Kẻ thắng trận chiến giữa cá mập Megalodon và thằn lằn Mosasaurus?
Cá mập Megalodon và thằn lằn sông Mosasaurus đều là loài nguy hiểm. Vậy sẽ ra sao nếu thực sự có cuộc chiến giữa hai loài này?
Ảnh: FlashMovie/tsuneomp/Dotted Yeti/Shutterstock do IFLScienc biên tập
Những quái vật đại dương
Mosasaurus hay còn gọi là “thằn lằn sông Meuse” đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước. Thằn lằn Mosasaurus sống từ 82 đến 66 triệu năm trước trong Kỷ Phấn trắng. Với thân hình thon dài, bộ hàm khỏe và hàm răng ghê gớm, Mosasaurus chắc chắn là kẻ săn mồi hàng đầu trong hệ sinh thái của nó.
Loài bò sát khổng lồ này dài từ 11 đến 17 mét, phân bố rộng khắp các đại dương trên thế giới, nhưng xuất hiện nhiều nhất ở vùng nước nông quanh châu Âu. Thằn lằn Mosasaurus là loài bò sát không có khả năng lặn sâu, thay vào đó chúng thích săn mồi và di chuyển tới bề mặt nơi hầu hết con mồi sinh sống.
Mosasaurus có vây và đuôi khỏe, có khả năng đạt tốc độ khoảng 48km/giờ trong thời gian ngắn. “Thằn lằn sông Meuse” sở hữu 40-50 chiếc răng dài khoảng 25-30 mm, có khả năng tạo ra lực cắn khoảng 3 – 7 tấn.
Video đang HOT
Ở phía đối lập, cá mập khổng lồ Megalodon đã thống trị các đại dương vào khoảng 23 đến 3,6 triệu năm trước trong thế Trung Tân (thế Miocene) và thế Thượng Tân (thế Pliocene).
Với chiều dài ước tính lên tới 18,3 mét và kích thước khổng lồ, cá mập Megalodon được coi là một trong những loài săn mồi lớn nhất từng tồn tại.
Loài này có răng cưa dài tới 18 cm với khả năng nghiền nát xương và xé thịt bằng một lực cắn lên tới 8 tấn.
Cá mập cổ đại này là loài săn mồi đỉnh cao, có khả năng ăn động vật có vú ở biển như cá voi.
Megalodon có ở khắp nơi trên thế giới và di chuyển với tốc độ trung bình khoảng 4,8km/giờ và khả năng bùng nổ tốc độ nhanh.
Quái vật biển cả này là một sinh vật khổng lồ với khối lượng ước tính khoảng 61,6 tấn, nặng bằng 10 con voi châu Phi hoặc 34 con voi trắng lớn.
Ai sẽ chiến thắng?
Trong một cuộc đối đầu giả định, các đặc điểm của những sinh vật này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định kết quả. Sự nhanh nhẹn và cấu tạo hộp sọ chắc chắn của thằn lằn Mosasaurus có khả năng mang lại lợi thế khi phòng thủ trước những cú cắn mạnh mẽ của Megalodon.
Tuy nhiên, kích thước khổng lồ và lực cắn khủng khiếp của cá mập Megalodon sẽ khiến nó trở thành một đối thủ đáng gờm nếu cắn đúng vị trí hiểm.
Ngoài ra, môi trường diễn ra cuộc chiến cũng là một yếu tố quan trọng khi xem xét. Trong môi trường vùng nước nông, cá mập nặng hơn và ít di động hơn so với thằn lằn đã tiến hóa. Nhưng tình hình sẽ đảo ngược và có lợi cho cá mập nếu đó là ở vùng nước sâu.
Vậy làm thế nào để chúng ta tìm ra người chiến thắng? Cá mập Megalodon là một kẻ săn mồi đỉnh cao không có đối thủ và không gì có thể gây ra mối đe dọa cho nó. Megalodon có nhiều kinh nghiệm khi đối mặt với những con mồi lớn hơn vì thức ăn của chúng là các loài động vật có vú sống ở biển như cá voi.
Ngược lại, thằn lằn Mosasaurus phát triển khả năng phòng thủ để tránh xung đột với các kẻ thù tiềm năng khác tồn tại cùng thời kỳ nên được coi là một “thợ săn” thận trọng.
Trong một cuộc xung đột giả định, cá mập thời tiền sử có khả năng lợi thế hơn vì tính cách hung dữ và những cú cắn đáng kinh ngạc.
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Các nhà nghiên cứu vừa khám phá bằng chứng cho thấy một loài 'quái vật' biển cổ dài không còn tồn tại đến ngày nay là do bị một loài sinh vật ăn thịt khác tấn công dữ dội và ngoặm mất đầu.
Ảnh minh họa: thetimes.co.uk
Cách đây nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học đã khai quật được những hóa thạch của loài bò sát biển cổ dài kỳ lạ có tên Tanystropheus ở Thụy Sĩ. Và cuộc nghiên cứu mới đây đã cung cấp bằng chứng cho thấy Tanystropheus đã bị một loài sinh vật ăn thịt bất ngờ tấn công. Nghiên cứu xương cổ và đầu hóa thạch của hai loài Tanystropheus, các nhà khoa học phát hiện thấy những vết cắn ngoặm như vết thủng hình răng và những dấu hiệu khác cho thấy tình trạng bị chấn thương đau đớn và nghiêm trọng. Họ cho rằng đây là những dấu hiệu của việc bị ngoặm cổ.
Trước đây, khi phát hiện được những mẫu hóa thạch của loài Tanystropheus, các nhà khoa học biết được rằng đây là loài bò sát sống ở vùng biển nông và tồn tại cách đây khoảng 242 triệu năm. Chúng thường săn cá và mực làm thức ăn sinh tồn nhờ cổ dài kỳ lạ để có thể đột kích con mồi từ xa.
Tanystropheus được biết đến với hai loài, một loài thân dài trung bình khoảng 6 m, ăn cá và mực. Loài còn lại là thân ngắn chỉ khoảng 1,5 m, có hàm răng kiểu động vật ăn loài thân mềm như tôm.
Cổ của loài Tanystropheus thường dài gấp 3 lần so với thân mình. Đặc điểm cổ dài cũng khiến loài này khác biệt so với bất kỳ loài động vật nào khác trên Trái Đất. Cổ dài là một trong những đặc điểm phổ biến được tìm thấy đối với những hóa thạch bò sát biển cách đây khoảng 175 năm vào thời kỳ khủng long còn tồn tại trên Trái Đất. Tuy nhiên, cổ dài lại có bất lợi là dễ bị kẻ thù săn mồi phát hiện.
Theo các nhà khoa học, kẻ thù từng tấn công loài Tanystropheus thân dài có thể là một loài bò sát biển lớn mà các nhà khoa học cho rằng có thể là loài Cymbospondylus thân dài 10 m hoặc Nothosaurus thân dài 7 m. Các loài bò sát biển dạng "quái vật" như vậy có thể đã ngoặm cổ những loài nhỏ hơn.
Là "họ hàng" xa của loài khủng long, loài Tanystropheus xuất hiện đầu tiên cách đây khoảng 230 triệu năm, trong kỷ Tam Điệp (Triassic Period) tại thời điểm quá trình tiến hóa diễn ra mạnh mẽ sau các đợt tuyệt chủng hàng loạt và trên phạm vi rộng trên Trái Đất. Loài này đã phát triển mạnh mẽ trên khắp Bán cầu Bắc trong vòng khoảng 10 triệu năm.
Nguyễn Hà (TTXVN)
Truy tìm 'vua quái vật' cắt đứt đôi thủy quái dài 6 m Hài cốt đáng sợ của một con thủy quái khổng lồ 240 triệu năm tuổi trở nên rùng rợn gấp đôi khi các phân tích chỉ ra nó đã chết vì bị một thứ gì đó nguy hiểm hơn cắn đứt đôi. Theo Live Science, bộ hài cốt bị đứt đôi là một con Tanystropheus hydroides, loài bò sát biển sơ khai sống...