. Loại bỏ những căng thẳng trong cuộc sống là một cách hay để sống chung với bệnh cao huyết áp. Bạn có thể trò chuyện nhiều hơn với chuyên gia tư vấn, học thêm kỹ thuật kiểm soát cơn nóng giận.
Tập thể dục có ích cho huyết áp ngay cả khi bạn không cần giảm cân nặng - Ảnh: ymcasd
6. Theo dõi huyết áp thường xuyên
Việc theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo rằng huyết áp luôn ở mức an toàn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc mua máy đo huyết áp tại nhà để kiểm tra hàng ngày vào các khung giờ cố định.
Hãy thực hiện ghi lại các kết quả huyết áp đo được và để bác sĩ kiểm tra và xác định xem thuốc bạn đang dùng có hiệu quả hay không. Ngoài ra, cần đảm bảo uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lượng calo cần ăn trong một ngày để duy trì cân nặng Biết được lượng calo cần tiêu thụ trong một ngày sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu cân nặng hiệu quả. Số lượng calo mà một người nên ăn mỗi ngày phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau bao gồm tuổi tác, giới tính, cân nặng và mức độ hoạt động. Nó cũng phụ thuộc chủ yếu vào mục tiêu của bạn,...