Mỹ-Israel tập trận lớn chưa từng có “răn đe” Iran
Mỹ và Israel dự kiến tiến hành cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước tới nay nhằm thể hiện sự đoàn kết trước Iran, bất chấp rạn nứt gần đây giữa lãnh đạo hai nước về cách thức đối phó với cái mà họ gọi là tham vọng vũ khí hạt nhân của Tehran.
Binh sỹ Isrel trong một cuộc tập trận.
Cuộc tập trận phòng không, có tên gọi “Austere Challenge 2012″ sẽ được tiến hành vào cuối tháng này và kéo dài 3 tuần, với sự tham gia của 3.500 binh sỹ Mỹ cùng 1.000 binh sỹ Israel, giới chức quân sự hai nước cho hay.
“Đây là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử quan hệ quân sự lâu dài giữa Mỹ và Israel”, trung tướng Craig Franklin, người giám sát cuộc tập trận cùng với đồng nghiệp Israel Nitzan Nuriel cho biết.
“Cuộc tập trận này nhằm tăng cường khả năng phối hợp phòng vệ tên lửa của Israel và sẽ củng cố ổn định khu vực”, Franklin.
Video đang HOT
Cuộc tập trận tập trung chủ yếu phòng thủ tên lửa này diễn ra trong bối cảnh chính trị nhạy cảm, khi có nhiều lời đồn đoán về khả năng Israel tấn công phủ đầu Iran và khi chỉ còn vài tuần nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi cuộc bầu cử quốc hội Israel cũng diễn ra trong vài tháng tới.
Cuộc tập trận là nhằm “đối phó với đe dọa từ mọi mặt trận”, tư lệnh Israel Nuriel cho biết tại cuộc họp báo.
Mặc dù Israel đối mặt với các cuộc tấn công rocket từ Gaza và đe dọa tên lửa từ phía Syria cùng lực lượng Hezbollah ở Li-băng, song lo ngại chính của nhà nước Hồi giáo vẫn là kho tên lửa đạn đạo ngày càng phát triển của Iran.
Trong báo cáo năm nay trước quốc hội, Lầu Năm Góc đã cảnh báo tên lửa Iran có thể vươn tới Israel và các nước đông Âu, và đáng chú ý là phiên bản cải tiến tầm xa của Shahab-3 và một tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm xa 2.000km.
Lo ngại trước mối đe dọa tên lửa Iran, cùng với cuộc khủng hoảng về chương trình hạt nhân của nước này, giới chức Israel hồi tháng 8 đã thử hệ thống cảnh báo SMS cho công chúng, nhằm cảnh báo người dân về nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công tức thời.
Cuộc tập trận vào cuối tháng này đã được lên kế hoạch trong hai năm và ban đầu dự kiến diễn ra vào tháng 4 song đã bị hủy bỏ theo yêu cầu củaIsrael mà không có lời giải thích chính thức.
Cuộc tập trận này là nhằm nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác Mỹ-Israel khi Tổng thống Obama bị đối thủ đảng Cộng hòa Romney chỉ trích đã “ngó lơ” đồng minh của Mỹ và lạnh nhạt đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ông Netanyahu và Obama vốn bất đồng trước cách đối phó với chương trình hạt nhân của Iran, khi Tổng thống Mỹ cho rằng vẫn còn thời gian để cho các lệnh trừng phạt và sức ép ngoại giao phát huy tác dụng, trong khi Thủ tướng Israel muốn phải có một “lằn ranh đỏ” ngay.
Theo Dantri
Bắc Kinh sẵn sàng cải thiện quan hệ quân sự Mỹ-Trung
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự giữa hai nước, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng hôm qua cho biết, sau chuyến thăm Mỹ của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gặp gỡ với các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng.
Những bình luận trên, được đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng, chứng tỏ sự lạc quan thận trọng từ quân đội Trung Quốc, vốn có lập trường cứng rắn với Mỹ.
"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với phía Mỹ, bằng việc xem xét các nguyên tắc của các lợi ích song phương, bình đẳng, tin cây và tôn trọng lẫn nhau", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng nói.
Trung Quốc đã ngừng các trao đổi quân sự với Mỹ vài lần trong quá khứ. Hồi tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố có thể huỷ hoặc ngừng các trao đổi như vậy sau khi Washington cho biết sẽ giúp Đài Loan nâng cấp phi đội chiến đấu cơ F-16.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người được dự đoán sẽ trở thành người kế nhiệm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào trong năm nay, đã có chuyến thăm Mỹ hồi tuần trước. Tại Mỹ, ông Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Barack Obama, Phó tổng thống Joe Biden, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, cùng các quan chức cấp cao khác.
Chuyến thăm nhằm giúp hai bên hiểu nhau hơn trong một thập niên mà ông Tập Cận Bình được dự đoán sẽ nắm quyền.
Trong những tháng gần đây, Mỹ đã thực hiện một sự thay đổi chiến lược lớn nhằm tập trung vào châu Á-Thái Bình Dương khi nước này chấm dứt cuộc chiến tại Iraq và tương lai là cuộc chiến tại Afghanistan.
Trung Quốc lo ngại rằng lập trường mới của Washington là nhằm cô lập Trung Quốc và có thể cản trở sức mạnh đang lên của nước này.
Theo Dân Trí
Ấn Độ và Trung Quốc nối lại quan hệ quân sự Chiều 19/6, đoàn đại biểu quân đội Ấn Độ, gồm tám thành viên, do Thiếu tướng Gurmeet Singh thuộc Bộ tư lệnh quân khu miền Bắc dẫn đầu, đã tới Trung Quốc trong chuyến thăm kéo dài sáu ngày, chấm dứt gần một năm quan hệ quân sự bị đóng băng giữa hai nước. Quân đội Ấn Độ. (Nguồn: Internet) Giới phân tích...