Hướng tới chuẩn chất lượng cao
Năm 2014, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội vẫn tuyển sinh ĐH chính quy theo phương thức “3 chung” của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trong công tác tuyển sinh và đào tạo đã có nhiều điểm mới, hướng tới chuẩn chất lượng cao, từng bước hướng đến chuẩn quốc tế.
Tận dụng ưu thế “dùng chung”
Kỳ tuyển sinh này, ĐHQG Hà Nội mở thêm 4 ngành mới là Quản trị Văn phòng, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Pháp và Ngôn ngữ Trung Quốc. GS Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội cho hay, để hướng đến chuẩn đào tạo chất lượng cao, trường thực hiện hiệu quả liên thông liên kết. Thứ nhất là dùng chung cơ sở vật chất (ký túc xá, trung tâm thư viện, học liệu). Thứ hai, sinh viên (SV) học tại trường có điều kiện tìm tài liệu ngành khác ở các đơn vị thành viên của ĐHQG Hà Nội. Thứ ba, đào tạo đa ngành và lĩnh vực từ khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn, kinh tế, luật, công nghệ. Cũng vì thế, đào tạo xuất hiện các ưu thế mới. Những môn học chung như Ngoại ngữ sẽ do giáo viên của ĐH Ngoại ngữ dạy cho tất cả các đơn vị thành viên của ĐHQG Hà Nội, hay môn Lý luận chính trị sẽ là giảng viên của ĐH KHXH&NV và ĐH Kinh tế giảng dạy.
Giờ thực hành của sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Mai Anh
“Cách làm này giúp công tác giảng dạy có chất lượng hơn, bởi, trong môi trường học thuật ấy buộc người dạy luôn có áp lực phải nghiên cứu, đổi mới, còn các đơn vị khác có điều kiện tập trung cho chuyên môn của mình” – GS Nguyễn Đình Đức khẳng định.
Video đang HOT
Linh hoạt chương trình tài năng
Chương trình cử nhân Khoa học tài năng của ĐHQG Hà Nội đến nay đã được quốc tế khẳng định bằng việc SV năm thứ nhất, hai, ba có thể được học chuyển tiếp tại những trường đối tác ở các nước Pháp, Anh, Mỹ.
Bà Trịnh Thị Thúy Giang – Trưởng phòng Chính trị và công tác HSSV của ĐHQG Hà Nội cho hay: “ĐHQG Hà Nội chú trọng chương trình tiếng Anh của SV nói chung và nhất là SV chương trình cử nhân Khoa học tài năng với chuẩn đầu ra tương đương 6.0 IELTS. Vì thế, SV tốt nghiệp chương trình này có 2 chuẩn cơ bản là kiến thức chuyên môn chuyên sâu và tiếng Anh, đảm bảo có thể nghiên cứu và làm việc ở các tổ chức đa quốc gia, các công ty nước ngoài”.
Năm học 2014, ĐHQG Hà Nội có thay đổi trong tổ chức quản lý đào tạo hệ tài năng. Theo đó, những ngành và chuyên ngành đào tạo theo chương trình nhiệm vụ chiến lược, bên cạnh chuẩn quốc tế, ĐHQG Hà Nội mở song song chương trình chuẩn – chương trình dành cho những SV chưa đủ điều kiện về ngoại ngữ. Năm học thứ nhất và thứ hai, SV học chương trình chuẩn có thành tích học tập tốt và đạt yêu cầu về ngoại ngữ sẽ được xét chuyển vào học tiếp ở chương trình chuẩn bằng tiếng Anh.
Với nhiều ưu thế cho người học, các chương trình cử nhân tài năng, chất lượng cao hay các ngành khoa học cơ bản của ĐHQG Hà Nội có chỉ tiêu tuyển sinh ít, nên yêu cầu tuyển chọn SV có học lực thật xuất sắc. Tuy nhiên, đại diện của ĐHQG vẫn cho rằng, các SV phải thật sự có niềm đam mê và có khả năng thì mới thành công.
Theo VNE
Dạy tiếng Anh trong trường mầm non: Không nên cấm đồng loạt
Trước "lệnh" cấm tuyệt đối dạy tiếng Anh trong trường mầm non của Bộ GD-ĐT mới đây, hàng loạt đại diện các trường mầm non, các nhà quản lý đã kiến nghị Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn nên cho phép dạy môn này - vì lợi ích của trẻ.
Nhu cầu làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non Hà Nội khá phổ biến
Trong buổi làm việc về mô hình trường chất lượng cao ở Hà Nội, đồng loạt các hiệu trưởng, nhà quản lý cấp quận, huyện đều lên tiếng đề nghị Ban Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội giải đáp về việc có dừng hẳn dạy tiếng Anh trong trường mầm non theo công văn mới đây của Bộ GD-ĐT hay không.
Tại văn bản này, Bộ GD-ĐT yêu cầu tuyệt đối không tổ chức dạy thêm ngoại ngữ cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; không quảng bá, tiếp thị các chương trình, phần mềm làm quen với ngoại ngữ chưa được Bộ GD-ĐT cho phép áp dụng. Lý giải về việc này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, hiện nay, một số cơ sở giáo dục mầm non tổ chức dạy ngoại ngữ cho trẻ co thu tiền của phụ huynh nhưng không đam bao chât lương va hiêu qua, cụ thể: Ngươi day chưa đảm bảo về trình độ ngoại ngữ hoặc chưa có nghiệp vụ sư phạm; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ; nôi dung tài liệu chưa phù hợp với độ tuổi, gây căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ va việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Bà Vũ Ngọc Dự, Hiệu trưởng trường mầm non Mai Dịch, Cầu Giấy băn khoăn, trường đang thí điểm mô hình trường chất lượng cao theo kế hoạch của thành phố, trong đó có việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Đây là một trong những thế mạnh của trường chất lượng cao so với các trường mầm non thông thường. "Vậy với trường chất lượng cao, dạy tiếng Anh có bị cấm như các trường bình thường?" - bà Vũ Ngọc Dự đặt câu hỏi.
Vấn đề này cũng làm khó cả các nhà quản lý khi ông Đinh Hồng Phong, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm không rõ trường mầm non chất lượng cao có được dạy tiếng Anh không khi trong tiêu chí trường chất lượng cao của Hà Nội là có cho trẻ làm quen với tiếng Anh, nhưng điều này lại mâu thuẫn với quyết định của Bộ GD-ĐT...
Trước yêu cầu không được dạy tiếng Anh trong trường mầm non, ông Đinh Văn Bình, Hiệu trưởng trường Quốc tế Global cho biết, nhà trường thực hiện nghiêm yêu cầu của Bộ GD-ĐT về việc không dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non, mặc dù có đầy đủ giáo viên, chương trình tiếng Anh chất lượng triển khai từ nhiều năm nay. "Tuy nhiên, xét về lợi ích của trẻ, chúng tôi thấy rằng hoàn toàn có thể chuyển việc học tiếng Anh thành các hoạt động vui chơi, ngoại khóa với giáo viên nước ngoài. Như vậy các em vẫn được làm quen với tiếng Anh theo đúng nhu cầu và năng lực lứa tuổi" - ông Đinh Văn Bình cho biết.
Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định: "Thực tế nhu cầu học tiếng Anh trong các trường mầm non là có thật. Thực tế, trẻ em rất hứng thú với những buổi học tiếng Anh, trẻ năng động, tự tin hơn, chính vì vậy nhiều phụ huynh có nhu cầu cho trẻ học tiếng Anh từ tuổi mẫu giáo". Tuy nhiên, bà Phạm Thị Hồng Nga cho biết, khi có văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về việc không dạy tiếng Anh trong trường mầm non thì Sở chấp hành đúng quy định.
Cho phép thí điểm làm quen với ngoại ngữ
Ngày 19-3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết Bộ GD-ĐT vừa có chỉ đạo mới về tổ chức cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ. Ở những nơi có điều kiện, phụ huynh có nhu cầu, các cơ sở giáo dục mầm non có thể tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ khi đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên có bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm ngoại ngữ, CĐ ngoại ngữ trở lên, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam... Nội dung và tài liệu thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ phải được Sở GD-ĐT thẩm định và cho phép thực hiện. Việc tổ chức thí điểm cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ được thực hiện một cách nhẹ nhàng, thoải mái thông qua các trò chơi, bài hát, tranh ảnh..., tạo niềm vui, hứng thú cho trẻ khi được làm quen với một ngôn ngữ mới đồng thời không ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Theo ANTD
MBA Hoa Kỳ chất lượng cao, ưu đãi 50% học phí. Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà quản lý cao cấp đều mong muốn định vị, nâng cao tri thức và trải nghiệm bản thân bằng chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế (MBA) của Hoa Kỳ - quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc phải tạm dừng hay từ...