Hướng dẫn chi tiết 3 cách làm mứt thơm cực ngon mà dễ làm
Các bạn cùng vào bếp với thực hiện 3 cách làm mứt thơm: Mứt thơm nguyên miếng, mứt thơm sợi và mứt thơm ăn bánh mì.
Mứt thơm với vị chua ngọt đặc trưng, ăn nhiều mà không bị ngán như các loại mứt khác, cùng thực hiện ngay nhé!
1. Mứt thơm nguyên miếng
Nguyên liệu làm Mứt thơm nguyên miếng
Thơm vừa chín tới 1 quả
Đường 150 gr
Phèn chua 5 gr
Bếp, chảo, thau rổ, hộp đựng mứt,…
Cách chế biến Mứt thơm nguyên miếng
1
Sơ chế thơm
Thơm gọt vỏ, bỏ mắt sau đó bạn rửa sạch với nước.
Cắt thơm thành khoanh tròn có độ dày từ 1,2 – 1,5cm.
Bạn dùng dụng cụ lấy cùi thơm lấy hết cùi thơm cứng đi.
Hòa tan 5 gr phèn chua vào 700 ml nước, ngâm thơm vào nước phèn chua 6 giờ trong ngăn mát tủ lạnh.
2
Phơi thơm và ngâm thơm với đường
Sau khi ngâm thơm với phèn chua bạn vớt thơm ra rửa sạch với nước.
Tiếp theo đem thơm phơi nắng khoảng 3 giờ cho thơm hơi héo lại.
Thơm sau khi phơi cho héo bạn tiến hành ngâm thơm với đường.
Rắc đều 150 gr đường lên 300 gr thơm, ướp từ 3-4 giờ.
3
Sên mứt thơm
Bạn đặt chảo lên bếp, cho thơm ướp đường vào sên lửa nhỏ khoảng 30-35 phút đến khi cạn hết đường.
4
Thành phẩm
Mứt thơm nguyên miếng dẻo mềm, trong, ngọt thanh và có vị chua đặc trưng của thơm.
2. Mứt thơm sợi
Nguyên liệu làm Mứt thơm sợi
Gừng non loại dùng làm mứt 1 củ
Thơm vừa chín tới 1 quả
Đường 200 gr
Video đang HOT
Dụng cụ thực hiện
Bếp, chảo, thau rổ, hộp đựng mứt,…
Cách chế biến Mứt thơm sợi
1
Sơ chế nguyên liệu
Thơm gọt vỏ, bỏ mắt sau đó bạn rửa sạch với nước.
Cắt thơm thành khoanh tròn có độ dày khoảng 3 mm.
Bạn dùng dụng cụ lấy cùi thơm lấy hết cùi thơm cứng đi.
Xắt khoanh dứa thành sợi, chú ý thái nhỏ theo thớ nhưng không làm nát dứa, không băm nhỏ.
Gừng rửa sạch, cạo vỏ, cắt sợi càng mỏng càng tốt.
2
Sên mứt
Sợi thơm và sợi gừng cho vào nồi, rắc đường rải đều lên trên, ướp thơm 3-4 giờ cho đường tan ra và ngấm vào thơm thì tiến hành sên mứt.
Bắc nồi lên bếp sên lửa nhỏ cho đến khi mứt khô có màu cánh gián thì tắt bếp.
3
Thành phẩm
Mứt chua ngọt kèm sợi gừng cay thơm, bạn có thể ăn kèm đậu phộng rang nếu thích nhé.
3. Mứt thơm ăn kèm bánh mì
Nguyên liệu làm Mứt thơm ăn kèm bánh mì
Thơm 2 trái
Vani 1 ống
Nước cốt chanh 1 muỗng canh
Đường 600 gr
Bếp, chảo, thau rổ, hộp đựng mứt,…
Cách chế biến Mứt thơm ăn kèm bánh mì
1
Sơ chế nguyên liệu
Thơm gọt vỏ, bỏ mắt và cùi cứng.
Cắt nhỏ thơm rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Cho dứa và đường, nước cốt chanh vào chảo, trộn đều, để 30 phút cho đường tan ra.
2
Sên mứt
Khi đường đã tan ra thì bắc chảo lên bếp để lửa lớn, thỉnh thoảng khuấy đều.
Đường sôi độ 15 phút thì giảm lửa riu riu, trộn đều tay, sên cho đến khi đường tới (chập hai chiếc đũa lại kéo ra, có những đường chỉ là được), mứt keo lại độ như ý.
Sau cùng tắt bếp cho vani vào trộn đều.
3
Thành phẩm
Mứt thơm nhuyễn mịn, chua ngọt vừa phải dùng kèm bánh mì là tuyệt vời nhất.
Cách làm mứt táo ta dẻo bằng nước vôi và không cần nước vôi ngon đơn giản
Vào dịp Tết, người nội trợ nào cũng muốn thay đổi khẩu vị của gia đình mình với nhiều loại mứt khác nhau.
Năm nay, nếu bạn vẫn chưa suy nghĩ được nên làm món mứt nào thì hãy cùng vào bếp tham khảo ngay món mứt táo ta dẻo ngon nhé!
1. Mứt táo ta bằng nước vôi
Nguyên liệu làm Mứt táo ta bằng nước vôi
Táo ta 1 kg
Đường cát vàng 500 gr
Vôi tôi 2 muỗng cà phê
Phèn chua 2 muỗng cà phê
Cách chế biến Mứt táo ta bằng nước vôi
1
Sơ chế nguyên liệu
Táo ta rửa sạch sau đó dùng tăm hoặc nĩa xiên vào cho táo giập.
Cho vôi tôi vào tô sau đó đổ nước vào để vôi hòa với nước. Khoảng 2 phút thì nước vôi lắng xuống, chắt lấy nước vôi trong.
Cho phèn chua vào nồi và cho khoảng 1 lít nước vào nấu sôi.
2
Ngâm và chần táo
Ngâm táo với nước vôi để táo có độ trong và rắn chắc.
Táo sau khi làm giập thì cho vào ngâm với nước vôi trong đã chắt trước đó. Ngâm táo với nước vôi khoảng 8 tiếng. Sau đó vớt ra, rửa táo nhiều lần với nước sạch để mất mùi vôi.
Chần táo với nước phèn chua đun sôi tạo độ dẻo dai cho mứt.
Nước phèn chua đun sôi thì cho táo vào, chần khoảng 2 - 3 phút thì tắt bếp. Sau đó vớt táo ra, rửa nhiều lần với nước sạch để mất mùi phèn chua.
3
Ngâm và sên mứt táo với đường
Táo đã qua sơ chế với vôi và phèn chua thì cho vào thau to.
Rải đều táo với đường, khoảng 5 phút thì xốc đều một lần để táo ngâm đều đường. Ngâm đến khi nào đường tan hết thì được.
Khi táo đã ngấm đều đường thì cho tất cả vào chảo chống dính sâu lòng.
Mở lửa to để nước đường sôi trong khoảng 7 phút đầu, sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi táo chuyển màu vàng đậm hoặc thấy nước đường còn sền sệt thì tắt bếp.
4
Sấy hoặc phơi khô mứt táo
Nếu nhà bạn có lò nướng hoặc lò vi sóng thì hãy cho mứt táo vừa hoàn thành vào để sấy khô.
Nếu nhà bạn không có các thiết bị trên thì hãy rải mứt táo ra mâm lớn và mang ra phơi nắng đến khi táo vừa khô.
5
Thành phẩm
Sau khi táo đã được làm khô, hãy cất táo vào hũ thủy tinh có nắp kín. Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc để nơi thoáng mát.
Sau những bước làm vô cùng đơn giản thì Tết này cả nhà bạn đã có món mứt táo dẻo ngon, bổ dưỡng rồi.
2. Mứt táo ta không cần nước vôi
Nguyên liệu làm Mứt táo ta không cần nước vôi
Táo xanh 400 gr
Đường 200 gr
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Mứt táo ta không cần nước vôi
1
Sơ chế táo
Rửa sạch táo dưới vòi nước, dùng tay chà xát kỹ lên bề mặt quả để loại bỏ hết chất bẩn.
Tiếp theo, dùng dao khứa dọc xung quanh quả táo khoảng 5 - 6 đường, sau đó dùng nĩa xăm lỗ đều lên mặt quả.
2
Ngâm đường với táo
Cho phần táo đã sơ chế vào thau lớn cùng 200gr đường, trộn đều và ngâm khoảng 12 tiếng cho đường tan.
3
Sên mứt táo
Đầu tiên, bạn cho vào chảo phần nước đường đã ngâm rồi đảo đều trên lửa vừa cho sôi.
Lúc này, cho táo vào chảo và tiếp tục sên trên lửa nhỏ đến khi nước đường sệt kẹo lại, táo ngã sang màu vàng thì tắt bếp, để nguội.
4
Phơi mứt táo
Để bảo quản mứt được lâu, bạn xếp táo ra khay, sau đó đem đi phơi dưới nắng lớn 1 tiếng hoặc sấy với lò nướng ở 80 độ C trong 2 tiếng.
5
Thành phẩm
Mứt táo xanh không cần dùng nước vôi trong nhưng vẫn có được độ dẻo dai, giòn nhẹ. Khi ăn thử, mứt có vị ngọt và mùi thơm, nhâm nhi cùng tách trà nóng thì còn gì tuyệt vời hơn!
Kẹo gừng dẻo - món ngon chữa bệnh Món kẹo gừng vừa dễ làm vừa ngon miệng mà lại có công dụng chống lạnh rất thích hợp cho cả nhà những ngày mưa rét. Nguyên liệu: - 2 củ gừng non dùng làm kẹo hoặc mứt - 1 quả dứa (thơm) loại ngọt - Đường (thích ngọt cho nhiều, trung bình100g đường cho 150g mứt) - Ít lạc rang nhỏ, giã...