iều trị sớm ARV cho mẹ – sức khỏe cho con
ó là chủ đề Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2020 (từ ngày 1 đến 30-6). Tháng cao điểm năm nay tập trung vào những hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân để duy trì mục tiêu đã đạt được là giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2%.
Lấy máu xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại Trạm Y tế phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ảnh: HỒNG HOA
TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, Tháng cao điểm năm nay hướng tới mục tiêu “Giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% vào năm 2020″ đã được đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Tháng cao điểm nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, nhất là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao…
Mặt khác, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV; can thiệp và chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; theo dõi tải lượng HIV của phụ nữ nhiễm HIV có nhu cầu sinh con và phụ nữ mang thai nhiễm HIV, can thiệp kịp thời để tải lượng HIV đạt dưới ngưỡng ức chế (hoặc dưới ngưỡng phát hiện) bảo đảm giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Hàng loạt các hoạt động đã, đang diễn ra như: Lễ phát động Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; mít-tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng cao điểm; tăng cường truyền thông… Phổ biến các phương tiện và tài liệu truyền thông như xây dựng các cụm pa-nô, khẩu hiệu, treo băng-rôn tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại; phổ biến các ấn phẩm truyền thông dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như áp-phích, tranh gấp, tờ rơi, sách.
áng chú ý, nội dung truyền thông Tháng cao điểm năm nay sẽ chú trọng vào các nội dung: Lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai; thời điểm phụ nữ nhiễm HIV có thể mang thai an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con; lợi ích của điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; quyền sinh con của phụ nữ nhiễm HIV với đầy đủ thông tin; quảng bá các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại địa phương…
Ngoài ra, tại các cơ sở y tế đang mở rộng việc cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như tư vấn xét nghiệm HIV lưu động, xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, điều trị ARV trong ngày, cấp thuốc ARV nhiều tháng, cấp thuốc ARV tại các trạm y tế xã. Tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.
Video đang HOT
Huy động sự tham gia của nam giới trong các hoạt động tại Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ ( già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc…) tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Dự trù và cung ứng đầy đủ thuốc dự phòng lây truyền HIV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.
Theo Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm, từ khi triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (năm 2009) đến nay, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đã giảm mạnh. Cụ thể, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con giảm từ 10,8% (năm 2010) xuống còn 2,8% (năm 2015) và 1,93% (năm 2019), đạt tiêu chuẩn loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Để trẻ sinh ra khỏe mạnh
Theo nghiên cứu của ngành Y tế, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con lên tới 40%. Tuy nhiên, nếu bà mẹ được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả thì tỷ lệ này chỉ còn dưới 2%.
Do vậy, nhiều năm qua, ngành Y tế Quảng Ninh đã triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nhằm giúp các bà mẹ có HIV sinh ra những đứa con khỏe mạnh.
Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức tuyên truyền, tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Quảng Ninh có khoảng 80 phụ nữ nhiễm HIV mang thai mỗi năm. Tất cả phụ nữ nhiễm HIV mang thai và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đều được tư vấn, chuyển tiếp, theo dõi, quản lý, điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) trong chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Riêng năm 2019, toàn tỉnh đã có 84 phụ nữ nhiễm HIV mang thai được điều trị ARV, trong đó có 75 người điều trị ARV trước khi mang thai, 5 người bắt đầu điều trị ARV khi mang thai, 4 người điều trị trong khi chuyển dạ đẻ. Còn trong 3 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có 9 phụ nữ nhiễm HIV mang thai được điều trị ARV. Nhờ được điều trị ARV sớm, trong 5 năm gần đây, Quảng Ninh không có trường hợp trẻ lây nhiễm HIV khi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Để giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con thì việc xét nghiệm HIV sớm và điều trị sớm ARV là yếu tố có tính chất quyết định. Vì những đứa con khỏe mạnh, không nhiễm HIV, mọi phụ nữ chưa biết tình trạng nhiễm HIV cần đi làm xét nghiệm trước khi mang thai, hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ để được điều trị ARV càng sớm càng tốt nếu dương tính với HIV.
"Điều trị ARV sớm cho mẹ - Sức khỏe cho con" là chủ đề Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2020, được triển khai từ ngày 1 đến 30/6 trên địa bàn tỉnh.
Tháng cao điểm năm 2020 nhằm hướng tới mục tiêu "Giảm tỉ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% vào năm 2020" đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm.
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai, đẩy mạnh các can thiệp và chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Theo dõi tải lượng HIV của phụ nữ nhiễm HIV có nhu cầu sinh con và Phụ nữ mang thai nhiễm HIV đạt dưới ngưỡng ức chế hoặc dưới ngưỡng phát hiện để đảm bảo giảm tối đa tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Các cơ sở y tế toàn tỉnh đều thực hiện kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc HIV. Trong ảnh: Phòng xét nghiệm, Trung tâm Y tế TX Quảng Yên.
Người nhiễm HIV được điều trị bằng ARV có thể phục hồi sức khỏe, tiếp tục sống, học tập và lao động bình thường. Đặc biệt, điều trị ARV sớm có thể làm giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, do đó có thể giảm nguy cơ tử vong; giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục và giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%; giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình cũng như ngành Y tế trong hoạt động điều trị và dự phòng.
Bác sĩ khuyến cáo, đối với phụ nữ đã nhiễm HIV cần xem xét kỹ thời điểm có thai, đó là khi tải lượng HIV của mình thấp, tốt nhất là dưới ngưỡng phát hiện để giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV sang con. Đồng thời khám, quản lý thai nghén tại các cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS. Cụ thể, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Sản Nhi, Đa khoa khu vực Cẩm Phả và các TTYT: Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn, Tiên Yên, Móng Cái.
Đồng chí Lê Thị Hoa, Phó Giám đốc CDC Quảng Ninh và đoàn công tác giám sát hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại xã Lê Lợi, TP Hạ Long. Ảnh: Minh Khương (CDC Quảng Ninh).
Theo bác sĩ Lê Thị Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Quảng Ninh hiện đang đến rất gần mục tiêu "Giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% vào năm 2020" được đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Trong 5 năm qua, Quảng Ninh không có trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV bị nhiễm HIV, nhờ người mẹ được điều trị sớm bằng thuốc ARV và tuân thủ điều trị ARV.
Đạt được kết quả này, Quảng Ninh đã thực hiện miễn phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại các TTYT và trạm y tế bằng nguồn kinh phí của Đề án đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AISD của tỉnh. Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, ngoài được quản lý, chăm sóc điều trị, xét nghiệm miễn phí còn được cấp sữa ăn thay thế miễn phí cho đến khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.
Cùng với đó, ngành Y tế tỉnh đã phối hợp triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa để nâng cao nhận thức cho các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Hy vọng rằng, với sự chung tay góp sức của toàn xã hội sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng lây nhiễm HIV trong gia đình và cộng đồng, hướng đến mục tiêu không còn trẻ em nhiễm HIV từ mẹ trên toàn tỉnh trong thời gian tới.
Dịch AIDS sẽ chấm dứt tại Việt Nam vào năm 2030 Bộ Y tế đang chủ trì dự thảo Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, gồm 11 giải pháp, để đạt được mục tiêu đã đề ra trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tuyên truyền về HIV/AIDS tại Việt Nam. Ảnh: PV Việt Nam là điểm sáng trong phòng, chống AIDS Theo thông tin từ Bộ Y tế,...