Iran phủ nhận hợp tác tên lửa với Triều Tiên
Iran vừa chính thức phủ nhận về bất cứ sự hợp tác nào với Triều Tiên về tên lửa, cho rằng tất cả chỉ là phỏng đoán.
Một cuộc phóng tên lửa của Iran. Ảnh: AP
“Những tuyên bố mới đây của một số nước về việc hợp tác tên lửa giữa Iran và Triều Tiên chỉ là phỏng đoán”, Press TV hôm qua dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi nói. Ông cho biết Tehran chưa bao giờ cử bất cứ quan chức nào tới Bình Nhưỡng để hợp tác quân sự như một số bài báo từng viết.
Video đang HOT
Mỹ và các nước đồng minh lâu nay vẫn nghi ngờ về mối quan hệ quân sự giữa Triều Tiên và Iran. Ngay sau khi Bình Nhưỡng phóng thành công tên lửa đầu tháng này, một quan chức quân sự Iran đã gửi thông điệp chúc mừng chính thức tới Triều Tiên.
Masoud Jazayeri, Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran “nồng nhiệt chúc mừng” chính phủ và nhân dân Triều Tiên về vụ phóng thành công, KCNA dẫn thông điệp.
“Lịch sử cho thấy nếu những nước độc lập kiên trì nỗ lực, không bị dao động trước ảnh hưởng của bất cứ ai, họ có thể tiến bộ một cách nhanh chóng và độc lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tự tin vào bản thân”, ông nói và cho biết thêm rằng những nước bá chủ như Mỹ không thể ngăn chặn sự tiến bộ của các nước độc lập.
Theo VNE
Hàn Quốc "vén màn" tên lửa Triều Tiên
Chuyên gia Hàn Quốc vừa đưa ra kết luận việc CHDCND Triều Tiên phóng vệ tinh mới đây nhằm thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua thông báo tên lửa 3 tầng Unha-3 mà CHDCND Triều Tiên phóng vào ngày 12.12 có thể mang 500 kg chất nổ và đạt tầm bay hơn 10.000 km. Nếu như thế, tên lửa này đủ sức vươn tới miền tây nước Mỹ, theo Yonhap. Kết luận được đưa ra sau khi một nhóm 42 chuyên gia tên lửa và quân sự Hàn Quốc phân tích mảnh vỡ nặng 3,2 tấn thuộc tầng một của Unha-3, được trục vớt sau vụ phóng. Nhóm này xác định đó là phần chứa chất ô xy, trong đó trữ a xít nitric bốc khói đỏ và được dùng để đốt nhiên liệu. Yonhap dẫn lời một thành viên nhóm nghiên cứu cho hay: "A xít nitric bốc khói đỏ từng được dùng trong các tên lửa do Liên Xô phát triển. Miền Bắc dùng nó làm chất ô xy hóa, vốn có thể được trữ trong khoảng thời gian dài ở nhiệt độ bình thường. Vì thế nhóm kết luận vụ phóng tên lửa nhằm thử công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hơn là đưa vệ tinh vào không gian". Tuy nhiên, nhóm này cũng thừa nhận chưa rõ liệu Unha-3 có khả năng trở lại bầu khí quyển để chạm mục tiêu ở khoảng cách xa hay không. Đây là giai đoạn quan trọng đối với công nghệ ICBM.
Giới chức Hàn Quốc kiểm tra bộ phận chứa chất ô xy hóa của tên lửa Triều Tiên - Ảnh: AFP
Cũng vào hôm qua, Yonhap đưa tin hải quân Hàn Quốc vừa tìm thấy thêm 3 mảnh vỡ thuộc phần dưới ở tầng một của Unha-3, gồm bồn chứa nhiên liệu, khoang đốt và ống nối với động cơ. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ không trả lại miền Bắc những mảnh vỡ tên lửa mà Seoul trục vớt được. Đó là vì Seoul xem Bình Nhưỡng như kẻ thù và việc phóng tên lửa Unha-3 vi phạm nghị quyết LHQ. Tuy nhiên, Triều Tiên chưa chính thức đưa ra phản ứng nào về những thông tin trên. Trước nay, Bình Nhưỡng vẫn khẳng định việc phóng tên lửa Unha-3, để đẩy vệ tinh Kwangmyongsong 3-2 vào quỹ đạo, đơn thuần phục vụ mục đích hòa bình.
Liên quan vấn đề này, Hãng thông tấn KCNA vừa đưa tin lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un ngày 21.12 tổ chức tiệc chiêu đãi nhằm tôn vinh những người góp công vào việc phóng Unha-3. Nhân dịp này, ông Kim Jong-un ra lệnh cho các nhà khoa học Triều Tiên cần phóng thêm nhiều vệ tinh và phát triển tên lửa đẩy với công suất lớn hơn.
Trong diễn biến khác, AFP hôm qua dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay nhiều nhà thờ nước này ngày 22.12 bắt đầu thắp đèn Giáng sinh ở khu vực gần biên giới liên Triều. Việc thắp sáng những ngọn đèn này sẽ được kéo dài đến đầu tháng 2.2013 và có thể được nhìn thấy từ CHDCND Triều Tiên. Bình Nhưỡng từng lên án hành động thắp đèn Giáng sinh của Seoul ở gần biên giới là tiến hành tâm lý chiến chống miền Bắc. Ngày 22.12, KCNA cảnh báo sự kiện này có thể gây ra cuộc xung đột quân sự mới.
Theo TNO
Kết quả sốc khi mổ xác tên lửa Triều Tiên Sau khi thu thập các vỏ và mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên, các chuyên gia Hàn Quốc kết luận rằng vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng trên thực tế là thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Tên lửa Unha 3 của Triều Tiên Triều Tiên đã phóng tên lửa ba tầng Unha - 3...