Xuất hiện ‘quái ngư’ răng giống người, mình như hóa thạch sống
Một loài quái ngư chưa từng biết vừa lộ diện ở vùng nước sâu phía Đông Bắc nước Úc, gây ngỡ ngàng bởi những chiếc răng hàm sát thủ giống người một cách kỳ lạ.
Loài mới được gọi là “ cá mập sừng sơn”, danh pháp Heterodontus marshallae, có cặp sừng nhỏ nhô ra hía trên mắt, trong khi khắp cơ thể như được tô vẽ, trang trí bằng các họa tiết sọc.
Theo nhà sinh vật học về cá Helen O’Neill từ Cơ quan Sưu tập cá quốc gia Úc (ANFC) thuộc CISRO (một cơ quan hỗn hợp lớn về nghiên cứu khoa học, công nghiệp, môi trường, giáo dục… của chính phủ Úc), sinh vật này trông như một hóa thạch sống.
Loài “quái ngư” vừa được xác định ở Úc là một loài cá mập chưa từng biết, hình dáng kỳ lạ – Ảnh: CISRO
“Chúng có hình thái giống với hóa thạch của một loài cá mập đã tuyệt chủng từ lâu, bao gồm cả sừng, nhưng giờ đây chúng tôi xác định chúng không hề có quan hệ họ hàng” – tờ Live Science dẫn lời TS O’Neill.
Bài nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Diversity cho biết “quái ngư” này được tìm thấy ở vùng nước sâu khoảng 125-229 m bên dưới bề mặt ở vùng biển phía Đông Bắc nước Úc.
Loài cá mập này có nhiều hàm răng và hàm cực lớn so với hộp sọ, giúp chúng có thể ăn các động vật thân mềm và giáp xác.
Video đang HOT
Đáng sợ nhất, một số răng của chúng rất giống răng hàm lớn của con người. Ở loài cá mập này, những chiếc răng đó có phần chắc khỏe hơn và giúp chúng nghiền nát các sinh vật vỏ cứng.
Trước đây, quái ngư này đã ẩn hiện trong khu vực nhưng bị lầm với cá mập sừng ngựa vằn, một loài sống ở vùng biển gần Úc, Indonesia và Nhật Bản.
Các nhà khoa học đã phân tích lại nhiều mẫu vật trong bảo tàng và xác định loài mới từ 6 mẫu vật khác nhau. Trong một chuyến thám hiểm năm 2022, nhóm nghiên cứu cũng tìm ra một con cá mập sừng sơn đực còn sống.
Phát hiện từng có loài thú có túi giống tê giác, đi giống người
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài thú có túi cổ đại nặng 1/4 tấn từng rong ruổi trên khắp nước Úc.
Các hóa thạch mới giúp làm sáng tỏ những bí ẩn xung quanh những loài thú có túi khổng lồ đã tuyệt chủng khác.
Loài mới được gọi là Ambulator keanei
Loài mới được gọi là Ambulator keanei, có hình dáng cơ thể tương tự gấu hoặc tê giác. Nó có thể nặng khoảng 250 kg và cao khoảng 1 mét tính đến vai. Ambulator keanei thuộc họ Diprotodontids, bao gồm các loài thú có túi khổng lồ có quan hệ họ hàng xa với loài gấu túi. Loài lớn nhất trong nhóm này, Diprotodon optatum, đã phát triển đến kích thước của một chiếc ô tô lớn và nặng tới 3 tấn.
Diprotodontids là họ thú có túi lớn nhất từng tồn tại và là một phần không thể thiếu của hệ sinh thái trên cạn của Úc cho đến khi những thành viên cuối cùng của họ này bị tuyệt chủng khoảng 40 000 năm trước.
Các nhà khoa học đã khai quật được một phần bộ xương của Ambulator keanei vào năm 2017 từ một vách đá bị xói mòn tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Kalamurina ở Nam Úc. Xương hóa thạch có niên đại khoảng 3,5 triệu năm trước trong thế Pliocene (5,3 triệu đến 2,6 triệu năm trước).
Trong một nghiên cứu mới, được công bố vào ngày 31.5 trên tạp chí Royal Society Open Science, các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy tính quét 3D xương để tạo ra một mô hình Ambulator keanei xem nó có thể trông như thế nào.
Mô hình gợi ý rằng loài thú có túi khổng lồ này có thể có động tác đi khác với những động vật có kích thước tương tự hiện giờ. Điều này có thể đã giúp Ambulator keanei tồn tại trong một hệ sinh thái có tốc độ thay đổi nhanh chóng.
Tác giả chính của nghiên cứu Jacob van Zoelen, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Flinders ở Úc, cho biết: "Hầu hết các loài động vật ăn cỏ lớn ngày nay như voi và tê giác đều đã di chuyển kiểu Digitigrade (đi kiễng chân), nghĩa là chúng đi bằng đầu ngón chân với gót chân không chạm đất. Còn Diprotodontids là loài di chuyển theo kiểu mà chúng ta gọi là plantigrade, nghĩa là xương gót chân của chúng tiếp xúc với mặt đất khi di chuyển, tương tự như cách mà loài người thực hiện".
Kết quả là, Ambulator keanei đã tiết kiệm được năng lượng bằng cách phân bổ đều trọng lượng của nó khi di chuyển, nhưng dáng đi này của nó sẽ khiến việc chạy nhanh trở nên khó khăn hơn.
Nhưng bù lại, theo các nhà nghiên cứu đã viết trong một bài báo khoa học cho The Conversation, những sải chân kiểu này có thể đã cho phép Ambulator keanei đi được quãng đường rất dài. Đó quả là một lợi ích to lớn bởi vì trong thế Pliocene, khi đồng cỏ và môi trường sống ở Úc trở nên khô hạn hơn. Họ Diprotodontids có thể phải di chuyển quãng đường xa hơn nhiều để có đủ nước và thức ăn ưa thích của chúng là lá non chứ không phải cỏ.
Điều này cũng có thể đã buộc các loài trong họ Diprotodontids phải tiến hóa để lớn hơn để di chuyển xa hơn. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến sự ra đời của loài Ambulator keanei rồi Diprotodon optatum khổng lồ nặng 3 tấn.
Van Zoelen cho biết, bí quyết giúp Ambulator keanei đi lại hiệu quả là một khớp ở cổ tay giúp nó có "gót ở bàn tay" hay gọi là gót thứ cấp. Khớp này khiến "các ngón trên bàn tay của Ambulator keanei về cơ bản trở nên vô dụng và khi không tiếp xúc với mặt đất khi di chuyển".
Phát hiện này có thể giúp giải thích một bí ẩn lâu đời về thú có túi. Các nhà khoa học đã tìm thấy dấu chân hóa thạch của Diprotodon optatum, loài thú có túi lớn nhất từ trước đến nay, nhưng hóa thạch không có bất kỳ dấu chân nào. Nhờ phát hiện mới, người ta hiểu nguyên nhân của điều này là do những ngón chân của Diprotodon optatum không bao giờ chạm đất.
Khám phá về Ambulator keanei cũng có thể giúp giải thích tại sao loài Diprotodon opatum lại phát triển lớn như vậy. Nghiên cứu mới gợi ý rằng sự phân bổ trọng lượng đồng đều của loài thú có túi mới phát hiện cũng có thể đã xảy ra ở Diprotodon opatum và có thể là yếu tố chính khiến loài này phát triển kích thước lớn như vậy.
Phát hiện mới rất quan trọng vì cho đến nay, hầu hết kiến thức về các loài trong họ Diprotodontids đến từ hóa thạch hàm và răng. Chính hạn chế đó đã để lại những lỗ hổng kiến thức lớn về họ động vật này. Mặt khác, các loài trong họ Diprotodontids có họ hàng rất xa với các loài thú có túi khác, điều đó khiến giới nghiên cứu rất khó để suy luận bất cứ điều gì về chúng từ các loài thú có túi ngày nay.
Van Zoelen nói: "Ngày nay không có gì giống như chúng. Tuy nhiên, những phát hiện như thế này sẽ giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về những loài động vật có túi khổng lồ đã tuyệt chủng".
Diprotodontids có hình dạng xương chi có thể được nhóm thành ba loài chính. Có những loài thích nghi với việc leo cây, chẳng hạn như Nimbadon lavarackorum và Ngapakaldia tedfordi; và những loài thích nghi với khả năng vận động hiệu quả hơn và di chuyển những khoảng cách xa, chẳng hạn như Diprotodon optatum và Ambulator keanei - được gọi là các loài giỏi đi bộ.
Ngoài ra còn có các loài Diprotodontids sống trên cạn và có khả năng nắm tay như Kolopsis torus và Plaisiodon centralis. Tuy nhiên, không giống như loài đi bộ, chi trước của chúng không chuyên biệt để đi bộ và có thể thực hiện nhiều chức năng.
Các loài đi bộ không xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch cho đến 3,5 triệu năm trước. Trên thực tế, Ambulator keanei là loài đầu tiên trong họ Diprotodontids mà chúng ta biết có khả năng thích ứng với việc đi bộ chuyên biệt này.
Hóa thạch họ hàng thú mỏ vịt cổ đại có thể lật lại lịch sử? Hóa thạch của một loài có họ hàng với thú mỏ vịt 70 triệu năm tuổi có tên Patagorhynchus pascuali được tìm thấy ở Nam Mỹ. Phát hiện này có thể viết lại câu chuyện về nơi những động vật có vú kỳ lạ đầu tiên này tiến hóa. Ngày nay, tất cả năm loài động vật đơn huyệt còn sống - bao...