Huy động 8.000 cán bộ, giảng viên làm thanh tra thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Bộ GD&ĐT dự kiến huy động 8.000 cán bộ, giảng viên của 200 cơ sở giáo dục đại học tham gia công tác thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Hà Nội. Ảnh minh họa
Các cơ sở giáo dục đã sẵn sàng với quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chọn lựa kỹ càng
PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: Nhà trường đã lập danh sách dự kiến 120 cán bộ, giảng viên tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, trong đó có 10 cán bộ, giảng viên thuộc danh sách dự phòng. Đoàn dự kiến thanh tra kỳ thi tại Hội đồng thi tỉnh Thanh Hóa.
“Chúng tôi huy động tối đa lực lượng đã tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra năm 2020. Cán bộ, giảng viên tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT được hướng dẫn tại Văn bản số 1952/BGDĐT-TTr ngày 13/5/2021. Hiện, tất cả sẵn sàng nhận nhiệm vụ và quyết tâm thực hiện tốt trọng trách được giao, góp phần tạo nên kỳ thi nghiêm túc, công bằng, chất lượng và thành công” – PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Xuân Bách – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) cho hay: Nhà trường đã lập danh sách 15 người tham gia vào đoàn thanh tra. Dự kiến sẽ thanh tra khâu coi thi tại TP Đà Nẵng. Ngày 18/6, ĐH Đà Nẵng tổ chức tập huấn cho 100 cán bộ, giảng viên đến từ các trường thành viên tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) chọn cán bộ, giảng viên đáp ứng các tiêu chuẩn như: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan. Ngoài ra, cán bộ, giảng viên tham gia đoàn thanh tra phải là những người đã tham dự tập huấn và nắm vững Quy chế thi, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi và đạt yêu cầu bài kiểm tra đánh giá.
“Chúng tôi phải “chọn mặt gửi vàng”; trước mắt, ưu tiên lựa chọn người có chuyên môn, nghiệp vụ và đã tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm trước. Nhà trường không chọn những cán bộ, giảng viên có người thân tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay vào đoàn thanh tra” – PGS.TS Trần Xuân Bách nói, đồng thời nhấn mạnh:
Video đang HOT
Các cán bộ có trong danh sách đoàn thanh tra kỳ thi sẽ phải trải qua một khóa tập huấn và có đánh giá kết quả sau khi kết thúc khóa học. Chỉ những cán bộ, giảng viên đạt yêu cầu, nắm vững nghiệp vụ công tác thanh tra mới có tên trong danh sách để gửi lên Bộ GD&ĐT, tham gia làm nhiệm vụ thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ (hàng đầu, thứ 3 từ trái sang) và đoàn công tác kiểm tra công tác chấm thi tại Hội đồng thi tốt nghiệp THPT 2020 tỉnh Nam Định. Ảnh: TG
Sẵn sàng vào cuộc
Nằm trong danh sách dự phòng, Trường ĐH Quản lý và Công nghệ Hải Phòng luôn trong tâm thế “dự lệnh”, sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ bất cứ lúc nào khi được yêu cầu. Theo TS Nguyễn Tiến Thanh – Hiệu trưởng nhà trường, nhà trường đã lập danh sách 20 cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ về thanh tra, đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT để tham gia vào đoàn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
“Qua làm việc và nắm bắt tình hình, thầy cô đều sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ và quyết tâm hoàn thành xuất sắc công việc được giao” – TS Nguyễn Tiến Thanh khẳng định.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng hơn 100.000 thí sinh so với năm trước, nên Bộ GD&ĐT dự kiến huy động khoảng 8.000 cán bộ, giảng viên đến từ 200 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước tham gia vào các đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi.
Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường cho hay: Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT được diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy định, Bộ sẽ chuẩn bị lực lượng, điều kiện cần thiết để thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất ở tất cả khâu của kỳ thi; xây dựng phương án dự phòng xử lý tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh hoặc khi có thông tin phản ánh tiêu cực, sai phạm trong công tác tổ chức kỳ thi…
Bộ GD&ĐT sẽ thành lập các đoàn kiểm tra ngẫu nhiên tại 20 sở GD&ĐT. Ảnh minh họa: TG
Bộ GD&ĐT sẽ thành lập 10 đoàn kiểm tra ngẫu nhiên tại 20 sở GD&ĐT, không trùng lặp với đoàn của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia. Sẽ có 5 đoàn do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn và các thành viên Ban Chỉ đạo kiểm tra tại địa phương trong suốt quá trình chuẩn bị và tổ chức thi.
Năm nay, Thanh tra Chính phủ tiếp tục cử cán bộ công chức tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia. Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cử người tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh và tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi của địa phương theo chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh.
Điểm mới của khâu thanh tra năm nay là, có 2 thanh tra Chính phủ tham gia vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT, gấp đôi so với năm ngoái. Trong đó, một người tham gia Ban Chỉ đạo thi quốc gia và một người tham gia Ban Thư ký. Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thanh tra đột xuất các địa phương, những vùng hoặc khâu dễ xảy ra vấn đề, biến cố.
Tại 63 tỉnh, thành phố, Bộ GD&ĐT yêu cầu thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi. Trong đó, trưởng đoàn và thành viên là lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học. Mỗi đoàn có ít nhất 2 cơ sở giáo dục đại học tham gia.
Tại Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cho cán bộ cốt cán khối các cơ sở giáo dục đại học, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: Để làm công tác thanh tra/kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT, cần sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cơ sở giáo dục đại học. Mặt khác cần nhận thức, làm công việc này không phải để giúp Bộ GD&ĐT tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thầy cô đang làm công việc của mình để tổ chức kỳ thi công khai, minh bạch, khách quan, đạt kết quả tốt.
Ngăn gian lận thi cử, hơn 8.000 giảng viên được huy động thanh tra thi
Để đảm bảo minh bạch, công bằng, không gian lận trong thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Bộ GD&ĐT huy động hơn 8.000 giảng viên, lập nhiều đoàn kiểm tra ngẫu nhiên.
Năm nay, do số lượng thí sinh tăng (hơn 100.000 em), nên số lượng cán bộ, giảng viên dự kiến cần huy động là hơn 8.000 người đến từ 200 cơ sở giáo dục đại học.
Rút kinh nghiệm từ năm trước, khi Đà Nẵng phải tổ chức thi đợt 2, các trường đại học trong thành phố không thể tham gia công tác kiểm tra đợt 1, Bộ phải huy động nhân lực từ các trường không bị phong tỏa để bổ sung. Năm nay, Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị đầy đủ các phương án.
Về phương án sử dụng lực lượng thanh tra, Bộ GD&ĐT sẽ kế thừa và sử dụng tối đa đội ngũ cán bộ công chức, giảng viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục có kinh nghiệm từng tham gia tập huấn, đạt yêu cầu và tham gia thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020. Đặc biệt là huy động các trường khối ngành sức khỏe, các trường công an, quân đội vào vùng/điểm thi có dịch, nguy cơ cao, có thí sinh diện F1 hoặc F2.
Theo ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm mới năm nay là Bộ sẽ thành lập 10 đoàn kiểm tra ngẫu nhiên tại 20 Sở GD&ĐT (không trùng lặp với các đoàn của Ban chỉ đạo thi cấp quốc gia), cùng 5 đoàn lãnh đạo Bộ trực tiếp đi kiểm tra tại địa phương trong suốt quá trình chuẩn bị và tổ chức thi.
Tương tự, tại 63 tỉnh thành, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu thành lập 63 đoàn kiểm tra. Trong đó, trưởng đoàn và thành viên là lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học (mỗi đoàn có ít nhất 2 cơ sở giáo dục đại học cùng tham gia).
Bộ GD&ĐT dự kiến tập huấn trực tuyến cho tất cả những người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo 3 cấp.
Thứ nhất, tập huấn cho lãnh đạo Sở và cốt cán của Thanh tra Sở GD&ĐT. Thứ hai, tập huấn cho cốt cán là thanh tra nội bộ và lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học (khoảng 200 cơ sở) về nội dung kiểm tra công tác coi thi. Thứ 3, tập huấn cho cán bộ, công chức của Bộ và giảng viên cơ sở giáo dục đại học được điều động tham gia các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi, chấm thi và phúc khảo của Bộ GD&ĐT (khoảng 250 người).
Bộ GD&ĐT và địa phương sẽ xử lý, không để xảy ra khoảng trống, điểm mờ trong kiểm tra, thanh tra thi. Tất cả hội đồng thi tại các địa phương cần phân công làm rõ trách nhiệm ngay từ đầu.
Giám thị hướng dẫn thí sinh điền thông tin, phổ biến quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Về công tác chuẩn bị ở địa phương, bà Vũ Thị Kim Chung, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Sở dự kiến huy động 90 cộng tác viên thanh tra (cả dự phòng) từ các trường THPT làm công tác thanh tra thi tại 29 điểm thi trên toàn tỉnh.
Hiện, dịch bệnh ở Hà Giang không phức tạp như các tỉnh khác song công tác chuẩn bị lực lượng tham gia kiểm tra/thanh tra thi được xây dựng theo nhiều tình huống dự phòng. Ngành xác định đặt phòng, chống dịch lên hàng đầu. Lực lượng dự phòng công tác thanh tra thi tại tỉnh Hà Giang năm nay tăng khoảng 15% để đảm bảo mức độ chặt chẽ, tránh gian lận thi cử.
Tương tự, tại Lào Cai, ông Nguyễn Văn Đông, Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh này cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tỉnh có 20 điểm thi, do đó sẽ huy động gần 50 cộng tác viên thanh tra (cả dự phòng) làm nhiệm vụ.
40 cán bộ thanh tra sẽ làm nhiệm vụ thanh tra cắm chốt tại 20 điểm thi, mỗi điểm thi 2 cán bộ; 2 cán bộ làm nhiệm vụ tại 2 điểm thi dự phòng, còn lại 6 cán bộ dự phòng tham gia kiểm tra/thanh tra công tác ở các khâu của kỳ thi.
Sở GD&ĐT Lào Cai đã lên danh sách 50 cán bộ làm công tác thanh để thực hiện tiêm vaccine COVID-19 trước khi làm nhiệm vụ. Đồng thời, Sở cũng chuẩn bị sẵn phương án ứng phó với tình huống có thể xảy ra (xuất hiện F0, F1, F2 là giáo viên, cán bộ coi thi, học sinh...) ở tất cả điểm thi, kể cả điểm dự phòng.
Khai mạc Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị khu vực phía nam Sáng 27-4, tại TP Bà Rịa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức khai mạc Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, trường cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể T.Ư lần thứ VII - khu vực phía nam. Đồng...