Hướng dẫn cách chọn lưới an toàn cho nhà chung cư mà bố mẹ cần phải biết
Lắp lưới an toàn ở những vị trí cần thiết như ban công, cửa sổ… ở nhà chung cư, đặc biệt ở các nhà trên tầng cao là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ nhỏ trong các trường hợp không may xảy ra.
Trong vài năm trở lại đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, các tòa nhà cao tầng mọc lên nhiều đồng nghĩa với việc các gia đình trẻ có thêm cơ hội được sở hữu căn hộ trên cao phù hợp với nguồn tài chính.
Tuy nhiên, đó cũng chính là một trong những lý do khiến các vụ trẻ bị rơi từ trên cao xuống ngày càng nhiều. Thương tâm và đau xót về phía gia đình, người thân nhưng cũng chính là lời cảnh tỉnh các gia đình trẻ hiện đang sống ở căn hộ chung cư.
Các bé thường chưa biết tự bảo vệ mình, bố mẹ cũng không thể giám sát 24/24. Vì thế, rất nhiều các trường hợp trẻ rơi từ cửa sổ không có chấn song, trèo ban công ngã xuống hay trèo cửa sổ rơi xuống đất… Khi căn nhà của bạn có những ô cửa sổ dễ kích thích sự tò mò, hiếu động của bé, hãy tìm hiểu các loại lưới an toàn để đảm bảo không xảy ra các sự việc đáng tiếc.
Chọn lưới an toàn là việc nên làm khi nhà có trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.
1. Lưới inox
Đây là loại lưới khá phổ biến vì vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Đồng thời, lưới cũng có lớp bọc nhựa bên ngoài nên khá bền và vững chắc. Lưới inox 304 không gỉ 2.5mm có giá dao động từ 140.000đ – 160.000đ/m2. Lưới 305 3mm có giá dao động từ 160.000đ – 180.000đ/m2.
Lưới inox đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho nhà chung cư. Ảnh minh họa.
2. Lưới che nắng
Lưới che nắng làm từ chất liệu vải bóng có thành phần Polyester với khả năng chống tia UV lên đến 90%. Lưới có độ thông gió tuyệt vời giúp ban công luôn thoáng sáng và mát mẻ. Bốn cạnh của lưới đều có lỗ và dây thừng để cố định lưới sát thành ban công.
Loại lưới này phù hợp với nhà có trẻ nhỏ đang chập chững biết đi. Trẻ thường bò ra ban công và dễ để chân tay hay đầu lọt qua khe. Giá 265.000đ cho 1 cuộn có kích thước 180×100cm.
Video đang HOT
Lưới che nắng phù hợp với gia đình có trẻ chập chững biết đi. Ảnh minh họa.
3. Lưới Polyester
Ban công là nơi ghi nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ leo ra ngoài và xảy ra tai nạn. Đây cũng là nơi các bậc phụ huynh thường chủ quan không chú ý nhiều. Chính vì vậy, lưới Polyester đặc thù dành cho ban công là thiết bị không thể thiếu khi nhà có trẻ nhỏ.
Bạn có thể yên tâm cho các bé nhỏ thoải mái vui chơi quanh khu vực có lan can ban công. Lắp lưới vẫn đảm bảo việc sử dụng thoải mái mà không ảnh hưởng tới an toàn của trẻ. Việc lắp đặt khá đơn giản và nhanh chóng. Ngoài ban công, bạn cũng có thể lắp ở cửa sổ, hành lang, cầu thang.
Loại lưới này có giá thành khá mềm. Chỉ 271.000 đồng cho kích thước 300×74cm.
Lưới giúp bố mẹ yên tâm hơn khi có bé hiếu động. Ảnh minh họa.
4. Lưới kim loại
Nhiều gia đình thích sự kiên cố và bền vững theo thời gian nên có thể lựa chọn lưới kim loại đục lỗ. Lưới thường được làm từ thép, nhôm với hình dạng lỗ dài, vuông, tròn… tùy thuộc vào nhu cầu bạn lựa chọn. Lưới được cố định ở khu vực lan can ban công. Giá bán: 577.000 đồng cho kích thước 60×120cm.
Lưới kim loại chắc chắn và kiên cố. Ảnh minh họa.
5. Những lưu ý cần nhớ khi chọn lưới an toàn
- Nên lắp lưới an toàn trước khi sử dụng căn phòng định lắp. Hơn nữa, trẻ với bản năng tò mò và hiếu động sẽ thích khám phá căn phòng mới. Vì có thể bạn không thể theo dõi, kiểm soát được trẻ nên rất dễ xảy ra sự cố không mong muốn.
- Đừng nên tiết kiệm tiền lắp đặt vật liệu không đủ độ bền và an toàn theo thời gian. Bạn nên nhờ đơn vị lắp đặt uy tín để tư vấn lựa chọn chất liệu và kiểu lưới phù hợp kiến trúc nhà mình.
Lưới an toàn. Ảnh minh họa.
- Chú ý kích thước lưới: Kích thước lưới mà bạn chọn luôn phải khớp với kích thước và hình dạng ban công. Hiện nay, mỗi loại dây cáp sẽ có kích thước khác nhau để tiện cho bạn lựa chon, có các kích thước sau: 2 mm, 2.5 mm và 3.5 mm. Lưu ý quan trọng, khi chọn lưới, bạn nên xem xét độ dày mỏng của tường, tránh tình trạng lưới quá khổ so với tường, lưới sẽ dễ bị bục khi lắp đặt.
Chọn khẩu trang phù hợp với các tình huống khác nhau, không phải chị em nào cũng biết!
Không phải lúc nào cũng có thể dùng chung một loại khẩu trang, tùy từng trường hợp mà chị em nên chọn cho phù hợp.
Khẩu trang hiện có rất nhiều loại vật liệu và cấu tạo. Tuy nhiên, nhiều lựa chọn có thể khiến chị em gặp khó khăn trong việc xác định cái nào là tốt nhất trong các tình huống hàng ngày. Cùng tham khảo gợi ý chọn khẩu trang cho các trường hợp dưới đây.
Khẩu trang y tế N95 hoặc tương đương: Chỉ dùng cho kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp để khám, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19.
Giá khoảng 60.000 đồng/chiếc
Nhiều chị em mua khẩu trang này để đeo ngày thường là không cần thiết vì nó khá bí và khó chịu.
Khẩu trang y tế: Dành cho cán bộ y tế khi làm việc trong môi trường y tế ở khu vực có khả năng lây nhiễm và tiếp xúc nhiều với người bệnh (khoa khám bệnh, khoa điều trị, khoa hồi sức tích cực,...).
Giá khoảng 50.000 đến 100.000 đồng/1 hộp 50 chiếc
Khẩu trang y tế vẫn thường là sự lựa chọn hàng đầu vì tính an toàn và tiện lợi.
Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn (gọi tắt là khẩu trang 870): Dành cho cán bộ y tế làm việc ở những nơi ít có nguy cơ; người tham gia phòng chống dịch; Người bệnh trong cơ sở điều trị bệnh không lây nhiễm; Người phục vụ ở các khu vực công cộng như lễ tân, bãi xe, cảng biên phòng, cửa khẩu, cảng hàng không,...
Giá khoảng 20.000 đồng/chiếc
Khẩu trang 870 vừa an toàn lại tiết kiệm vì có thể tái sử dụng, tuy nhiên, chị em cần cẩn thận kẻo nhầm với khẩu trang vải thông thường.
Các loại khẩu trang 3, 4 lớp (không đủ điều kiện là trang thiết bị y tế); Khẩu trang vải thông thường khác: Sử dụng cho mọi người khỏe mạnh và ở những khu vực ít có nguy cơ lây nhiễm.
Giá khoảng 15.000 đồng/chiếc
Khẩu trang vải chỉ nên sử dụng ở những khu vực có nguy cơ thấp.
Nếu muốn tái sử dụng khẩu trang chị em cần lưu ý những điều sau:
- Giặt bằng tay.
- Giặt riêng.
- Phơi tự nhiên, sấy hoặc là khô.
- Số lần tái sử dụng: Đọc kỹ hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất được in trên bao bì hoặc nhãn mác của sản phẩm.
Thu nhập 50 triệu/tháng, đôi vợ chồng trẻ ở Hà Nội mạnh tay mua chung cư 2 tỷ, một năm sau phải bán vội nhà lo trả nợ ngân hàng Với mong muốn có được một căn nhà riêng của mình kèm với việc có thu nhập khá cao, cặp vợ chồng trẻ này đã mạnh dạn mua căn hộ tiền tỷ. Những tưởng "ước mơ xa xôi" được thực hiện. Không ngờ chỉ 1 năm sau, họ phải bán nhà gấp lo trả nợ ngân hàng. Chị Hân kể, vợ chồng chị...