Italy lên kế hoạch nới phong tỏa
Thủ tướng Italy Conte trong tuần này sẽ công bố kế hoạch dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa chống Covid-19, áp dụng từ ngày 4/5.
“Tôi ước tôi có thể nói ‘Hãy mở cửa lại tất cả ngay lập tức. Chúng ta sẽ bắt đầu vào sáng mai’. Nhưng đó sẽ là quyết định vô trách nhiệm. Nó sẽ khiến đường cong của dịch tăng mất kiểm soát và mọi nỗ lực của chúng ta đến nay trở thành công cốc”, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đăng trên Facebook hôm nay, cho biết kế hoạch nới phong tỏa sẽ được công bố trước cuối tuần này.
Thủ tướng Conte hôm 9/3 áp lệnh phong tỏa toàn quốc, buộc người dân phải ở nhà, hầu hết các doanh nghiệp phải đóng cửa để kiểm soát Covid-19, nhưng cũng đã gây áp lực lớn cho nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng euro.
Nhiều ý kiến đang đề nghị nối lại một số hoạt động ở Italy để ngăn nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế. Thủ tướng Conte cho biết việc nới lỏng các hạn chế phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng và dữ liệu khoa học, “không thể làm theo ý của một phần dư luận, một số nhà sản xuất, một số công ty hay các khu vực nhỏ lẻ”.
Video đang HOT
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte phát biểu trước Nghị viện châu Âu hồi tháng hai năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay cũng cảnh báo phải từng bước dỡ phong tỏa, nếu thực hiện điều này quá sớm, sẽ có nguy cơ Covid-19 tiếp tục bùng phát thêm đợt nữa. WHO đề nghị các chính phủ đang cân nhắc dỡ bỏ những biện pháp hạn chế nên cẩn thận, phải thực hiện theo giai đoạn và luôn theo dõi tình hình dịch bệnh.
Nhiều quốc gia như Australia, Ấn Độ, Iran, Đức bắt đầu nới lỏng phong tỏa cũng như cho phép mở lại một số hoạt động được cho là có nguy cơ lây nhiễm dịch thấp. Australia mở cửa một vài bãi biển nhưng chỉ cho người dân tập thể dục, trong khi Ấn Độ cho phép nối lại một số hoạt động công nghiệp và nông nghiệp.
Đức dần nới phong tỏa khi cho trường học và một số cơ sở kinh doanh tiếp tục hoạt động. Chính quyền Na Uy cũng cho rằng “đã khống chế được nCoV” và cho phép nhà trẻ, viện dưỡng lão mở cửa lại. Ba Lan đồng ý mở cửa công viên và rừng, trong khi Cộng hòa Czech cho phép mở cửa chợ trời.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 2,5 triệu người nhiễm và hơn 170.000 người tử vong. Với hơn 180.000 ca nhiễm và hơn 24.000 người tử vong do nCoV, Italy đang là vùng dịch chết chóc thứ hai thế giới sau Mỹ.
Ngọc Ánh
Italy gia hạn phong tỏa
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte gia hạn phong tỏa toàn quốc đến 3/5, nhưng cho phép một số loại cửa hàng mở lại vào tuần tới.
Các nhà máy bị đóng cửa vẫn chưa thể trở lại làm việc, Thủ tướng Conte ngày 10/4 cho biết trong cuộc họp báo tại Rome. "Đây là một quyết định khó khăn nhưng cần thiết, tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định này", ông nói.
Nhân viên y tế trao thuốc cho hiệu thuốc ở Palagano, Italy ngày 9/4. Ảnh: AFP.
Hiệu sách, tiệm văn phòng phẩm và cửa hàng bán quần áo trẻ em có thể mở cửa trở lại từ ngày 14/4. Conte cho biết ông sẽ tiếp tục đánh giá xu hướng Covid-19 hàng ngày và "hành động phù hợp" nếu điều kiện cho phép.
Italy từ ngày 9/3 phong tỏa toàn quốc, yêu cầu dân chúng ở nhà và đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu. Nước này phát hiện 3.951 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng số ca nhiễm toàn quốc lên 147.577, trong đó 18.849 người chết, tăng 570 ca. Cả hai mức tăng đều thấp hơn so với một ngày trước đó. Các chuyên gia nói rằng số ca nhiễm và tử vong không còn leo thang nhưng vẫn không giảm mạnh. Italy tiếp tục là vùng dịch chết chóc nhất thế giới.
Covid-19 xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 1,7 triệu người nhiễm, hơn 102.000 người chết và khoảng 376.000 người bình phục.
Phương Vũ
Cảnh sát bảo vệ Thủ tướng Italy chết vì nCoV Một cảnh sát trong đội an ninh của Thủ tướng Italy Giuseppe Conte hôm nay chết sau hai tuần được xác nhận nhiễm nCoV. Sĩ quan Giorgio Guastamacchia, 52 tuổi, nhận kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV vào ngày 21/3, tuy nhiên theo chính phủ Italy, ông này chưa từng tiếp xúc với Thủ tướng Conte trong ít nhất hai tuần...