Indonesia nỗ lực khôi phục ngành du lịch đảo Bali
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, sự xuất hiện của biến thể Delta ở Indonesia đã đẩy Bali- một trong những trung tâm du lịch, tỉnh giàu có nhất của đất nước vạn đảo – vào cuộc khủng hoảng kinh tế và xung đột giữa hy vọng phục hồi và áp đặt các biện pháp y tế công cộng.
Khách du lịch tại Denpasar thuộc đảo Bali, Indonesia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bali chứng kiến suy thoái kinh tế khi ngành du lịch sụp đổ đột ngột và kéo dài. Trong giai đoạn 2019-2020, lượng khách quốc tế đến Bali giảm 79% và khách nội địa giảm 66%. Kể từ tháng 3/2020, lượng khách du lịch quốc tế bằng đường hàng không giảm từ khoảng 15.000 lượt/tuần xuống gần không. Tác động kinh tế tổng thể là từ mức tăng trưởng hơn 5% hằng năm xuống âm 10%. Kể từ khi ngừng hoạt động một phần vào tháng 7, thêm 3.500 nhân viên khách sạn ở Bali đã bị sa thải, nhiều khách sạn và nhà hàng đang bị rao bán. Nhiều người dân đã không có thu nhập trong hơn một năm.
Chính phủ Indonesia trước đây ưu tiên phát triển kinh tế, nhưng cuối cùng đã phải áp đặt các hạn chế hoạt động cộng đồng. Trước thời điểm đỉnh dịch tháng 7, đảo Bali vẫn mở cửa đón khách nội địa, nhưng du khách từ Java đến Bali có nguy cơ lây nhiễm cao. Theo đó, kế hoạch mở cửa hành lang du lịch không được thực hiện, dẫn đến sự đình trệ của nền kinh tế tại hòn đảo phụ thuộc vào du lịch này. Các quy định về y tế đã cản trở những nỗ lực cải thiện nền kinh tế tại đây. Các nghi lễ là một trong những nét đặc trưng của ngành du lịch Bali, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh thì các nghi lễ thường tụ tập đông người là trái với quy định giãn cách của chính phủ.
Video đang HOT
Sau đó, Chính phủ Indonesia đã tài trợ các nghi lễ lớn ở các ngôi đền nổi tiếng ở Bali để bảo vệ ngành du lịch trước những tác động của đại dịch và để Bali “trở lại bình thường”. Tiêm chủng cũng là một ưu tiên của chính phủ trong xử lý dịch bệnh tại Bali. Đến nay, chính quyền Bali đã đạt mục tiêu 100% tiêm chủng mũi đầu tiên và khoảng 36% tiêm mũi thứ hai. Trước những rủi ro khi nền kinh tế phụ thuộc lớn vào du lịch, Indonesia đã giảm sự phụ thuộc vào du lịch bằng cách phát triển các lĩnh vực khác như nông nghiệp, kinh tế sáng tạo, kinh tế kỹ thuật số và giáo dục. Đầu năm 2021, Chính phủ Indonesia đã khởi xướng kế hoạch cho 25% nhân viên của 7 bộ, ban ngành trở lại Bali và làm việc từ xa tại đây. Ngoài ra, chính phủ còn đưa ra một kế hoạch cấp thị thực 5 năm cho những người làm tự do trong lĩnh vực kỹ thuật số để thu hút họ sinh sống làm việc lâu dài tại Bali.
Liên quan tình hình dịch bệnh trên toàn Indonesia hiện nay, ngày 15/9, người phát ngôn về COVID-19 của Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia cho biết những nỗ lực của chính phủ nước này nhằm giảm thiểu các ca nhiễm COVID-19 đã được đánh giá cao trên toàn cầu. Theo Dữ liệu khảo sát COVID-19 của Đại học John Hopkins trên trang ourworldindata.org ngày 12/9, công tác xử lý đại dịch COVID-19 ở Indonesia được đánh giá là một trong những phương pháp tốt nhất thế giới, có thể giảm số ca mắc mới tới 58% trong 2 tuần.
Indonesia tiếp tục duy trì xu hướng giảm số ca mắc mới hằng ngày. Ngày 13/9 ghi nhận số trường hợp mắc mới thấp nhất kể từ tháng 5 vừa qua, với 2.577 ca. Bà Nadia cho rằng xu hướng này thể hiện sự nghiêm túc của chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh cũng như sự đóng góp tích cực, có kỷ luật của cộng đồng trong thực hiện các chỉ thị của chính phủ. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Y tế cũng lưu ý tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi vẫn cao và tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm đối tượng này cũng thấp hơn nhiều so với các nhóm khác. Theo đó, chính phủ sẽ tập trung hơn vào việc thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm người cao tuổi ở các khu vực.
Thái Lan sẽ sử dụng Thẻ thông hành y tế số cho các chuyến bay nội địa
Thái Lan sẽ tích hợp Thẻ thông hành y tế số (Digital Health Pass) vào ứng dụng đặt lịch tiêm chủng ngừa COVID-19 của Bộ Y tế để sử dụng cho hành khách thực hiện các chuyến bay nội địa.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, ngày 25/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trước đây, người dân Thái Lan sử dụng ứng dụng Mor Prom của Bộ Y tế để đặt lịch hẹn tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ứng dụng này sau đó đã được điều chỉnh để chỉ bao gồm chức năng báo cáo phản ứng phụ của vaccine. Giờ đây, ứng dụng Mor Prom sẽ sớm được tích hợp Thẻ thông hành y tế số chứa thông tin chi tiết về tiêm chủng của người dùng và trạng thái COVID-19. Ứng dụng có thể được sử dụng để vào một số nơi nhất định mà người muốn tới phải chứng minh tình trạng tiêm vaccine của họ.
Bộ Y tế hôm 8/9 đã ký thỏa thuận với Tổng cục Hàng không Dân dụng Thái Lan (CAAT) và Hiệp hội Hàng không Thái Lan (AAT) về việc sử dụng ứng dụng này cho các chuyến bay. Thứ trưởng Bộ Y tế Sathit Pitutecha cho biết Bộ Y tế chịu trách nhiệm cung cấp thông tin để ứng dụng hoạt động, bao gồm các chi tiết tiêm chủng, kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc ATK và hồ sơ về các ca nhiễm bệnh.
Ông Sathit cho biết với việc Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, các doanh nghiệp hàng không hiện đang tiếp tục hoạt động theo phương pháp phòng ngừa COVID-19 toàn cầu. Các doanh nghiệp hàng không hiện đã sẵn sàng tuân theo các biện pháp mới để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Đó là một trong những lý do tại sao Bộ Y tế ký thỏa thuận 3 năm để sử dụng Thẻ thông hành y tế số cho ngành hàng không và hành khách. Thẻ thông hành y tế số sẽ được sử dụng cho các chuyến bay nội địa và dự kiến sẽ sớm được triển khai.
Về tình hình dịch bệnh tại Thái Lan, số ca nhiễm mới ghi nhận ngày 9/9 lại vượt ngưỡng 16.000 ca/ngày sau vài ngày giảm. Bộ Y tế Thái Lan cho biết nước này có thêm 16.031 ca nhiễm mới cùng 220 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 1.338.550 ca, trong đó có 13.731 người không qua khỏi.
* Tại Indonesia, người phát ngôn Bộ Y tế Siti Nadia Tarmizi ngày 8/9 cho biết chính phủ nước này đang đặt mục tiêu tăng tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 lên 2,5 triệu liều mỗi ngày trong tháng 9 này.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Denpasar, trên đảo Bali, Indonesia, ngày 2/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại một hội thảo trực tuyến, bà Siti Nadia nhấn mạnh: "Mục tiêu của chúng tôi là tiêm 2,5 triệu liều vaccine mỗi ngày, trong đó 1,5 triệu tại các khu vực trên đảo Java và Bali, trong đó tập trung tại 7 khu vực đô thị; và một triệu liều tại các vùng bên ngoài hai hòn đảo đông dân này". Bà Siti Nadia cho rằng thách thức đối với chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 hiện nay là nhu cầu lớn, trong khi nguồn cung vaccine phụ thuộc vào các lô hàng từ nước ngoài và hoạt động sơ chế vaccine trong nước.
Bộ trưởng Siti Nadia thông báo rằng cho đến nay, Indonesia đã tiếp nhận tổng cộng 225 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Theo Hệ thống Giám sát tiêm chủng và hậu cần điện tử (SMILE) của Bộ Y tế, tính đến ngày 7/9, 106 triệu trong số 155 triệu liều phân phối đã được sử dụng, đạt 69%.
Hiện Indonesia đã tiến hành tiêm vaccine của các hãng Moderna và Pfizer cho người dân, trong đó ưu tiên cho phụ nữ mang thai và các nhân viên y tế. Sau khi phủ rộng tại Jakarta, vaccine của Pfizer sẽ được phân phối đến các tỉnh, thành khác song công tác này sẽ là một thách thức khá lớn vì loại vaccine cần được bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C. Do vậy, chúng không thể được phân phối đến các vùng sâu vùng xa của Indonesia.
COVID-19 tại ASEAN hết 5/9: Ca mắc mới tại Lào tăng trở lại; Malaysia và Philippines trở thành hai ổ dịch lớn nhất Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 5/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 75.341 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 232.000 người. Phun thuốc khử trùng để ngăn chặn dịch COVID-19 tại Yogyakarta, Indonesia,...