Kẹo, mứt “ngoại xịn” bán theo cân siêu rẻ tràn vỉa hè Hà Nội
Bánh kẹo, mứt được quảng cáo nhập từ Bỉ, Hà Lan, Hàn Quốc… chỉ với hơn 50 nghìn đồng/kg được bày bán tràn lan trên vỉa hè Hà Nội.
Bánh kẹo, mứt hoa quả không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan
Cận Tết Nguyên đán, bánh kẹo bán theo cân với đủ kiểu dáng, màu sắc không rõ nguồn gốc lại được bày bán tràn lan trên thị trường.
Theo khảo sát của PV Báo Giao Thông tại những đầu mối thực phẩm tại Hà Nội như chợ Đồng Xuân, Hàng Buồm rất dễ dàng bắt gặp cảnh bánh kẹo, mứt bán theo cân được bán tràn ra cả vỉa hè. Tùy từng loại bánh kẹo sẽ có mức giá khác nhau như kẹo dẻo giá 50-70 nghìn đồng/kg, loại kẹo hoa quả có giá 70-80 nghìn đồng/kg, các loại mứt hoa quả có giá từ 100-180 nghìn đồng/kg,…
Đáng nói những loại mứt hoa quả “3 không” được đựng trong những bịch nilon trong suốt, miệng túi mở để khách hàng dễ quan sát, sờ mó vô tư nếm thử. Giá của những loại mứt này không khiến thực khách phải bất ngờ. Chẳng hạn mứt vỏ bưởi của Thái Lan được bán tại các siêu thị có giá từ 500-600 nghìn đồng/kg thì giá tại một quầy ở Chợ Đồng Xuân chỉ hơn 100 nghìn đồng/kg. Trái cây tươi Kiwi bán trên thị trường có giá khoảng 150 nghìn đồng/kg , thế nhưng tại đây giá mứt thành phẩm chỉ từ 100-180 nghìn đồng/kg.
Giá rẻ bất ngờ khiến các các quầy hàng bánh kẹo cân luôn trong tình trạng tấp nập kẻ mua người bán . Chị Phạm Thị Hiền (Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội) chia sẻ: ” Tết năm nào chị cũng cần mua về sử dụng, nhìn thấy hình thức bắt mắt thì mua thôi chứ không hay tìm hiểu về vấn đền nguồn gốc xuất xứ lắm”.
Video đang HOT
Nhiều thùng cát tông chứa bánh kẹo in chữ Trung Quốc tại những quầy hàng ở chợ đầu mối
Trong vai khách lấy buôn, PV được chủ quầy hàng tại Hàng Buồm chỉ ra một dãy các loại bánh kẹo “một giá”: “Nếu mua kẹo ở dãy này tất cả đều 70 nghìn đồng/kg; mua từ mấy chục cân thì cô tính xuống 60 nghìn đồng”. Thấy khách có vẻ lưỡng lự, bà chủ hàng nhanh chóng ra giá cuối bớt xuống 55 nghìn đồng/kg . “Bọn cô bán chỉ lấy lãi ít thôi toàn bộ là kẹo mình hết không có loại nào của Tàu cả, gian hàng này là phong phú nhất rồi, ngon mà lại rẻ”, bà chủ này lý giải.
Tương tự, khi được hỏi về nguồn gốc hàng, một chủ quầy chợ Đồng Xuân khẳng định không nhập hàng Trung Quốc: “Tùy từng loại, đắt có, rẻ có, tất cả là bánh kẹo Việt Nam hoặc nhập từ Bỉ, Nga, Hàn Quốc, cứ ăn thử thoải mái không ngon không lấy tiền”.
Tuy nhiên, theo quan sát, các loại bánh kẹo bán theo cân tại đây ngoài in tên mặt hàng bằng chữ nước ngoài, còn lại đều không có thông tin gì thêm cơ sở sản xuất, thành phần, thời gian sản xuất, hạn sử dụng…
Tiến sâu vào trong kho hàng, PV cũng phát hiện hàng loạt thùng cát tông, thùng xốp đựng bánh kẹo in chữ Trung Quốc được xếp chồng lên nhau. Trong đó không ít thùng hàng đã bị mốc bẩn, thủng nham nhở…
Lượng Thị Bích Ngọc
Theo 24h.com
Đầu tư mỹ phẩm đắt tiền đến mấy mà không biết xem hạn sử dụng thì cũng vô ích
Mua mỹ phẩm ngoài việc xem có phải là đồ chính hãng hay không điều quan trọng không kém là bạn phải biết được hạn sử dụng của những món đồ này.
Hạn sử dụng của mỹ phẩm rất quan trọng, những món mỹ phẩm dù đắt tiền và tốt đến đâu nhưng nếu qua hạn thì cũng gây tác dụng xấu cho da. Nếu sử dụng mỹ phẩm hết hạn da bạn có thể bị lên mụn hoặc kích ứng.
Trước khi kiểm tra hạn sử dụng của mỹ phẩm bạn cần hiểu rõ hai khái niệm là hạn sử dụng và hạn mở nắp. Hạn sử dụng là khoảng thời gian mà món mỹ phẩm của bạn không thể sử dụng được nữa kể cả khi bạn đã mở nắp hay chưa. Còn hạn mở nắp là thời gian sử dụng kể từ khi bạn sử dụng sản phẩm lần đầu tiên.
Ký hiệu chữ M trên chiếc hộp mở nắp là số tháng bạn được sử dụng
Hạn mở nắp là Period After Opening (PAO) và thường được kỹ hiệu bằng một chiếc hợp mở nắp kèm theo số tháng ở trên bao bì sản phẩm. Với một số sản phẩm không ghi hạn PAO thì hạn thông thường là 3 năm.
Trên bao bì các món mỹ phẩm thường ghi Expiration date (EXP) là ngày hết hạn, những sản phẩm mỹ phẩm có thời gian sử dụng dưới 30 tháng sẽ phải ghi rõ hạn sử dụng mỹ phẩm trên bao bì. Và Manufacture date (MFG) là thông tin về ngày, tháng và năm sản xuất.
Tuy nhiên với những sản phẩm có thời gian sử dụng trên 30 tháng không cần ghi hạn sử dụng trên bao bì. Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra thông tin về thời gian sản xuất (batch code) để biết thời gian sử dụng.
Batch code là phần chữ và số được in trên bao bị sản phẩm nhưng khác với dãy số dưới mã vạch
Batch code là dãy gồm ký tự và chữ số được in trên bao bì hoặc đáy sản phẩm, đánh dấu nơi sản xuất, số lô và thời gian "ra đời" của một sản phẩm.
Nếu muốn kiểm tra batch code, bạn có thể kiểm tra trên một số trang web như https://www.checkfresh.com hoặc https://checkcosmetic.net, hoặc gửi mail cho nhà sản xuất.
Điều quan trọng mà các chị em cần chú ý sau khi kiểm tra hạn sử dụng của mỹ phẩm là khi bạn mở một sản phẩm, cũng giống như khi bạn mở thực phẩm chế biến sẵn, mỹ phẩm sẽ tiếp xúc với không khí, nó bị oxy hóa và các các thành phần của sản phẩm trở nên kém hiệu quả hơn. Cho nên kể cả món đồ bạn dùng còn hạn sử dụng nhưng quá hạn mở nắp thì cũng nên vứt đi bởi nếu bạn sử dụng một sản phẩm có chất lượng kém, nó có thể hình thành ký sinh trùng và nấm sợi hoặc gây bùng phát mụn và dẫn đến nám da cũng như các vấn đề khác cho da của bạn. Điều này không chỉ xảy ra với các sản phẩm chăm sóc da mà còn với các mỹ phẩm trang điểm như son môi, phấn mắt, eyeliner,...
Theo nguồn tổng hợp
Mua hàng nội địa Nhật sao cho an tâm? Bên cạnh xem hạn sử dụng và nguồn gốc sản phẩm qua mã Batch Code trên bao bì, người dùng cần chọn sàn giao dịch uy tín khi mua hàng. Người Nhật nổi tiếng với tập quán tiêu dùng khó tính nhất, đòi hỏi tất cả chi tiết phải đạt được độ chuẩn ở mức tối đa. Vì thế, các dòng sản phẩm...