Indonesia: Người lao động phải trích lương đóng cho Quỹ Tiết kiệm Nhà ở xã hội
Người lao động trong khu vực tư nhân và tự kinh doanh ở Indonesia, bao gồm cả người nước ngoài, giờ đây sẽ phải đóng 3% tiền lương của họ cho Quỹ Tiết kiệm Nhà ở xã hội của đất nước.
Trước đó, kể từ năm 2016, công chức Indonesia đã phải đóng cho Quỹ Tiết kiệm Nhà ở xã hội – còn được gọi là BP Tapera.
Căn cứ vào thay đổi mới nhất liên quan tới BP Tapera, lao động trên 20 tuổi hoặc những người đã kết hôn và có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nằm trong nhóm bắt buộc tham gia vào chương trình. Họ bao gồm công chức, quân nhân, cảnh sát, nhân viên doanh nghiệp nhà nước, nhân viên khu vực tư nhân và người nước ngoài làm việc tại Indonesia sáu tháng trở lên.
Video đang HOT
Mức lương tối thiểu của Indonesia khác nhau giữa các vùng, ở Jakarta là 315 USD (8 triệu đồng) một tháng. Theo chính sách này, người lao động sẽ đóng góp 2,5% tiền lương của họ và phía sử dụng lao động sẽ đóng góp 0,5% còn lại. Người lao động tự do sẽ đóng góp toàn bộ 3%.
Theo quy định mới, tất cả đơn vị sử dụng lao động phải đăng ký cho người lao động tham gia BP Tapera trước năm 2027.
Chính sách mới này đã vấp phải phản đối, nhiều người dân Indonesia coi đây là động thái buộc họ phải cắt giảm lương hàng tháng trong khi hiện họ đã có nhiều khoản thuế phải trả. Từ khóa #Tapera đã trở thành xu hướng trên mạng xã hội X, trước đây là Twitter.
Trong khi đó, Bộ trưởng Công chính và Nhà ở công cộng Indonesia (PUPR) Basuki Hadimuljono khẳng định Tapera là chương trình tiết kiệm chứ không phải cắt giảm lương. Ông Basuki Hadimuljon khẳng định: “Tapera là tiết kiệm. Lương của người lao động không bị cắt giảm và biến mất. Lợi ích là mọi người có thể sở hữu được một ngôi nhà”.
Một quan chức khác cho biết người lao động sẽ chỉ đóng góp cho Tapera trong một khoảng thời gian xác định và sẽ nhận lại tiền tiết kiệm kèm lãi suất khi kết thúc thời gian tham gia.
Người lao động có thể ngừng tham gia BP Tapera khi họ nghỉ hưu hoặc qua đời. Người lao động tự do được ngừng tham gia từ 58 tuổi. Người lao động cũng có thể ngừng đóng góp nếu không đáp ứng các tiêu chí của BP Tapera trong 5 năm liên tiếp.
BP Tapera giúp cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở xã hội của các nhóm thu nhập thấp thông qua nhiều chương trình tài chính khác nhau, ví dụ như các khoản vay với lãi suất thấp hơn thị trường để sở hữu nhà, xây dựng và cải tạo nhà. Những người có thu nhập hàng tháng dưới 8 triệu IDR (12,5 triệu đồng) đủ điều kiện nhận trợ giúp của BP Tapera.
Trang web của BP Tapera cho biết, năm nay khoảng 9,083 nghìn tỷ IDR (562 triệu USD) sẽ được sử dụng để trợ cấp nhà ở xã hội cho những người có thu nhập thấp.
Indonesia: Điều tra Shopee, Lazada do nghi vấn vi phạm luật cạnh tranh
Ngày 27/5, Cơ quan chống độc quyền (KPPU) của Indonesia cho biết họ đang điều tra các chi nhánh của hai "gã khổng lồ" thương mại điện tử Shoppee và Lazada tại nước này về khả năng vi phạm các quy tắc chống cạnh tranh.
KPPU của Indonesia cho biết họ đang điều tra Shoppee và Lazada về khả năng vi phạm các quy tắc chống cạnh tranh. Ảnh minh họa: gadgets.ndtv.com
Theo thông báo, KPPU đang theo dõi chặt chẽ PT Shoppe Internasional Indonesia và PT Ecart Webportal Indonesia, hai chi nhánh của Shopee và Lazada tại Indonesia.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch KPPU M. Fanhurullah Asa nhấn mạnh "Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lazada đã thực hiện các hành động phân biệt đối xử có khả năng cản trở tính cạnh tranh và gây hại cho khách hàng".
Ông Fanhurullah Asa không tiết lộ chi tiết cũng như không nêu rõ các hành vi vi phạm của Shopee nhưng khẳng định hành vi vi phạm của hai công ty là "tương tự nhau". Nếu cơ quan chức năng chứng minh được các hành vi vi phạm, Lazada có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 50% lợi nhuận ròng hoặc 10% tổng doanh thu đạt được tại thị trường Indonesia trong thời gian vi phạm. Trong khi đó, Chủ tịch KPPU cho biết thêm rằng cơ quan này sẽ bắt đầu phiên điều trần sơ bộ về vụ việc của Shopee vào ngày 28/5.
Shopee thuộc sở hữu của công ty công nghệ Đông Nam Á Sea Limited. Lazada là công ty con của Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc. Hai công ty này được đánh giá đóng vai trò chủ chốt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong khu vực.
Núi lửa Ibu phun trào, tạo ra cột tro bụi cao 6km Ngày 27/5, núi lửa Ibu trên đảo Halmahera ở tỉnh Bắc Maluku (miền Đông Indonesia) đã phun trào trở lại, tạo ra cột tro bụi dày đặc, cao tới 6km và có xu hướng di chuyển về phía Tây. Núi lửa Ibu ở tỉnh Bắc Maluku, Indonesia phun trào ngày 11/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo nhà chức trách, vụ phun trào mới nhất này...