Hút thuốc làm giảm và mất thính giác
Nicotine và carbon monoxide làm cạn kiệt nồng độ oxy có nhiều trong máu đến ốc tai. Trong cơ chế này, hư hại xảy ra do thiếu oxy (hypoxia) đến các tế bào lông.
Trong 40 năm qua, cộng đồng y tế đã công nhận sự nguy hiểm hút thuốc đối với sức khỏe thính giác.
Nhưng vì quá trình nghe vô cùng phức tạp, nên việc xác định hút thuốc ảnh hưởng đến thính giác như thế nào không đơn giản.
Điều này không có nghĩa là hút thuốc không ảnh hưởng đến mất thính giác – chỉ là nó ảnh hưởng đến mất thính giác như thế nào không hoàn toàn rõ ràng.
Nhiều nghiên cứu gần đây, như nghiên cứu 5 năm bởi The Blue Mountains Hearing Group xuất bản năm 2010, cũng đã tìm thấy thuốc có các tác dụng có hại ở những người không tiếp xúc với các tiếng ồn nghề nghiệp nguy hiểm.
Video đang HOT
Một nghiên cứu năm 2011 trên chuột phát hiện ra rằng, chỉ hít phải khói thuốc lá có thể không gây tổn hại cho thính giác, nhưng tiếp xúc với cả hai: hút thuốc và tiếng ồn đã dẫn đến suy giảm thính giác.
Cuối cùng, một nghiên cứu gần đây, năm 2013, cho thấy hút thuốc thụ động và hít phải khói thuốc lá gây ra điếc thần kinh giác quan nhẹ ở trẻ em từ 5 – 11 tuổi. Điếc thần kinh giác quan liên quan đến việc hư hại xếp hàng của các tế bào lông trong ốc tai hoặc hư hại thần kinh thính giác.
Không giống như mất thính giác liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa, điếc thần kinh giác quan hư hại nghiêm trọng, và hiện không thể điều trị được.
Vô số các hóa chất nguy hiểm trong khói thuốc lá, trong đó có formaldehyde, benzene, asen, vinyl clorua, ammonia và hydrogen cyanide, có thể ảnh hưởng đến cả nghe dẫn truyền (các dao động tai giữa) cũng như nghe tai trong bằng cách làm tổn hại đến các việc sắp xếp các tế bào lông trong ốc tai. Trong nhiều nghiên cứu, có một sự tương quan mạnh mẽ giữa số điếu thuốc hút và mức độ mất thính lực. Nói cách khác, mất thính giác liên quan đến hút thuốc phụ thuộc vào số lượng thuốc hút.
Trong khi các cơ chế gây hư hại hệ thống thính giác do hít phải và tiếp xúc khói thuốc không rõ ràng. Tiến sĩ Katbanma đưa ra giả thuyết những điều sau đây xảy ra bất cứ khi nào một người nào đó hút một điếu thuốc:
Nicotine và carbon monoxide làm cạn kiệt nồng độ oxy có nhiều trong máu đến ốc tai. Trong cơ chế này, hư hại xảy ra do thiếu oxy (hypoxia) đến các tế bào lông .
Các chất dẫn truyền thần kinh truyền đạt thông tin cảm giác dọc theo dây thần kinh thính giác đến não bị gián đoạn bởi nicotine, làm hạn chế chức năng của chúng.
Dây thần kinh thính giác không được phát triển đầy đủ về sau cho đến tuổi vị thành niên, có nghĩa hít phải khói thuốc đặt các trẻ vị thành niên có nguy cơ bị suy giảm nghe (chứng minh bởi nghiên cứu năm 2013 đã nói ở trên).
Một lần nữa, trong khi mối liên hệ giữa hút thuốc lá và mất thính lực chưa được thiết lập rõ ràng, bằng chứng ngày càng nhiều chỉ ra rằng hút thuốc có hại nhiều hơn lợi khi nói đến thính giác. Vâng, đây là một lý do để khuyến khích bạn bè và những người thân yêu từ bỏ thói quen hút thuốc!
Theo SKĐS
Sự thật về ảnh hưởng của tai nghe đến thính giác
Nếu âm thanh lớn, liên tục khuấy động tai của bạn, hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây mất thính giác do tiếng ồn.
Điều này giải thích lý do tại sao những người làm việc xây dựng hoặc tại các sân bay đeo tai nghe bảo vệ để ngăn chặn tiếng ồn.
Cơ chế tiếp nhận âm thanh của tai như sau: Khi một nguồn âm thanh rất lớn, chẳng hạn một vụ nổ, hoặc các âm thanh lặp đi lặp lại, chẳng hạn như tiếng ồn nhà máy hoặc guitar điện, đi qua ống tai của bạn, đập vào màng nhĩ. Màng nhĩ rung động, gây nên các rung động ở các xương nhỏ trong tai giữa, sau đó tạo ra sóng chất lỏng trong một cấu trúc sâu hơn gọi là ốc tai. Các sóng này làm di chuyển những sợi lông rất nhỏ, chuyển đổi âm thanh thành các xung điện truyền tới bộ não của bạn, nói với nó những gì bạn đang nghe. Sóng lớn đôi khi có thể làm hỏng các sợi lông nhỏ; và chúng rất có thể không bao giờ mọc lại.
Hãy chọn một chiếc tai nghe "thân thiện" với đôi tai quý báu của bạn. Ảnh: Maildaily
Làm việc ở văn phòng hay thư viện khiến nhiều người có thói quen đeo tai nghe với âm lượng khủng để tập trung và lấn át tiếng ồn bên ngoài. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với âm thanh thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại với mức độ bằng hoặc hơn 85 decibel có thể gây ra mất thính lực. Một máy nghe nhạc MP3 thông thường có âm lượng tối đa đạt hơn mức 100 decibel. Điều đó cảnh báo những ai hay nghe tai nghe ở âm lượng cao nhất một cách thường xuyên.
Mất thính giác do tiếng ồn không thể dẫn đến điếc hẳn nhưng nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho màng nhĩ. Nếu bạn khó nghe những đoạn đối đáp trong đám đông hoặc không thể phát hiện các nốt cao hơn trong một bảng tin, đó có thể là dấu hiệu đánh mất thính giác do tiếng ồn.
Cách tốt nhất để bảo vệ đôi tai quý báu của bạn là giữ cho âm lượng ở mức hợp lý. Và cách tốt nhất để đảm bảo bạn làm điều đó là chi tiền hợp lý vào một đôi tai nghe phù hợp.
Cách điều chỉnh âm thanh tai nghe phù hợp là hãy chuyển âm thanh tai nghe xuống mức thấp hơn mức bạn thấy vừa phải ban đầu. Bởi những tiếng ồn bên ngoài khiến não bạn có xu hướng muốn nghe to hơn để át đi tiếng ồn, điều đó rất dễ là cực hình với đôi tai.
Khánh Ly (Theo Huffington Post)
Bảo vệ thính lực cho người cao tuổi Người cao tuổi bị suy giảm thính lực thường có khuynh hướng ngại tiếp xúc với xã hội, ảnh hưởng tới vấn đề giao tiếp trong cuộc sống. Do vậy, chủ động điều trị theo những phương pháp khoa học, sẽ giúp bảo vệ và duy trì thính lực ổn định cho người cao tuổi. Ảnh minh họa Suy giảm thính lực là...