Tìm thấy hóa thạch cực hiếm của sinh vật cổ đại cách đây 500 triệu năm
Một phát hiện tại Canada gần đây đã cho thấy hóa thạch của một loài sứa lớn được bảo tồn được cho là cổ nhất từng được tìm thấy, có tuổi đời lên tới 505 triệu năm.
182 mẫu hóa thạch được tìm thấy trong một tảng đá tại mỏ hóa thạch Burgess Shale của quốc gia này. Phát hiện này là cực hiếm bởi lẽ 95% cấu tạo của một con sứa là nước, và có thể dễ dàng bị phân hủy nhanh chóng.
Nhiều hóa thạch ban đầu đã được thu thập tại Burgess Shale vào những năm 1980 và 1990. Các nhà khoa học đã hết sức kinh ngạc khi thấy những phần còn sót lại được bảo tồn của nhiều sinh vật biển khác nhau, bao gồm cả sứa, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Ontario Hoàng gia ở Toronto – thông tin được công bố trên tờ New York Times (NYT)
Ông Jean-Bernard Caron, nhà cổ sinh vật học tại bảo tàng, chia sẻ với NYT: “Nếu bạn nhìn thấy một con sứa bên ngoài môi trường dưới nước, thì vài giờ sau nó chỉ còn là một quả cầu nhầy nhụa” . Ông đã mô tả những phát hiện này trong một bài báo đăng vào thứ Tư (2/8) trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B . Những con vật này được xem là loài sứa bơi lâu đời nhất mà khoa học từng được biết đến.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đặt tên cho loài sứa là Burgessomedusa phasmiformis.
Nhà cổ sinh vật học Joe Moysiuk và nhóm nghiên cứu của ông từ Đại học Toronto đã phân tích hóa thạch của loài này, trước là để xác định xem liệu nó có thực sự là một loài sứa hay không, và xác định một mẫu vật đột phá. Họ đặt tên cho nó là Burgessomedusa phasmiformis, một loài mới đại diện cho bằng chứng sớm nhất về một con sứa trưởng thành. Ông Moysiuk mô tả nó có ngoại hình giống như hồn ma, giống nhân vật trong trò chơi điện tử Pac-Man do cấu tạo cơ thể độc đáo của nó.
Loài sứa cổ này có hình dạng giống như các hậu duệ của nó thời hiện đại, có chiều dài khoảng 20cm và thân hình hình chuông với hơn 90 xúc tu xung quanh mép. Có vẻ nó đã bị mắc kẹt trong một dòng bùn dưới biển khoảng 500 triệu năm trước, dẫn đến việc bị chôn vùi và bảo tồn đặc biệt.
Sứa có một vòng đời phức tạp liên quan đến hai hình thức riêng biệt: Polyp và medusa. Trong giai đoạn polyp, một trong các giai đoạn ban đầu của cuộc sống của một con sứa, chúng sống ở đáy biển và sinh sản vô tính. Sau đó, chúng trưởng thành thành medusa, có khả năng bơi lội tự do và giao phối với các con sứa khác.
Mặc dù các hóa thạch của polyp từ 560 triệu năm trước đã được tìm thấy trong các khai quật trước đây, phát hiện này cung cấp bằng chứng rõ ràng đầu tiên về một loài sứa lớn tồn tại từ thời điểm đó. Nó cho thấy rằng ít nhất từ nửa tỉ năm trước, sứa đã phát triển vòng đời của mình theo hình thức này.
Phát hiện loài động vật nặng nhất từng tồn tại trên Trái đất
Các nhà khoa học cho biết, hóa thạch của một phần bộ xương được phát hiện ở Peru là của loài cá voi cổ đại, được ước tính nặng hơn 300 tấn.
Họ cho biết đây có thể là loài động vật nặng nhất từng tồn tại trên Trái đất.
Đốt xương khổng lồ của loài cá voi cổ đại được nhấc lên bằng tời tại nơi khai quật
Mới đây, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch của loài cá voi cổ đại này, bao gồm đốt sống và xương sườn, ở miền nam Peru.
Từ những phần hóa thạch tìm thấy, họ đã mô hình hóa cá voi cổ đại, ước tính khoảng 39 triệu năm tuổi. Các nhà khoa học ước tính loài cá voi này dài khoảng 20m và có khối lượng cơ thể từ 85 đến 340 tấn.
Khối lượng cơ thể này bằng hoặc lớn hơn khối lượng của cá voi xanh, loài động vật được cho là nặng nhất từng tồn tại từ trước tới nay.
Các nhà nghiên cứu tin rằng con cá voi này đã sống ở vùng nước nông. Họ cho biết thông tin về hóa thạch của con cá voi rất quan trọng đối với lịch sử tiến hóa của cuộc sống động vật có vú.
Hóa thạch họ hàng thú mỏ vịt cổ đại có thể lật lại lịch sử? Hóa thạch của một loài có họ hàng với thú mỏ vịt 70 triệu năm tuổi có tên Patagorhynchus pascuali được tìm thấy ở Nam Mỹ. Phát hiện này có thể viết lại câu chuyện về nơi những động vật có vú kỳ lạ đầu tiên này tiến hóa. Ngày nay, tất cả năm loài động vật đơn huyệt còn sống - bao...