Hướng nghiệp cho học sinh từ cấp tiểu học mang tính chất giới thiệu các nghề
Về cơ bản học sinh học xong lớp 12 không biết mình muốn làm nghề gì trừ việc nghe người này, người kia bảo đi học nghề này được nhiều tiền, nghề kia dễ xin việc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Trong đó, quy định, học sinh được giáo dục hướng nghiệp từ bậc tiểu học.
Cụ thể, ở cấp tiểu học, công tác hướng nghiệp có nhiệm vụ giúp học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số vị trí việc làm cơ bản trong xã hội;
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và tham gia những công việc thường ngày tại gia đình, công đồng và nhà trường; Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng quản lý bản thân, Kỹ năng xã hội, Tìm hiểu về gia đình, cộng đồng, Phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho học sinh.
Các hình thức triển khai gồm thực hiện qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về nghề nghiệp, việc làm hiện có ở Việt Nam và trên thế giới thông qua các tài liệu giáo dục hướng nghiệp;
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu rõ hơn về các nhóm nghề nghiệp, việc làm tại cộng đồng tối thiểu 1 lần/năm học; Tổ chức tư vấn của học sinh thông qua quá trình học tập, rèn luyện và các bài kiểm tra, đánh giá năng lực.
Hiện dự thảo Thông tư đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến góp ý rộng rãi đến hết ngày 11/11.
Video đang HOT
Là thành viên tham gia công tác soạn thảo dự thảo, chia sẻ với phóng viên, Tiến sĩ Lê Đông Phương – hiện đang là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho hay, hiện nay, về cơ bản học sinh học xong lớp 12 không biết mình muốn làm nghề gì trừ việc nghe người này, người kia bảo đi học nghề này được nhiều tiền, nghề kia dễ xin việc.
Chính vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để có được chương trình hướng nghiệp hiệu quả. Trên cơ sở tham vấn ý kiến của nhiều chuyên gia, dự thảo Thông tư đã đưa nội dung giới thiệu nghề nghiệp ngay từ bậc tiểu học.
Tiến sĩ Lê Đông Phương – hiện đang là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (ảnh: NVCC)
Tiến sĩ Lê Đông Phương lý giải, đưa nội dung hướng nghiệp vào từ bậc tiểu học bởi lẽ học sinh hiện nay chỉ mới nhận thức và tạo được sự yêu thích một số nghề nhất định như bác sĩ, giáo viên hoặc nghề nào đó giống bố mẹ đang làm bởi đó là những hoạt động nghề nghiệp đầu tiên các em được tiếp xúc ngay từ khi còn nhỏ.
“Vì công tác hướng nghiệp chưa hiệu quả nên trong một cuộc khảo sát trực tuyến với 1.700 học sinh ở tất cả các tỉnh thành phố đã cho tôi kết quả là 90% học sinh lớp 12 cho rằng thích làm bác sĩ, giáo viên “, ông Phương nói.
Ngoài ra cũng theo vị này, theo khảo sát 2% học sinh Việt Nam bày tỏ muốn được làm ca sĩ. Đó là con số rất nhiều vì danh mục nghề của Tổng cục thống kê là có tới 900 nghề trong khi có những nghề mà nhiều em không biết tới.
Ngay như tại An Giang, có không ít học sinh không nhận thức được thú y, bảo vệ thực vật cũng là nghề mà đây lại là vùng lúa, vùng cá “Đó cũng là nghề hả thầy?”.
Rõ ràng, Khi học sinh không được giới thiệu đầy đủ về các nghề nhưng cũng không hi vọng trong 1-2 năm cuối trung học cơ sở hay trung học phổ thông có thể mà tả được cho các em đủ 900 nghề vì vậy ban soạn thảo học kinh nghiệm thế giới là bắt đầu từ tiểu học là sẽ giới thiệu cho các em về nghề để các em có được những nhận thức đầy đủ về thế giới nghề nghiệp, còn khi các em lựa chọn ngành học là chuyện khác bởi khi học là ngành chứ không phải nghề (trừ trình độ sơ cấp hay trung cấp là đào tạo theo nghề).
“Một ngành học ra có thể làm được nhiều nghề, một nghề có thể nhận người học từ nhiều ngành khác nhau, tuy nhiên hiện nay mặc định xã hội đang nhầm ngành và nghề là một ví như học sư phạm văn nhưng hoàn toàn có thể làm biên tập, làm nhà báo…”, Tiến sĩ Lê Đông Phương chia sẻ.
Theo ông Phương ước tính, mỗi học sinh lớp 12 chỉ có sự phân biệt được rõ ràng 20 nghề. Chính vì vậy việc dự thảo đưa nội dung giới thiệu nghề nghiệp vào từ bậc tiểu học với mong muốn giúp các em biết đến nhiều nghề hơn rồi từ đó ý thức được việc chọn nghề, chọn ngành để các em có sự lựa chọn tốt hơn thay vì thi tốt nghiệp trung học phổ thông xong nhiều em vẫn chưa biết học ngành gì tiếp theo.
Hướng nghiệp cho học sinh bằng nhạc kịch
Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ Thanh Thiếu niên Hà Nội (CSS) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Đầu tư SFS Việt Nam (SFS Việt Nam), Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam xây dựng và triển khai Dự án nhạc kịch hướng nghiệp "Chọn nghề trong muôn nghề".
Chuyển thể từ truyện dài "Trại Hoa Vàng" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thành, vở nhạc kịch hướng nghiệp "Chọn nghề trong muôn nghề" là một bước đột phá trong việc đổi mới hình thức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đem đến một cái nhìn chân thực và toàn diện hơn cho cả phụ huynh, học sinh thông qua hình thức thể hiện mới lạ, hấp dẫn.
Một phân cảnh trong vở nhạc kịch hướng nghiệp "Chọn nghề trong muôn nghề".
Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ Thanh Thiếu niên Hà Nội (CSS) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Đầu tư SFS Việt Nam (SFS Việt Nam), Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam xây dựng và triển khai Dự án nhạc kịch hướng nghiệp "Chọn nghề trong muôn nghề".
Dự án sử dụng hình thức hướng nghiệp bằng thể loại Nhạc kịch, được chuyển thể từ truyện dài "Trại Hoa Vàng" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, là một bước đột phá trong việc đổi mới hình thức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đem đến một cái nhìn chân thực và toàn diện hơn cho cả phụ huynh, học sinh thông qua hình thức thể hiện mới lạ, hấp dẫn.
Thông điệp mà buổi nhạc kịch hướng nghiệp mong muốn truyền tải tới các bạn trẻ đó chính là các bạn cần có ước mơ, khát vọng và đủ nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách trên con đường lập thân, lập nghiệp của mình. Bên cạnh đó, buổi nhạc kịch hướng nghiệp cũng gửi gắm tới các bậc phụ huynh hãy luôn quan tâm, chia sẻ và thấu hiểu với những mong muốn chính đáng của con trẻ, để từ đó ủng hộ, đồng hành cùng các con chinh phục ước mơ.
Tại buổi tư vấn hướng nghiệp, các em học sinh còn được trực tiếp chia sẻ câu chuyện với các chuyên gia tâm lý, đàm thoại với các Founder & CEO để nắm được nhu cầu thị trường việc làm của hiện tại và trong những năm tới, cần chuẩn bị những gì đáp ứng đủ yêu cầu của các doanh nghiệp.
Trong năm 2020, dự án sẽ tổ chức tại Hà Nội 4 buổi tư vấn hướng nghiệp bằng nhạc kịch tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, 15 buổi tư vấn hướng nghiệp bằng nhạc kịch, sân khấu hóa tại các trường THCS, THPT và chuỗi 60 buổi tư vấn bằng hình thức chuyên gia tại các trường THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học, Học viện... Dự kiến, sang năm 2021, Dự án Nhạc kịch hướng nghiệp sẽ triển khai tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.
Học sinh được "học nghề" ngay từ tiểu học? Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, sắp tới ở cấp tiểu học, nhà trường, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân và một số việc làm cơ bản trong xã hội. Hướng nghiệp từ cấp tiểu học Theo Dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp,...