Kết hợp Đông Tây y trong điều trị bệnh tiểu đường
Hiện nay, tỷ lệ di chứng của bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, từ đó, các bác sỹ Tây y đã bắt đầu đặt nặng giá trị điều trị toàn diện đã từ lâu tìm về kinh nghiệm của y học dân gian, đặc biệt là Đông Y.
Trước đây hai thập niên, ở CHLB Đức có khoảng 2,5 triệu người bệnh tiểu đường. Sau hơn hai mươi năm phát động phong trào phòng chống bệnh tiểu đường, từ biện pháp tầm soát miễn phí cho đến truyền thông về chế độ dinh dưỡng và vận động để ngăn chặn di chứng nghiêm trọng của căn bệnh này, ngành y tế ở Đức hiện nay đang phải đối đầu với thực tế cay đắng là không dưới 8 triệu người bệnh tiểu đường (xấp xỉ 10% dân số Đức).
Đáng nói hơn nữa là tỷ lệ di chứng của bệnh tiểu đường, từ mù mắt do thoái hóa võng mạc, bước qua suy thận cho đến trường hợp phải đoạn chi vì hoại tử, vẫn tăng chứ không giảm cho dù bác sĩ tại Đức không thiếu phương tiện chẩn đoán và điều trị. Nghịch lý đó cho thấy viên thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường không thể là giải pháp.
Cũng từ nhận thức đó thầy thuốc đặt nặng giá trị điều trị toàn diện đã từ lâu tìm về kinh nghiệm của y học dân gian, đặc biệt là Đông Y. Nhờ nhiều công trình nghiên cứu nhằm áp dụng hoạt chất sinh học để vừa tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết, vừa tăng cường sức đề kháng đồng thời kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng, như Câu Kỷ Tử, Mạch Môn, Nhàu, Hoài Sơn… và nhất là Alpha lipoic acid thông qua công năng bảo vệ mạng lưới vi mạch trên vỏ nảo, đáy mắt, cầu thận…, thầy thuốc khắp nơi đều rõ lối thoát cho người bệnh tiểu đường chính là trở về với thiên nhiên.
Video đang HOT
Nhiều thầy thuốc Tây Y chắc chắn có lý do vững chắc khi quyết định phối hợp Đông Y trong phác đồ điều trị. Kết quả ghi nhận qua nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc ứng dụng dược liệu Đông Y với tiêu chí theo dõi chính xác của Tây Y là phương án hiệu quả và an toàn để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Các thành phần Câu kỷ tử, Mạch môn, Nhàu, Hoài sơn & Alpha lipoic acid hiện có trong sản phẩm Hộ Tạng Đường, giúp hỗ trợ điều trị biến chứng của bệnh tiểu đường (trên tim, mắt, thận, thần kinh) đồng thời giúp điều hòa đường huyết.
Thông tin tư vấn: Công ty Đông Tây – số 42A, ngõ 159, phố Pháo Đài Láng – Hà Nội – 04.3775.9865 – 0904.904.660
Theo vietnamnet
Quả mướp đắng trị đái tháo đường
Mướp đắng (Momordica charatia L) là một loại rau ăn bằng quả được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong thực phẩm, quả mướp đắng được nấu với tôm, hấp với thịt, xào hoặc kho với cá. Đặc biệt quả mướp đắng dùng ăn sống là phương pháp tốt để tận dụng nguồn vitamin C khá phong phú cùng với nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể con người.
Quả mướp đắng, khi còn xanh, chứa 188mg vitamin C trong 100g phần ăn được. Nếu để chín, hàm lượng này giảm còn một nửa. Quả có kích thước nhỏ có hàm lượng vitamin C còn cao hơn quả to. Bảo quản ở nhiệt độ lạnh, có thể để được 4 tuần lễ vẫn không ảnh hưởng đến hàm lượng của loại vitamin này. Quả mướp đắng non cắt khoanh, đem phơi nắng, mất 80% vitamin C; khi nấu, quả cũng mất đi khoảng 40% vitamin C. Nêu ăn sông se giư đươc lương vitamin C.
Quả mướp đắng.
Về mặt y học, quả mướp đắng có tên thuốc là khổ qua, chỉ được dùng lúc vỏ quả còn xanh hoặc hơi vàng. Dược liệu có vị đắng, tính lạnh không độc có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận tràng, giảm ho, lợi tiểu, giảm đau, trừ độc, rất tốt cho những trường hợp ăn khó tiêu, bụng đầy ách, làm việc quá sức, mệt mỏi, mất nước nhiều. Nhân dân các tỉnh phía Nam rất ưa dùng quả mướp đắng để ăn sống hoặc nhồi thịt băm, đem hấp chín với tác dụng bổ mát, chống viêm nhiệt. Mướp đắng 1-2 quả, băm nhỏ, nấu với 400 ml nước còn 100 ml nước, uống làm hai lần trong ngày để chữa ho. Dùng ngoài, mướp đắng 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước tắm, lấy bã xát nhẹ trên da để trừ rôm sảy ở trẻ nhỏ. Nước ép quả mướp đắng bôi hàng ngày chữa chốc đầu.
Đặc biệt dựa vào kinh nghiệm dân gian của các nước Ấn Độ, Philipin, Braxin, các nhà khoa học đã phát hiện trong quả mướp đắng có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin có tác dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường. Do đó, họ đã ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu vào việc đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo này. Dạng dùng thông thường là lấy quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi khô, tán bột. Mỗi ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, uống sau bữa ăn với nước.
Chu y: Nêu dươi dang tra khô qua thi các đợt dùng quả và trà nên cách nhau, một số nhà khoa học cho rằng chất glucosid momodicin trong quả mướp đắng gây cảm giác "nghiện" cho người dùng.
Theo SK&ĐS
Thực phẩm giúp trấn an hệ thần kinh Đừng quên các món như nui, bún trong những ngày căng thẳng, vì các món này giúp tăng sức chịu đựng của hệ thần kinh Người da đỏ ở Nam Mỹ có thành ngữ "Lý luận bao giờ cũng cần nhiều thời gian hơn trực giác". Dưới góc nhìn phân tích của thầy thuốc có lẽ nên điều chỉnh thành "trực giác muốn...