Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông: Thực tế vẫn nằm trên… giấy
Tại phiên họp của Tiểu ban Giáo dục phổ thông (Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực) mới đây, nhiều chuyên gia đã thẳng thắn cho rằng, việc phân luồng hướng nghiệp cho học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2020 là… thất bại!
Học sinh Trường Tiểu học Welspring trong một dự án cho học sinh bán hàng để làm quen với những khái niệm về kinh tế
Theo mục tiêu đặt ra ở Đề án đã được phê duyệt giai đoạn 2018-2020, tới năm 2020 sẽ có khoảng 55% trường THCS, 60% trường THPT có chương trình hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; vùng khó khăn phải đạt ít nhất 50%. Mục tiêu này tiệm cận với yêu cầu của chương trình mới, thúc đẩy phân luồng, trong đó có một bộ phận học sinh tốt nghiệp sau THCS hoặc THPT đi học nghề, tham gia lao động chứ không “dồn cả vào 1 giỏ”, gây ra tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” như thực trạng nhiều năm qua.
Nghi ngờ con số báo cáo
Để hướng nghiệp sớm cho học sinh, trong đó chú trọng đến những nghề nghiệp tại địa phương, Đề án trên đặt ra khoảng 55% trường THCS, 60% trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm công tác hướng nghiệp; vùng khó khăn phải đạt ít nhất 50%. Từ đó, phấn đấu ít nhất 30% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại cơ sở GD nghề nghiệp, đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; vùng khó khăn đạt ít nhất 25%. Ở cấp THPT, phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học nghề trình độ cao đẳng; vùng khó khăn đạt ít nhất 30%.
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, tính đến năm 2020, tất cả các cấp học đều vượt chỉ tiêu từ 10,61% – 16,61% ở nội dung có chương trình GD hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tương tự, cũng có khoảng từ 10% – 19% số trường học có giáo viên kiêm nhiệm làm công tác hướng nghiệp. Cả nước có 27,8% học sinh THCS và 18,34% học sinh THPT tốt nghiệp xong tiếp tục học ở các cơ sở GD nghề nghiệp… Đây là con số còn xa mới chạm đến được mục tiêu. Nhưng một số chuyên gia vẫn hoài nghi con số này là không thực chất, vì thực tế họ tìm hiểu kết quả thấp hơn thế nhiều; nói như một chuyên gia thì đó chỉ là con số báo cáo chưa thực chất.
TS Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, đào tạo, dạy nghề (Bộ LĐ,TB&XH) cho biết, ông đã có 25 năm trăn trở về vấn đề phân luồng hướng nghiệp và nhận thấy cần phải có giải pháp mới để đạt được kết quả như mong muốn. “Vì cách chúng ta đã làm phải thẳng thắn thừa nhận là không thành công”, ông Hưng nói. Cách “phân luồng cứng” bằng việc áp tỷ lệ phân luồng là không hiệu quả. Thậm chí, một số địa phương còn đưa vào Nghị quyết của tỉnh vẫn khó thực hiện vì “ xã hội không chấp nhận, phụ huynh không chấp nhận”.
Trong cuộc họp của Tiểu ban trên về vấn đề này, các chuyên gia cũng dẫn ra kinh nghiệm của các nước khi thiết kế các mô hình phân luồng, Theo PGS.TS Phạm Đức Quang (Viện Khoa học GDVN), mỗi nước có một cách làm, nhưng đều gắn với các chính sách mang tính hệ thống. Ví như Trung Quốc đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp với trường phổ thông để hướng nghiệp và tạo nguồn lao động ngay từ trong học đường. Hàn Quốc có slogan Chính phủ mua hết các sản phẩm giáo dục, tức là Nhà nước đặt hàng giáo dục xây dựng các chương trình hướng nghiệp gắn với chiến lược phát triển kinh tế, nhu cầu nhân lực. Họ có vài chục chương trình gắn với các ngành liên quan tới hàng hải, vì thế mạnh của họ là biển. Đức là quốc gia có chính sách phân luồng cứng, chia tới 5 bậc trình độ sau THCS, trong đó học sinh đạt trình độ 5 mới học tiếp THPT để vào đại học, còn các trình độ khác vào các trường nghề.
Tuy nhiên, ông Quang và một số chuyên gia cho rằng, mô hình phân luồng cứng càng ngày càng bộc lộ những bất cập. “Phân luồng cứng làm mất đi cơ hội học tập, sự công bằng đối với người học”, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng vụ GD chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) bày tỏ quan điểm. Ông Vinh cho rằng, quan điểm hướng nghiệp sớm cũng cần xem xét ở khía cạnh thực chất, hiệu quả. Vì việc định hướng nghề với học sinh lứa tuổi 15 là không hợp lý. Ngay cả Mỹ cũng đang phải điều chỉnh quan điểm phân luồng sớm ở lứa tuổi này. Việc phân luồng chậm hơn, nhưng làm bài bản, hiệu quả hơn là cách “phân luồng mềm” hiệu quả. Bên cạnh đó là thông tin về dự báo nhu cầu nhân lực, mô tả các ngành nghề trong xã hội được cập nhật đầy đủ hơn. Từ đó, bản thân học sinh có những thông tin, trải nghiệm cần thiết để lựa chọn một nghề nghiệp tương lai qua các chương trình hướng nghiệp, trải nghiệm.
Phải thay đổi
Ở Việt Nam, theo các chuyên gia, việc hướng nghiệp ở trường phổ thông theo kiểu phân luồng áp đặt là hoàn toàn thất bại. “Khảo sát nguyện vọng, một tỷ lệ lớn học sinh đăng ký các trường công an, quân đội, một tỷ lệ cũng đáng kể học sinh muốn làm ca sĩ, diễn viên. Đó là kết quả khá bất ngờ, nhưng cũng cho thấy học sinh thiếu thông tin về cơ cấu ngành nghề trong xã hội, lựa chọn cảm tính”, một chuyên gia cho biết.
Video đang HOT
TS Lê Đông Phương (Viện Khoa học GDVN) cho biết, ông từng hỗ trợ môt số trường trong công tác hướng nghiệp và thấy những bất cập nổi cộm: Thiếu giáo viên hướng nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; hầu hết đều kiêm nhiệm, chưa có định danh cho vị trí giáo viên phụ trách hướng nghiệp. Các chương trình, tài liệu hướng nghiệp lạc hậu, cách thức tổ chức các hoạt động chưa hiệu quả. Đó là những điểm hạn chế khiến cho hướng nghiệp ở trường phổ thông không thiết thực. Hơn nữa, việc lựa chọn nghề nghiệp, hướng đi trong tương lai không xuất phát từ nhu cầu, sự hiểu biết của cá nhân người học nên mục tiêu phân luồng khó đạt được mục tiêu là đương nhiên.
Cũng tại cuộc họp trên, nhiều chuyên gia cho rằng, các trường sư phạm cần mở mã ngành đào tạo Giáo viên hướng nghiệp và Bộ GD&ĐT cần thúc đẩy để có vị trí định danh cho giáo viên hướng nghiệp. Có như thế thì GD hướng nghiệp mới thay đổi. Năm học tới cần triển khai chương trình mới ở lớp 10 theo hướng phân hoá mạnh, định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Học sinh sẽ được lựa chọn các môn học cần thiết cho nghề nghiệp tương lai trong nhóm môn tự chọn. Để làm được việc này thì cần có người tư vấn, cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm hợp lý, chất lượng.
Tuy nhiên, nói về điều này, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội lại cho biết, còn nhiều vướng mắc cho việc mở ngành đào tạo mà giải pháp trước mắt chỉ có thể là bồi dưỡng cho giáo viên kiêm nhiệm. Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang dự thảo Đề án triển khai phân luồng, hướng nghiệp cho giai đoạn tiếp theo và cũng là giai đoạn triển khai chương trình GD phổ thông mới. Tuy nhiên, nếu không thay đổi một cách mạnh mẽ so với trước thì kết quả vẫn sẽ chỉ là những con số vô hồn nằm trên giấy mà thôi!
Tổng chủ biên nói không có sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, sao Bộ ban hành
Lãng phí trong đầu tư giáo dục là lãng phí gây tác hại lớn nhất cho xã hội, phụ huynh cần cân nhắc khi mua sắm sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm cho con mình.
Trước dư luận xã hội cho rằng, học sinh không cần phải mua bộ sách Hoạt động trải nghiệm ở lớp 1, lớp 2 và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6, người viết đã trực tiếp phỏng vấn giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1, năm học 2020-2021.
Cô giáo L. (đề nghị không nêu tên) ở Vũng Tàu chia sẻ: "Thật ra Hoạt động trải nghiệm ở lớp 1 chương trình mới, em thấy nó có nhiều điểm giống môn Đạo đức và Tự nhiên xã hội.
Nói là Hoạt động trải nghiệm, thế nhưng học sinh không được hoạt động trải nghiệm thực tế mà chủ yếu hoạt động trải nghiệm trên... giấy, trên sách giáo khoa, có sách giáo khoa cũng giúp giáo viên có tài liệu, học liệu để dạy Hoạt động trải nghiệm.
Nếu Hoạt động trải nghiệm cần phải có hoạt động thật, thì không cần trang bị sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, mà chỉ là tài liệu tham khảo cho giáo viên tổ chức các hoạt động".
(Ảnh minh họa: Camnangdayhoc.com)
Chương trình Hoạt động trải nghiệm viết gì, Tổng chủ biên nói gì?
Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã chia sẻ: "Hoạt động trải nghiệm không phải là môn học mà là một hoạt động giáo dục. Do đó, sẽ không có sách giáo khoa (dành cho học sinh) mà chỉ có tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động này.
Tôi nghĩ rằng, các bộ sách lấy tên Hoạt động trải nghiệm chỉ là tài liệu tham khảo" . [1]
Trong bài viết "Tìm hiểu Giờ học tổng hợp trong chương trình giáo dục Nhật Bản và một số đề xuất cho Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục tiểu học Việt Nam" của tác giả Nguyễn Vinh Hiển đăng tải trên Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, số 41, tháng 5/2021 có viết:
Chương trình "mở" nhưng chỉ đạo thực hiện lại "đóng": Chương trình Hoạt động trải nghiệm ghi rõ "Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học" .
Điều này được ghi tại trang 4, khoản 3, mục II (Quan điểm xây dựng chương trình), chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [2].
Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã phát biểu "Hoạt động trải nghiệm không phải là môn học mà là một hoạt động giáo dục. Do đó, sẽ không có sách giáo khoa (dành cho học sinh) mà chỉ có tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động này" .
Ý kiến này của Giáo sư Thuyết được nhiều giáo viên đồng tình.
Ngày 09/02/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định 709/QĐ-BGDĐT phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2 và Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó Hoạt động trải nghiệm lớp 2 có 3 sách giáo khoa được phê duyệt, Hoạt động trải nghiệm và Hướng nghiệp có 3 sách giáo khoa lớp 6 được phê duyệt [3].
Bộ trưởng ký 2 quyết định này theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học.
Thế nhưng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa; theo chúng tôi, việc này vô tình làm cho nhà trường và giáo viên ỷ lại vào sách giáo khoa, bỏ mất cơ hội chủ động, tự chủ của nhà trường, của giáo viên và học sinh; ngược với tính "mở" của chương trình.
Điều đó cũng làm cho Hoạt động trải nghiệm bị hạn chế tính trải nghiệm, tính thực tế địa phương, làm cho Hoạt động trải nghiệm gần giống với hoạt động dạy học, khó phát huy được tác dụng ưu thế và không đạt được mục đích riêng của Hoạt động trải nghiệm.
Tại một hội thảo, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) chia sẻ: "Dạy trải nghiệm và thể dục khó hơn dạy toán và tiếng Việt. Nhưng Trường không tổ chức mua sách giáo khoa thể dục, còn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm chỉ để tham khảo"; cô Phương, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: thực tế, nội dung sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm chỉ dùng được 20%.
Cô Hà, phó hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kinh Đô (Hà Nội) cũng cho rằng không nên có sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm.
Theo Chương trình phổ thông mới, Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học phải lồng ghép nội dung giáo dục địa phương, nhưng hiện nay chưa có một hướng dẫn cụ thể nào cho vấn đề này; (ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông nội dung giáo dục địa phương được tách riêng và nằm trong hoạt động dạy học).
Có nhiều mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm trùng lặp với môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội, thể hiện ra rõ nhất ở việc viết sách giáo khoa và dạy học các nội dung về hoạt động chăm sóc gia đình, xây dựng nhà trường, xây dựng cộng đồng, tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Từ những điểm nêu trên có thể thấy Hoạt động trải nghiệm của giáo dục tiểu học Việt Nam còn rất nhiều hạn chế từ khâu chỉ đạo đến thực hiện". [4]
Bạn đọc có thể theo dõi bài viết "Tìm hiểu Giờ học tổng hợp trong chương trình giáo dục Nhật Bản và một số đề xuất cho Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục tiểu học Việt Nam" của tác giả Nguyễn Vinh Hiển đăng tải trên Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, số 41, tháng 5/2021, tại đây. [5]
Giá sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm khoảng 20.000 đồng/cuốn, học sinh khối 1,2, 6 trên cả nước khoảng 6 triệu, năm học 2021-2022, cả nước phải chi khoảng 120 tỷ đồng để mua sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, một sự lãng phí không nhỏ.
Từ thực tế, thực tiễn, nên chăng Bộ Giáo dục cần lắng nghe ý kiến của giáo viên, chuyên gia, cân nhắc, chỉ đạo các cơ sở giáo dục không yêu cầu học sinh mua sắm sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học, sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp ở trung học.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư hiệu quả nhất, nhanh nhất để phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước, của một gia đình.
Lãng phí trong đầu tư giáo dục là lãng phí gây tác hại lớn nhất cho xã hội, phụ huynh cần cân nhắc khi mua sắm sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học, sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp ở trung học, cho con mình.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tong-chu-bien-khang-dinh-khong-co-sach-giao-khoa-hoat-dong-trai-nghiem-post179188.gd
[2] http://rgep.moet.gov.vn/chuong-trinh-gdpt-moi/Pages/chuong-trinh-duoc-phe-duyet.aspx?ItemID=4754
[3] https://moet.gov.vn/van-ban/vbdh/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=2886
[4] https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung-hoc/Pages/Default.aspx?ItemID=7219
[5] http://www.vnies.edu.vn/tin-tuc/tap-chi-khoa-hoc/18034/muc-luc-va-tom-tat-tap-chi-khoa-hoc-giao-duc-viet-nam-so-41-thang-05-nam-2021
Hoạt động trải nghiệm, phương tiện "dạy người" trong chương trình mới Không ít giáo viên hiện nay đều cho rằng Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp là 1 môn học, vì có sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và giáo án. Trong chương trình lớp 6 năm học 2021 - 2022, có các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự...