Hướng nghiệp cho học trò rất tốt nhưng nhiều khi giáo viên bó tay với con mình
Có giáo viên giúp học trò định hướng nghề nghiệp rất tốt, nhưng với con mình thì “Bụt chùa nhà không thiêng”, đành bó tay.
Ngoài dạy kiến thức, kỹ năng cho học sinh, giáo viên còn có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là khơi dậy, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất cho học trò.
Qua đó, thầy cô giáo giúp học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Chọn được đúng nghề phù hợp với mình, là hạnh phúc của mỗi người lao động và là hạnh phúc của thầy cô giáo.
Vì vậy không ít đồng nghiệp của người viết cho rằng mình dạy học, nếu không giúp con chọn đúng nghề là thất bại lớn nhất của người làm cha mẹ, người làm thầy cô giáo.
Thực tế hiện nay, kinh tế xã hội nước ta đang phát triển nhanh, mạnh, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp được mở ra cho thế hệ trẻ, thế nhưng nhiều thầy cô vẫn muốn con mình theo nghề giáo bởi theo họ, nghề giáo lương thấp, ba cọc ba đồng nhưng thích hợp với con gái. Cứ đi dạy, kiếm được tấm chồng đảm bảo kinh tế cho là sướng, đi dạy cho vui, không lo kinh tế là sướng nhất, chẳng nghề gì bằng.
Vì vậy, không ít người có con gái từ nhỏ dã định hướng cho con lớn lên đi theo nghề giáo.
Giáo viên có nên định hướng cho con theo nghề dạy học? (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Giáo viên có nên định hướng, ép buộc con theo nghề?
Để trả lời câu hỏi này, mỗi người cần trả lời được câu hỏi chọn nghề cho con hay chọn nghề con cho mình?
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất mà mình có thể làm được cho con cái. Cái quý giá của mỗi người không có gì hơn chính là độc lập tự do.
Vì vậy hãy dành cho con mình được tự do chọn nghề mình thích, được tự do phát huy hết năng lực, phẩm chất của nó.
Video đang HOT
Thế nhưng không có nghĩa là buông bỏ, hãy giúp con nhận ra điểm yếu, điểm mạnh, của bản thân; cùng con cái tìm hiểu các ngành nghề khác, giúp con thấy được cái hay, cái phù hợp với sở thích của con mình.
Thực tế, có giáo viên giúp học trò định hướng nghề nghiệp rất tốt, nhưng với con mình thì “Bụt chùa nhà không thiêng”, đành bó tay.
Nếu mong ước con mình nối nghiệp nghề giáo nói riêng và giúp học sinh nói chung, hãy chân thành, cởi mở hướng nghiệp cho con chọn nghề theo một số nguyên tắc sau:
Chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và mong ước của bản thân. Đây lại là nguyên tắc quan trọng nhất khi chọn nghề, vì có sở thích sẽ có hứng thú, mới có đam mê để vượt qua mọi khó khăn, để thành công trong nghề đã chọn; nghề giáo càng cần yếu tố này.
Chọn ngành nghề mà mình có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu để làm tốt nghề đó. Xét xem tính cách, sức khoẻ, điều kiện gia đình đáp ứng được chi phí đào tạo… của mình có phù hợp không.
Chọn ngành, chọn nghề khi đã tìm hiểu, có hiểu biết đầy đủ về ngành, nghề đó.
Ngày nay chỉ cần vài cú kích chuột chúng ta đã có thể có vô vàn kiến thức về một ngành, một nghề nào đó, hãy hỏi những người khác, nhà trường… để hiểu rõ hơn.
Tuyệt đối không chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu, hoặc nhu cầu… thấp, ra trường không có việc làm là coi như không có nghề.
Chọn nghề phù hợp với mình, có tương lai, như chúng ta mua được đôi giày đi êm chân, chúng ta có thể đi suốt cuộc đời với nghề đó.
“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, có một nghề mình yêu quý, có một nghề mình đạt đến trình độ tinh thông, điêu luyện, thì sẽ đạt được thành công và vinh quang là mong ước của bất cứ ai, của bất cứ bậc cha mẹ nào với con mình.
Yêu quý nghề giáo và muốn con nối nghiệp, hãy phân tích cho con cái hay cái đẹp của nghề và cả yêu cầu, đòi hỏi phẩm chất năng lực, khó khăn thách thức phải vượt qua, và quan trọng nhất là để chúng tự lựa chọn, đừng ép.
Đề kiểm tra 'bạn là ai khi 25 tuổi', học sinh viết gì?
Trong bài kiểm tra 'bạn là ai khi 25 tuổi', học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An (TP.HCM) cho biết sẽ phát triển quán ốc của gia đình, làm nhân viên vệ sinh môi trường, hay là một giáo viên...
Đề kiểm tra 'bạn là ai khi 25 tuổi' khiến học sinh hứng thú - THÚY DIỆU
Đây là đề kiểm tra một tiết dành cho học sinh khối 10 và 11 môn giáo dục công dân của Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An. Đề thi cụ thể như sau:
"Khi bạn 25 tuổi
Bạn sẽ là ai?
Bạn sẽ làm công việc gì?
Những bằng cấp, kỹ năng và phẩm chất nào cần có để làm được công việc đó?
Ngay từ bây giờ, bạn phải trang bị những gì để hiện thực hóa ước mơ năm 25 tuổi?"
Theo cô Nguyễn Thị Thúy Diệu, giáo viên tổ bộ môn giáo dục công dân của trường, đề thi nhằm định hướng ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của học sinh dựa trên khả năng, sở trường của bản thân; sự am hiểu về công việc tương lai cũng như lộ trình thực hiện ước mơ từ nay cho đến năm 25 tuổi.
Một học sinh tự vẽ giấc mơ của mình ở tuổi 25 trong bài kiểm tra
Với đề thi "Tưởng tượng mình là ai và ước mơ tuổi 25", học sinh các lớp đã thoả sức "bay bổng" với ước mơ của mình. Các em làm bài trên một tờ giấy A3, trong đó mặt trong các em sẽ chia sẻ lại giấc mơ cũng như hoạch định quá trình thực hiện giấc mơ của mình. Còn mặt ngoài là nơi các em thỏa sức thể hiện giấc mơ bằng năng khiếu của mình. Xem hàng trăm bài viết nộp về, cô Thúy Diệu cho biết rất bất ngờ với những giấc mơ của học trò.
Có em có giấc mơ rất thực tế, đó là muốn kế nghiệp bán ốc. Quán ốc của gia đình đã mở được hơn 30 năm, do vậy em sẽ đi học thêm về ẩm thực và phát triển quán ốc.
"Có em vì thần tượng thầy giáo dạy hóa của mình nên cho biết sẽ quyết tâm học thật giỏi để có thể trở thành giáo viên và truyền đạt kiến thức, tâm huyết với học trờ như thầy của mình. Khi đọc những bài viết của các em mình rất xúc động, vì không ngờ với đề kiểm tra này, các em lại có cơ hội chia sẻ về giấc mơ của mình. Những điều này khi nói chuyện với nhau, có thể các em không chia sẻ, tâm sự", cô Diệu nói.
Vũ Đào Mỹ Duyên, học sinh lớp 10.A4, cho biết giấc mơ ở tuổi 25 của mình là một luật sư giỏi. Để thực hiện giấc mơ này, Duyên đã vạch ra lộ trình học tập cho mình ngay từ bây giờ. Từ việc học như thế nào, đối diện với các kỳ thi ra sao để có thể vào học được ở trường luật trước khi hoàn thành giấc mơ này vào tuổi 25.
Giấc mơ trở thành luật sư của một học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An
Trong khi đó, một nam sinh khác ở lớp 11.A4 lại có giấc mơ rất giản dị. "Ai trong đời cũng có ước mơ. Em năm 25 tuổi sẽ làm nhân viên vệ sinh môi trường. Ước mơ này xuất phát từ người anh của em. Nghe thì rất tầm thường, nhưng công việc nào cũng tốt, quan trọng là luôn tử tế và gắn bó với nó", nam sinh này viết.
Những em khác thì cho biết sẽ trở thành giáo viên mỹ thuật, có em thì mong muốn trở thành nhà thiết kế dày thể thao và mong muốn có thể làm nên thương hiệu riêng cho mình.
Em Nhựt Quang, học sinh lớp 10A2 với giấc mơ làm chủ một shop thời trang
Còn Ngọc Mai, lớp 11A8 thì mong muốn trở thành một diễn viên múa
"Tuổi 25 là một dấu mốc quan trọng để đánh giá sự nghiệp của mỗi người, đây là mốc tuổi đủ chín để mỗi người có thể định hình được giấc mơ của mình. Do vậy, em thấy đề kiểm tra này cực kỳ ý nghĩa với học sinh, bọn em có thời gian để suy ngẫm vạch ra kế hoạch cho bản thân", một học sinh viết
Phú Yên mở cửa lại trường học từ ngày 24-8 Tỉnh Phú Yên tổ chức lại các hoạt động giáo dục sau thời gian tạm dừng để phòng dịch COVID-19. Sáng 22-8, UBND tỉnh Phú Yên có công văn khẩn cho phép tổ chức lại các hoạt động giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, dạy nghề trên địa bàn tỉnh kể từ ngày 24-8. Kiểm tra thân nhiệt học...