Iran mời chào Ấn Độ đầu tư lớn hơn vào cảng chiến lược
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đề nghị Ấn Độ đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 8 tỷ USD, trong đó có vai trò lớn hơn nhằm phát triển một cảng chiến lược, cho phép Ấn Độ mở rộng đường tiếp cận hơn tới Trung Á.
Cảng Chabahar ở đông nam Iran (Ảnh: Irna)
Cảng Chabahar ở đông nam Iran là trọng tâm trong các nỗ lực của Ấn Độ nhằm kìm chế đối thủ lâu đời Pakistan và mở ra một tuyến đường tới Afghanistan, nơi New Delhi đã phát triển quan hệ an ninh và các lợi ích kinh tế thân thiết.
Tổng thống Rouhani đã đề nghị vai trò lớn nhất cho Ấn Độ trong một cuộc gặp Thủ tướng Narendra Modi bên lề một hội nghị thượng đỉnh ở Nga ít ngày trước thỏa thuận lịch sử giữa Iran và các cường quốc thế giới, đại sứ Iran tại Ấn Độ Gholamreza Ansari tiết lộ.
“Tiềm năng giữa Iran và Ấn Độ là rất lớn nhưng chúng ta đang đối mặt với một bức tường cấm vận lớn, bức tường sức ép của Mỹ”, Đại sứ Ansari nói.
Video đang HOT
Đại sứ Ansari nói rằng với việc các lệnh cấm vận nhiều khả năng sẽ sớm được dỡ bỏ, đó là “thời điểm vàng” để Ấn Độ nắm bắt các cơ hội đầu tư vì quan hệ thương mại thân thiết giữa hai nước và chia sẻ lợi ích trong việc phát triển các mối liên kết cảng ở Trung Á.
“Khả năng liên kết là chính sách cơ bản của Thủ tướng Modi, vốn phù hợp với chính sách của chính phủ Iran”, Đại sứ Ansari nói. “Chúng tôi đã đề nghị họ đầu tư vào các dự trị giá 8 tỷ USD”, quan chức trên nói thêm.
Cuộc gặp của Thủ tướng Modi với Tổng thống Rouhani là một phần trong chuyến công du Trung Á nhằm gia tăng vai trò của Ấn Độ trong khu vực. Hiện chưa rõ ông Modi phản hồi ra sao với đề nghị của nhà lãnh đạo Iran. Bộ Ngoại giao Ấn Độ chưa đưa ra bình luận nào.
Iran và 6 cường quốc thế giới gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức ngày 14/7 đã đạt được một thỏa thuận hạt nhân, mở đường để dỡ bỏ các lệnh cấm vận nhằm vào Tehran.
Vào năm 2003, Ấn Độ và Iran đã nhất trí phát triển cảng Chabahar trên Vịnh Oman, gần biên giới của Iran với Pakistan, nhưng việc đầu tư tiến triển chậm do các lệnh cấm vận nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, hai nước vẫn duy trì quan hệ thân thiết.
An Bình
Theo Dantri
Thủ tướng Ấn Độ thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Canada
Tối qua 14/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thủ đô Ottawa trong chuyến công du đầu tiên tới Canada của một vị Thủ tướng Ấn Độ đương nhiệm kể từ năm 1973.
Ông Modi được chào đón nhiệt liệt tại Ottawa khi là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Ấn Độ đến thăm Canada trong hơn 40 năm qua (Ảnh:Gettyimages)
Chuyến thăm sẽ kéo dài 3 ngày với mục đích nối lại hợp tác hạt nhân dân sự. Theo kế hoạch, vào tối nay theo giờ Việt Nam, ông Modi sẽ hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Stephen Harper nhằm thảo luận cách thức tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư song phương.
Ngoài ra, Thủ tướng Ấn Độ sẽ có cuộc gặp với Toàn quyền Canada David Johnston và dự lễ ký thỏa thuận cung cấp nhiên liệu với Canada.
"Chúng tôi mong đợi nối lại hợp tác hạt nhân dân sự với Canada, nhất là việc cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân của chúng tôi", ông Modi viết trên trang mạng xã hội Facabook cá nhân hồi tuần trước.
Năng lượng hạt nhân là tâm điểm của việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ và Canada trong những năm gần đây.
Trước đó, vào những năm 1970, Canada đã cấm xuất khẩu urani và thiết bị hạt nhân sang Ấn Độ sau khi New Delhi sử dụng công nghệ của nước này để phát triển bom hạt nhân.
Trước khi tới Canada, Thủ tướng Modi đã có chuyến thăm Pháp 3 ngày với việc đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng, trong đó có Bản ghi nhớ về xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Jaitapur, bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ; hợp đồng mua 36 máy bay chiến đấu Rafale; phát triển thành phố thông minh ỏ Ấn Độ và thúc đẩy sáng kiến "Make in India".
Bất ngờ và đột phá lớn nhất trong chuyến thăm Pháp của ông Modi là thỏa thuận mua 36 máy bay Rafale nguyên chiếc của Pháp trong vòng 2 năm với tổng trị giá hơn 4 tỷ USD.
Vũ Anh
Theo Dantri/Xinhua
Nga mở cánh cửa lớn cho Trung Quốc kiểm soát Trung Á Hai hội nghị thưởng đỉnh diễn ra ở Ufa, Nga đã giúp Trung Quốc phát huy "hỏa lực" kinh tế đối ngoại, Nga khao khát đầu tư và tìm kiếm từ phương Đông. Diễn tập giữa các nước Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) Tờ "Thơi bao Hoan Câu" Trung Quốc ngày 16 tháng 7 dẫn tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng...