Israel, Hamas đạt thỏa thuận tiếp tế viện trợ, thuốc men cho dân thường, con tin
Qatar và Pháp đã đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas về việc tiếp tế thuốc men cho khoảng 45 con tin người Israel đang bị Hamas giam giữ ở Gaza để đổi lấy viện trợ nhân đạo và y tế cho những người dân dễ bị tổn thương nhất ở vùng lãnh thổ của Palestine.
Người dân nhặt nhạnh đồ đạc còn sót lại trong đống đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống trại tị nạn Al-Maghazi ở Dải Gaza ngày 31/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Doha và Paris, hàng viện trợ sẽ rời Qatar để đến Ai Cập trong ngày 17/1, trước khi được vận chuyển qua cửa khẩu biên giới Rafah.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar Majed al-Ansari ra tuyên bố xác nhận “thuốc men cùng các loại hàng hóa viện trợ nhân đạo khác sẽ được chuyển tới những người dân ở Dải Gaza, tại những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và dễ bị tổn thương nhất, để đổi lấy việc tiếp tế thuốc men điều trị cần thiết cho những người Israel bị giam giữ ở Gaza”. Tuy nhiên, ông al-Ansari không cung cấp thêm thông tin chi tiết về số lượng và chủng loại hàng viện trợ sẽ được chuyển cho những người dân ở Gaza.
Trước đó cùng ngày, ông Philippe Lalliot – người đứng đầu Trung tâm xử lý khủng hoảng thuộc Bộ Ngoại giao Pháp, cơ quan tổ chức các hoạt động viện trợ – tiết lộ quá trình thương lượng đã diễn ra suốt nhiều tuần và ý tưởng ban đầu là do gia đình của một số con tin người Israel đưa ra.
Những gói thuốc men dùng cho vài tháng, đã được gom lại ở Pháp, sẽ được chuyển đến mỗi người trong số 45 con tin. Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) sẽ điều phối hoạt động viện trợ trên thực địa.
Video đang HOT
Theo ông Lalliot, hiện vẫn còn 3 con tin người Pháp bị giam giữ ở Gaza, song không một ai trong số này cần đến thuốc men điều trị khẩn cấp.
Trong một động thái liên quan, Văn phòng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu xác nhận 2 máy bay của Không quân Qatar sẽ hạ cánh xuống Ai Cập trong ngày 17/1, mang theo các loại thuốc men được đặt mua ở Pháp theo danh sách của Israel.
Israel rút 5 lữ đoàn chiến đấu khỏi Gaza: Mục đích là gì?
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 31/12 tuyên bố đang tiến hành rút 5 lữ đoàn, có thể bao gồm hàng ngàn binh sĩ, khỏi chiến trường ở Dải Gaza.
Binh lính Israel tập trung gần biên giới sau khi họ trở về từ Dải Gaza, vào ngày 31/12/2023 Ảnh: IDF
Tuy nhiên, quân đội Israel cho biết họ tin rằng cuộc chiến chống lại phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine có thể kéo dài trong suốt năm 2024 nên họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến dài hơi.
Thông báo trên được đưa ra khi binh sĩ Israel vẫn duy trì chiến dịch quân sự ở Gaza. Sư đoàn 162 vẫn tập trung vào các vùng lân cận Daraj và Tuffah của Thành phố Gaza; Sư đoàn 36 đang chiến đấu với Hamas ở al-Bureij, miền Trung Gaza; và các sư đoàn 98, 99 và Gaza đang hoạt động ở phía Nam Dải Gaza, trong khu vực Khan Younis.
Trong ngày cuối cùng của năm 2023, giao tranh vẫn nổ ra giữa IDF và phong trào Hamas.
Vậy mục đích của động thái rút quân gây xôn xao đó là gì? Tối 31/12, Người phát ngôn của IDF, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari đã đưa ra lời giải thích cho hành động trên. Ông Hagari cho biết quân đội Israel đang thực hiện một số điều chỉnh trong việc triển khai ở Gaza, đề phòng một cuộc chiến kéo dài phía trước.
"Chúng tôi đang điều chỉnh phương pháp chiến đấu cho từng khu vực ở Gaza và điều chỉnh lực lượng cần thiết để thực hiện sứ mệnh theo cách tốt nhất có thể. Mỗi khu vực có những đặc điểm và nhu cầu hoạt động khác nhau", người phát ngôn IDF nói.
Các binh sĩ IDF trong chiến dịch ở Gaza. Ảnh: IDF
Ông Daniel Hagari cho biết quân đội sẽ tiến hành "quản lý thông minh" đối với các lực lượng ở Gaza, cho phép quân dự bị trở về nhà để giúp phục hồi nền kinh tế thời chiến, cũng như tạo điều kiện huấn luyện quân thường trực để trở thành chỉ huy.
Ông không nêu rõ có bao nhiêu binh sĩ được lệnh trở về, cũng như thời điểm họ có thể quay trở lại.
Truyền thông Israel đưa tin có tới 5 lữ đoàn, với số lượng hàng nghìn binh sĩ, sẽ được rút đi, nhưng vẫn chưa rõ liệu đây là một đợt luân chuyển quân bình thường hay một giai đoạn mới trong cuộc chiến.
Chiến tranh nổ ra ở Gaza ngay sau khi Hamas tiến hành vụ thảm sát xuyên biên giới Israel vào ngày 7/10. Tại thời điểm đó, 3.000 tay súng tràn vào Israel bằng đường bộ, trên không và trên biển, giết chết khoảng 1.200 người và bắt giữ khoảng 240 con tin ở mọi lứa tuổi.
Theo ước tính IDF, khoảng 8.500 thành viên Hamas đã bị tiêu diệt ở Gaza. Chiến dịch trên bộ trong những tuần gần đây đã giúp giảm đáng kể số lượng tên lửa phóng từ Gaza vào Israel.
Theo dữ liệu của IDF, trong tuần đầu tiên của tháng 12, sau khi thỏa thuận ngừng bắn kéo dài một tuần với Hamas sụp đổ, trung bình mỗi ngày có 75 quả rocket được phóng vào Israel. Trong tuần tiếp theo, con số đó giảm xuống trung bình 23 quả tên lửa mỗi ngày. Từ ngày 15 - 21/12, chỉ có 16 quả rocket được bắn mỗi ngày; và từ ngày 22 - 27/12, con số đó giảm xuống còn 14.
Dữ liệu trên không tính đến số lượng súng cối phóng vào lực lượng mặt đất ở Gaza, tên lửa rơi xuống biển và các vụ phóng thất bại.
Gần như toàn bộ 2,3 triệu người dân Palestine ở Dải Gaza đã phải rời bỏ nhà cửa trong thời gian xảy ra xugn đột. Chiến dịch quân sự của Israel đến nay đã làm ít nhất 21.500 người Palestine thiệt mạng và gần 56.000 người bị thương.
Quân đội Israel cho biết đang nỗ lực thiết lập "quyền kiểm soát hoạt động" trên khu vực Khuza'a. Các binh sĩ Israel cũng tấn công nhiều tài sản của Hamas, bao gồm mạng lưới đường hầm và các vị trí phóng tên lửa chống tăng.
Xung đột Hamas - Israel: Israel đàm phán để giải thoát các con tin ở Dải Gaza Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo nước này đang đàm phán vấn đề giải thoát các con tin bị phong trào Hồi giáo Hamas bắt giữ ở Dải Gaza. Hình ảnh do Bộ Quốc phòng Israel cung cấp ngày 17/12/2023 cho thấy binh sĩ Israel điều tra hệ thống đường hầm của Phong trào Hamas tại Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN Tại cuộc...