Hướng dẫn cách làm dồi chó ngon tại nhà chuẩn nhất bất bại
Dồi chó là món ăn đặc sản của không ít vùng miền và không hề ít những người yêu thích thịt chó nói chung, dồi chó nói riêng.
Đây cũng là một trong 7 món đặc sản từ thịt chó (cầy tơ bẩy món). Từ lâu ca dao có câu “Sống trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không? Đấy thôi là đủ hiểu sự hấp dẫn của món này rồi. Ngày nay, Ăn dồi chó nướng (hoặc rán) cuộn lá mơ chấm mắm tôm, nhâm nhi vài chén rượu cùng bạn bè thì còn gì bằng. Hiện nay, cũng có rất nhiều công thức làm dồi chó được chia sẻ trên mạng nhưng cũng rất nhiều người phàn nàn rằng nó chưa được chuẩn. Cho nên hôm nay, mình mạo muội hướng dẫn các bạn cách làm dồi chó ngon theo công thức nhà hàng.
Dồi là gì?
Chắc hẳn gọi là dồi chó những ít người biết cách gọi này, thường gọi là món nhồi. Theo định nghĩa tại Wikipedia: Dồi cách gọi một món ăn được làm từ lòng lợn, lòng chó hoặc những động vật dạng ống, được nhồi hỗn hợp gồm tiết và những loạirau thơm, kết hợp với gia vịnhư: muối, tiêu, mỳ chính, nước mắm, tỏi và lạc, đậu xanh, thịt mộc nhĩ… Sau khi nhồi đầy chặt thì được hấp cách thủy hoặc nướng.
Các loại dồi hiện nay bạn có thể làm hoặc đã từng thưởng thức có: Dồi lòng lợn, dồi lòng chó, dồi lươn, dồi rắn, dồi cổ vịt, ngan hay ngỗng. Mỗi loại đều có cách làm và hương liệu khác nhau tạo nên nét riêng biệt.
Công thức trong bài viết này được làm theo hướng dẫn của chủ quán chó chặt Thái Hoàn, TP Thái Nguyên. Nhà hàng với hơn chục năm kinh doanh, được mệnh danh là top những quán ăn về thịt chó ngon trên địa bàn thành phố và các vùng giáp ranh.
Nguyên liệu làm dồi chó cần chuẩn bị
Lòng chó: 1 bộ (Để nguyên cả dạ dày)
Tim, gan chó đi kèm
Nguyên liệu làm nhân
Nội tạng: Phổi, lá lách, mỡ chài,…(không lấy tim, gan, mật)
Tiết chó: Khoảng 1/2 lít (nhớ hòa 1.5 thìa cà phê muối trắng).
Lưu ý: Nếu bạn mua tiết sẵn ngoài chợ thì hỏi xem họ đã cho muối vào tiết chưa để tránh việc tiết sẽ mặn nếu bạn cho thêm muối.
Rau thơm: 300gr ngổ, 100gr hành hoa, 100gr mùi tàu, 300gr lá mơ tía, húng chó.
Lưu ý: Sử dụng mơ ta (lá mơ xanh) sẽ ngon hơn, còn lá mơ lông (mơ tía) để ăn sống kèm với dồi chó sẽ ngon hơn.
Mỡ lợn: 300gr thái nhỏ để dễ nhồi vào lòng chó nhé.Đỗ xanh: 1 bơGia vị: Mì chínhCác bước làm dồi chó (hay lòng chó)
Bước 1: Làm nhân lòng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ phần bên trên, các bạn tiến hành làm nhân dồi trước. Sơ chế tỉ mỉ cẩn thận những nguyên liệu này đảm bảo chất lượng của dồi nhất.
- Đỗ xanh các bạn vo, đãi sạch bẩn, sạn rồi bạn cho vào chảo với mỡ sâm sấp, đảo đến khi đỗ ngả vàng đều rồi đỏ nước vào đun đến khi đỗ xanh chín mềm. Việc xào đỗ trước cho vàng sẽ giúp đỗ ngậy, thơm hơn và ngon hơn việc ngâm thủ công.
Lưu ý: Không cần đun quá nhừ đỗ sẽ bị nát khó thành.
- Nội tạng chó các bạn cũng rửa sạch rồi băm nhỏ, nhuyễn
- Rau thơm rửa sạch, nhặt bỏ lá già úa và thái nhỏ mướt
- Cho toàn bộ các nguyên liệu trên vào một chiếc chậu to để chộn nhân lòng, vì các bạn cũng sẽ nhồi lòng luôn trong chậu nên cứ chọn chậu thật to cho dễ dàng thao tác.
Video đang HOT
- Cho tiết cho và thêm khoảng 3 thìa mì chính sau đó trộn đều các nguyên liệu với nhau là xong.
Bước 2: Nhồi lòng chó
- Trực tiếp thao tác bằng tay. Múc nhân từ đầu dạ dày sau đó dùng tay bóp nhẹ từ đầu dạ dày trở xuống để nhân trôi từ từ xuống cuối bộ lòng. Nếu bạn không mua được phần dạ dày thì hãy làm dụng cụ bằng cách cắt phần cổ chai nước ngọt để làm phễu nhồi, sẽ nhanh chóng hơn.
Kinh nghiệm: Trong cách làm dồi chó chuẩn chính ở phần khi nhồi nhân, bạn không nên dùng dây buộc thắt luôn phần đuôi của lòng chó trước mà hãy bóp cho nhân lòng thoát ra khỏi phần đuôi đó rồi mới buộc thắt lại. Vì làm như thế không khí dư còn trong lòng chó sẽ bị thoát ra ngoài hết, giúp bộ lòng được chắc chắn. Đây cũng chính là lý do tại sao khi luộc lòng hay bị bục lòng.
- Cứ tiếp tục nhồi rồi vuốt nhân sao cho bộ lòng được căng, chặt và đến khi hết toàn bộ bộ lòng thì bạn dùng dây buộc chặt phần đầu lại. Bạn có thể sử dụng dây dứa hoặc dây chỉ chắc chắn để buộc lòng nhé.
- Sau khi nhồi xong, các bạn thắt từng đoạn lòng một, cứ 30-30 cm thì buộc. Việc buộc lòng lại sẽ giúp lòng được căng chặt hơn, đồng thời dễ dàng cho vào nồi để luộc lòng.
Bước 3: Luộc lòng
- Cho nồi nước lên bếp với lượng nước ngập lòng. Khi nước sôi, bạn đập dập 1 cụ nghệ tươi vào nồi, khi luộc lên cho màu vàng óng đẹp mắt.
- Khi nước sôi bạn cho lòng cùng tim, gan vào luộc. Sau khi nước sôi lại khoảng 5 phút thì bạn dùng vật nhọn nhỏ vừa phải, châm 1 đến 2 lỗ vào mỗi khúc lòng để xì hết hơi dư bên trong, tránh lòng bị bục.
Kinh nghiệm: Không châm quá nhiều và không dùng châm đầu quá to để xiên, lòng sẽ bị bục. Bạn hãy châm vào phần đầu và cuối của đoạn lòng đó giúp thoát hơi từ từ, lòng căng và đẹp mắt.
- Sau khoảng 15 phút nước sôi tiếp theo các bạn châm thử vào lòng thấy nước chảy ra màu trắng trong thì lòng đã chín. Bạn vớt ra và ngâm trong một chậu nước lạnh để lòng nguội (đồng thời cách này cũng giúp lòng được căng đẹp mắt).
- Còn lại tim và gan chó vẫn để trong nồi và luộc tiếp, sau khoảng 15 đến 20 phút nữa thì vớt tim và gan ra để nguội.
- Lòng chó ngâm nước lạnh khoảng 10 phút thì vớt ra, cắt từng khúc theo từng đoạn mà bạn đã buộc thắt lại ở bước nhồi lòng, sau đó cho ra rổ để ráo nước.
Hãy nhớ: Lúc chia lòng thì cắt vào đúng vị trí buộc thắt của đoạn ruột nhé, sau khi luộc chín, đoạn ruột đó sẽ gắn chặt vào nhau nên không lo bị bục đâu bạn. Các bạn cũng không phải lo vì sao mình lại dùng nước lã để ngâm lòng sẽ không đảm bảo vệ sinh, vì sau công đoạn này mình còn công đoạn rán lòng nữa nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé.
Bước 4: Rán lòng
Cuối cùng các bạn thả tường đoạn lòng vào chảo mỡ và chiên vàng, giòn vỏ lòng là được. Nhớ rán cả miếng gan đã luộc nhé. Sau đó thái lòng chó ra đĩa, thái mỏng gan và bày lên trên đĩa dồi là bạn đã hoàn thành toàn bộ công đoạn trong cách làm dồi chó ngon rồi đấy.
Lưu ý: Lòng chó ăn nóng mới ngon nên bạn ăn đĩa nào thì hãy rán và thái lòng đĩa đấy nhé, tránh rán một loạt để đó chưa ăn lòng sẽ bị mềm, mất ngon.
Yêu cầu món dồi chó
- Miếng dồi màu vàng, không cháy, chắc và thơm
- Khi thái thì vừa bằng đốt ngón tay, nhát dao hướng vào tâm cong của khúc dồi.
Cách làm dồi chó nướng
Thuận theo nhiều bạn thích ăn món dồi chó nướng nên các bạn có thể áp dụng cách sau. Sau khi luộc lòng, vớt lòng để nguột các bạn tiến hành nướng dồi chó luôn.
- Cho từng đoạn lòng chó vào vỉ nướng rồi đặt lên than hoa, khi nướng các bạn có thể phếp thêm chút mỡ để lòng khỏi bị khô. Các bạn nướng đến khi lòng se lại là được.
Lưu ý : Khi nướng than hãy lật liên tục để lòng se thấu vào bên trong nhé (các bạn cũng không lo lòng sống vì lòng đã được luộc chín trước đó rồi).
Đối với những miền quê có cây mần tang tươi, cũng có thể sử dụng làm cây nướng. Các bạn lấy nguyên bộ lòng dài, không phải cắt đoạn rồi quấn quanh cây mần tang đó rồi đem nướng trên than hồng. Đặc điểm của cây mần tang này có hương rất thơm, quyện với lòng chó cho mùi thơm rất lôi cuốn.
- Pha nước chấm dồi chó thì chắc chắn là pha mắm tôm rồi. Làm nước chấm như sau: gia vị chính là mắm tôm được đánh với chanh, mì chính, chút rượu, đường, ớt cho sủi bọt
- Rau thơm ăn kèm: Lá mơ tía, củ xả, húng chó, riềng non thái lát mỏng, chuối xanh để cả vỏ thái miếng mỏng vừa, khế chua thái miếng.
Đủ món tại nhà hàng chó chặt Thái Hoàn
Chúc các bạn thành công!
Đến Vũng Tàu qua món bánh khọt làm tại nhà
Bánh khọt - nghe tên có vẻ kì lạ nhưng thực ra là một món bánh dân dã, bình dị, quen thuộc của các vùng miền Trung. Đặc biệt là bánh khọt ở Vũng Tàu, đây là món đặc sản nức tiếng, làm nhiều thực khách say mê bởi hương vị hấp dẫn, thơm ngon và béo ngậy.
Với hình dạng đặc trưng hình tròn, vỏ bánh không quá dày cũng không quá mỏng, được rán vàng rụm, nhân bên trong nào tôm, nào mực, bánh khọt là món đặc sản không thể không thử mỗi khi tới thành phố biển Vũng Tàu. Ăn kèm với chút gỏi xoài, đu đủ thái sợi, chấm vào bát nước mắm chua chua ngọt ngọt, tất cả tạo nên một tổng thể hoàn hảo đến bất ngờ.
Bánh khọt - món đặc sản không thể không thử khi đến Vũng Tàu.
Hôm nay, hãy cùng vào bếp cùng Wanderlust Tips làm món bánh khọt Vũng Tàu nhé.
1. Nguyên liệu
Bột bánh khọt 200gr
Nước cốt dừa 400 ml
Tôm thẻ 300 gr
Mực 300 gr
Nước cốt chanh 2 muỗng cà phê
Hành lá 50 gr (cắt nhỏ)
Tỏi băm 2 muỗng cà phê
Rau thơm 1 ít
Ớt băm
Nước mắm 2 muỗng canh
Đường 4 muỗng cà phê
Dầu ăn 1 ít
Vì cần sử dụng những nguyên liệu như tôm, mực, rau thơm... các bạn hãy lưu ý khi đi chọn mua nguyên liệu sao cho thật tươi nhé. Có như vậy món bánh khọt mới đạt được độ ngon nhất.
2. Cách làm
Bước 1 : Sơ chế Tôm Mực
Mực mua về, rút lấy phần đầu mực, rút bỏ nhẹ nhàng phần túi mực để tránh làm vỡ túi, xương sống, rửa thật sạch dưới vòi nước nếu làm vỡ túi mực. Cắt bỏ phần mắt mực và khối tròn cứng ở giữ đầu mực hay còn được gọi là răng mực. Sau đó rửa lại với nước sạch rồi cắt khoanh.
Tôm mua về lột vỏ, rút chỉ, bỏ đuôi rồi lấy thịt, sau đó xé nhỏ thịt.
Sơ chế tôm mực để làm bánh khọt.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, phi thơm hành và cho 1/2 phần tôm và mực vào xào sơ. Phần tôm và mực còn lại luộc chín, giã thật nhuyễn. Làm nóng chảo trên bếp, cho tôm và mực đã giã nhuyễn vào, để cháy đều đến khi chúng mịn và khô rang là được.
Bước 2: Các loại rau
Hành lá xắt nhỏ, đảo qua với chút mỡ để dậy mùi thơm. Phần hành lá này sẽ được dùng để cho lên phần tôm và mực cũng như mặt bánh khọt .
Các loại rau củ quả ăn kèm như xoài, đu đủ bào thành sợi nhỏ, rau thơm rửa sạch. Tất cả các loại rau bày lên đĩa riêng.
Các loại rau củ quả ăn kèm bánh khọt để riêng trên đĩa.
Bước 3 : Pha bột bánh khọt
Trộn bột bánh khọt với 400ml nước cốt dừa, 50gr hành lá cắt nhỏ, nêm một chút muối, bột nêm sao cho vừa với khẩu vị, sau đó khuấy đều. Để ngâm bột khoảng 10 phút sau đó cho bột nghệ và hành lá vào, tiếp tục khuấy.
Hỗn hợp bột bánh khọt vàng óng sau khi trộn các nguyên liệu vào.
Bước 4: Đổ bánh và chuẩn bị nước chấm
Đây là bước cuối cùng trong các công đoạn làm món bánh khọt Vũng Tàu.
Bắc khuôn bánh lên bếp, để lửa vừa phải. Chờ khuôn nóng, phết dầu đều lên các khuôn nhỏ. Múc bột đổ vào 2/3 khuôn, đậy nắp khoảng 30 giây cho bánh hơi chín thì cho tôm và mực lên mặt bánh.
Đậy nắp và canh cho bánh vàng giòn (khoảng 1 phút), dùng đũa dài, muỗng nhỏ lấy bánh ra rồi cho chút hành mỡ và tôm cháy lên trên.
Công đoạn này vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận quan sát từ người làm. Nếu để quá lửa, hay quá thời gian, chiếc bánh có thể bị cháy, hoặc nếu đổ bột bánh quá tay ra ngoài khuôn, chúng ta cũng sẽ gặp phải những rắc rối không đáng có với căn bếp của mình.
Công đoạn đổ bánh khọt vào khuôn.
Với nước chấm của món bánh khọt , cũng tương tự như bánh xèo, nêm nếm các gia vị: nước mắm, hạt nêm, dấm, một chút tỏi và ớt, thêm chút sợi xoài và đu đủ vào. Hỗn hợp nước chấm này sẽ được chế biến với lượng các gia vị, nguyên liệu tùy theo khẩu vị mỗi người, mỗi nhà.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành món bánh khọt nức tiếng Vũng Tàu rồi. Lấy một lá cải xanh, một lá xà lách, bên trên là các loại rau như diếp cá, đu đủ thái sợi, húng thơm... gắp một cái bánh khọt cho lên trên, cuốn tròn lại chấm vào nước chấm. Cắn miếng bánh vàng ươm, cảm nhận hương vị bột gạo nguyên chất, thấy cái béo ngậy của dầu mỡ thấm lên vỏ bánh, mùi hành lá, vị đậm đà của tôm mực, vị chua chua của gỏi đu đủ và mùi thơm quyến rũ của nước chấm...
Đây là món ăn cực kì phù hợp cho những ngày cuối tuần họp mặt gia đình. Hãy cùng bắt tay vào làm ngay thôi nào!
Bản đồ ẩm thực: Thổn thức món cháo cá đi vào ca dao đất Quảng Trị Nếu Thanh Hóa có món nem chua, Nghệ An là súp lươn, thì khi đến với vùng đất đầy nắng gió Quảng Trị, món ăn đã đi vào ca dao - cháo cá vạt giường là đặc sản mà du khách không nên bỏ lỡ. Thật vậy, cháo cá vạt giường được ưa chuộng quanh năm, người dân Quảng Trị xem đây là...